Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm GDNN - GDTX Ứng Hòa

docx 22 trang thaodu 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm GDNN - GDTX Ứng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2018_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm GDNN - GDTX Ứng Hòa

  1. TRUNG TÂM GDNN-GDTX ỨNG HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ GDTX MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2018 - 2019 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI I. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI a) Sự ăn mòn kim loại - Khái niệm chung: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường. - Bản chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hóa kim loại thành ion kim loại: M → Mn+ +ne b) Phân loại: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. - Ăn mòn hóa học: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. - Đặc điểm: + Không phát sinh dòng điện. + Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh. - Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa –khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện. + Cơ chế * Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot). Ở đây xảy ra quá trình oxi hóa M → Mn+ + ne * Kim loại hoạt động yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò là cực dương (catot). Ở đây xảy ra quá trình khử: + - 2H + 2e → H2 hoặc O2 + 2H2O + 4e → 4OH * Dòng điện chuyển dời từ cực âm sang dương. + Điều kiện có ăn mòn điện hóa: * Các điện cực phải khác nhau về bản chất. * Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. * Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li. c) Cách chống ăn mòn kim loại: - Nguyên tắc chung: Hạn chế hay triệt tiêu ảnh hưởng của môi trường đối với kim loại. - Phương pháp: * Phương pháp bảo vệ bề mặt: Dùng các chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại * Dùng phương pháp điện hoá Nguyên tắc: Gắn kim loại có tính khử mạnh với kim loại cần được bảo vệ (có tính khử yếu hơn). II. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI - NGUYÊN TẮC: Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M - PHƯƠNG PHÁP: 1
  2. + Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử như CO, H 2, C, NH3, Al, để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao. t 0 VD: Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2 Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình (sau Al) + Phương pháp thủy luyện: Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối. VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại hoạt động yếu (sau H) + Phương pháp điện phân: * Điện phân hợp chất nóng chảy: Dùng dòng điện để khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy (oxit, hidroxit, muối halogen) dpnc Vd 1: 2Al2O3  4Al + 3O2 dpnc Vd 2: 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O Phương pháp này dùng để điều chế kim loại có độ hoạt động mạnh (từ đầu đến Al) * Điện phân dung dịch: Dùng dòng điện để khử ion trong dung dịch muối. dpdd  Vd1: CuCl2  Cu + Cl2 dpdd Vd2: CuSO4 + H2O  Cu + 1/2O2+ H2SO4 Phương pháp này dùng điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al). * Tính lượng chất thu được ở các điện cực: m = A.I.t/(n.F) m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam) A: Khối lượng mol của chất đó n: Số electron trao đổi. Ví dụ: Cu2+ + 2e → Cu, thì n = 2 và A = 64 - + 2OH → O2 (+ 2H + 4e, thì n = 4 và A = 32. t: Thời gian điện phân (giây, s) I: Cường độ dòng điện (ampe, A) F: Số Faraday (F = 96500). CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM I. KIM LOẠI KIỀM (KLK) 1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử: - Kim loại kiềm thuộc nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs. Đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1). - Cấu hình e ngoài cùng tổng quát: ns1 (Có 1e lớp ngoài cùng, số oxihóa +1 trong hợp chất, hóa tị i trong các hợp chất) 2. Tính chất vật lí: - Màu trắng bạc, mềm, mềm nhất là Cs. 3. Tính chất hóa học: Kim loại kiềm có tính khử mạnh (dễ bị oxihóa) (nhường 1e). tính khử tăng dần từ Li đến Cs M → M++ e - Tác dụng với phi kim: 2
  3. 2M + Cl2 → 2MCl VD: 2Na + Cl2 → 2NaCl * Đặc biệt Na + O2 (khô) ( Na2O2 (natri peoxit) - Tác dụng với axit: Với axít HCl, H2SO4 loãng 2M + 2HCl → 2MCl + H2 - Tác dụng với nước: 2M + 2H2O → 2MOH + H2 *Lưu ý: + Để bảo quản các KL kiềm ta phải ngâm chìm trong dầu hỏa. + Tác dụng với dung dịch muối: 2 VD: Na + d CuSO4 (hiện tượng: sủi bọt khí và kết tủa màu xanh.) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2sủi bọt 2NaOH + CuSO4→ Na2SO4 + Cu(OH)2↓xanh 4. Ứng dụng của kim loại kiềm - Hợp kim Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân - Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện 5. Điều chế kim loại kiềm * Nguyên tắc: - Khử ion kim loại kiềm trong hợp chất: M+ + 1e → M * Phương pháp: đpnc muối halogenua hoặc hiđroxit đpnc MCl  2M + Cl2; đpnc 4MOH  4M + O2↑ + 2H2O II. KIM LOẠI KIỀM THỔ (KLKT): 1. Vị trí và cấu tạo: - Thuộc nhóm IIA gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba. - Là nguyên tố s có cấu hình e ngoài cùng tổng quát là ns2. M→ M 2+ + 2e 2. Tính chất vật lí: - tonc và tos tương đối thấp - Kim loại thuộc nhóm IIA có độ cứng cao hơn KLK nhưng mềm hơn nhôm và những kim loại nhẹ. 3. Tính chất hoá học: KLKT có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn KLK. Tính khử tăng dần từ Be → Ba. M → M+2 + 2e - Tác dụng với phi kim: VD: 2Mg + O2 → 2MgO. TQ: 2M + O2 → 2MO VD: Ca + Cl2 → CaCl2. TQ: M + Cl2 → MCl2 - Tác dụng với axit: VD: Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 TQ: M + 2HCl → MCl2 + H2 - Tác dụng với nước: + Be không phản ứng (Be không tan trong nước) 3
  4. + Mg: phản ứng chậm ở nhiệt độ thường. Mg + H2O → MgO + H2 (Mg không tan trong nước) + Ca, Sr, Ba phản ứng ở nhiệt độ thường. (Ca, Sr, Ba tan trong nước) VD: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 4. Ứng dụng và điều chế: - Kim loại Be tạo ra những hợp kim bền, có tính đàn hồi cao. Mg tạo ra hợp kim nhẹ,bền. - Đpnc muối halogenua. đpnc Vd: MgCl2  Mg + Cl2 đpnc TQ: MX2  M + X2 III. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ: 1. Canxi oxit: CaO (còn gọi là vôi sống) - Là chất rắn màu trắng, tan trong nước. - Là oxit bazơ: H2O + CaO → Ca(OH)2 CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O CO2 + CaO → CaCO3 - Điều chế từ đá vôi (CaCO3). CaCO3 → CaO + CO2 2. Canxi hidroxit: (còn gọi là vôi tôi): - Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước - Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh. 2+ - Ca(OH)2 Ca + 2OH - Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất của một dung dịch kiềm. VD: Ca(OH)2 + 2 HNO3 → Ca(NO3)2 + 2 H2O Ca(OH)2 + CuSO4 → CaSO4 + Cu(OH)2↓ 3. Canxicacbonat: (còn gọi là đá vôi): - Là chất rắn màu trắng không tan trong nước. - Là muối của axit yếu nên phản ứng với những axit mạnh hơn. VD: CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2 CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 ( (1) - Phản ứng với CO2 và H2O: CaCO3 +CO2 +H2O Ca(HCO3)2 (2) Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực đá vôi và tạo thạch nhũ trong các hang động. Phản ứng (2) giải thích sự tạo cặn trong ấm đun nước. 4. Canxi sunfat: CaSO4 - Là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước. - Tuỳ theo lượng nước kết tinh mà ta có 3 loại: - CaSO4.2H2O: thạch cao sống - CaSO4. H2O (hoặc CaSO4.0,5H2O): thạch cao nung - CaSO4: thạch cao khan. 5. Nước cứng: - Khái niệm: + Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng. 4
  5. VD: Nước sông, suối, ao, hồ, giếng, + Nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm. VD; Nước mưa, nước cất. - Phân loại nước cứng: - + Nước cứng tạm thời: là nước cứng có chứa anion HCO3 . Ví dụ: Nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. - 2- + Nước cứng vĩnh cữu: là nước cứng có chứa các ion Cl , SO4 hoặc cả 2. Ví dụ: Nước có chứa muối CaCl2, CaSO4, + Nước cứng toàn phần: Là nước cứng chứa cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. - Cách làm mềm nước cứng: * Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca 2+, Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển 2 ion tự do này vào hợp chất không tan hoặc thay thế chúng bằng những cation khác. (có 2 phương pháp: + Phương pháp kết tủa: a) Đối với nước cứng tạm thời: t 0 - Đun sôi trước khi dùng: M(HCO3)2  MCO3 ↓ + CO2↑ + H2O lọc bỏ kết tủa được nước mềm. - Dùng nước vôi trong vừa đủ: Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 CaCO3↓+ 2H2O Mg(HCO3)2 +2Ca(OH)2 2CaCO3↓+ Mg(OH)2↓+ 2H2O 2+ + Hay Mg +Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3↓+ Mg(OH)2↓+ 2Na 2+ b) Đối với nước cứng vĩnh cữu và toàn phần: dùng các dung dịch Na2CO3, Na3PO4 để làm mềmM 2- + CO3 → MCO3 ↓. 2+ 3- 3M + 2PO4 → M3(PO4)2 ↓ + Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion (ionit), chất này hấp thụ Ca 2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+ → nước mềm. IV. NHÔM 1. Vị trí và cấu tạo: Nhôm ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA 2 2 6 2 1 - Cấu hình electron. 13 Al : 1s 2s 2p 3s 3p - Trong hợp chất nhôm có số oxi hoá +3. (ví dụ: Al2O3, AlCl3 ) 1.Tính chất vật lí của nhôm: Màu trắng bạc, mềm, nhẹ 2.Tính chất hoá học: Al là kim loại có tính khử mạnh. (yếu hơn KLK, KLK thổ) a) Tác dụng với phi kim: tác dụng trực tiếp và mãnh liệt với nhiều phi kim. Ví dụ: 4Al + 3O2 → 2Al2O3; 2 Al + 3Cl2 → 2AlCl3 b) Tác dụng với axit: - Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng: Ví dụ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2; 5
  6. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 + 3+ Pt ion: 2Al + 6H → 2Al + 3H2 - Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: + Al không phản ứng với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội. 5 6 + Với các axit HNO3 đặc nóng, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng: Al khử được N và S xuống những mức oxi hoá thấp hơn. t 0 Al + 6HNO3 đ  Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O c) Tác dụng với H2O: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3  + 3H2 (Do có lớp màng oxit không tan bảo vệ nên coi như Nhôm không tan trong nước) d) Tác dụng với oxit kim loại: (phản ứng nhiệt nhôm) Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại kém hoạt động hơn trong oxit (FeO, CuO, ) thành kim loại tự do. t 0 Ví dụ: Fe2O3 + 2Al  Al2O3 + 2Fe e) Tác dụng với dd kiềm: nhôm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2 VD: 2Al +2NaOH +6H2O → 2Na[Al(OH)4] +3H2 (Nhôm tan trong dung dịch kiềm) natri aluminat 3 * Chú ý: Al + HCl hoặc H2SO4 loãng hoặc ddNaOH: Al → H2. 2 3.Sản xuất: * Nguyên liệu: Quặng boxit. * pp: điện phân nóng chảy đpnc Al2O3  2Al + 3/2 O2. V. HỢP CHẤT CỦA NHÔM: 1. Nhôm oxit: Al2O3 - Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước. * Tính chất hoá học: - Al2O3 là oxit lưỡng tính: + Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3, Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O + Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH VD: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O 2. Nhôm hidroxit: Al(OH)3. a) Kém bền với nhiệt: to t 0 2Al(OH)3  Al2O3 + 3 H2O b) Là hidroxit lưỡng tính - Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3, VD: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O - Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh: 6
  7. VD: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O 3. Nhôm sunfat: Al2(SO4)3. - Quan trọng là phèn chua: Công thức hoá học: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O - dd Al2(SO4)3 có pH< 7, môi trường axit. CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC I. Sắt (Fe): 1. Vị trí và cấu tạo Fe. - Fe có số hiệu nguyên tử 26, Chu kì 4, Nhóm VIIIB. - Cấu hình e: [Ar] 3d64s2 hay 1s22s22p63s23p63d64s2 +. - Trong hợp chất, sắt có số oxi hoá là +2, +3. Vd: FeO, Fe2O3 2. Tính chất vật lí. - Là kim loại màu trắng hơi xám, dễ rèn. Sắt có tính nhiễm từ nên được dùng làm lõi của động cơ điện. 3. Tính chất hoá học. - Sắt là một kim loại có tính khử trung bình. +2 +3 - Fe có thể bị oxi hoá thành Fe hoặc Fe tuỳ thuộc vào chất oxi hoá tác dụng với Fe. a. Tác dụng với phi kim. - Tác dụng với O2: Sắt cháy sáng trong không khí: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 - Fe tác dụng với phi kim khác 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 Fe + S FeS b.Tác dụng với axit. 0 +2 * Với axit HCl, H2SO4 loãng: Fe bị oxi hóa lên Fe Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2  * Với HNO3,H2SO4 đặc: - HNO3 và H2SO4 đặc nguội làm cho Fe bị thụ động (không tác dụng tương tự Al và Cr). 0 +3 - HNO3 loãng oxi hoá Fe lên Fe . 0 +3 - HNO3 và H2SO4 đặc nóng đều oxi hoá Fe lên Fe . Ví dụ: Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO+ 2H2O 2Fe + 6H2SO4 đ, nóng Fe2(SO4)3 + 3SO2 (+ 6H2O c. Tác dụng với muối: Ví dụ: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu 4. Trạng thái tự nhiên – phương pháp điều chế và ứng dụng. a. Trạng thái tự nhiên. - Là kim loại phổ biến nhất sau Al. Tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất. - Những quặng quan trọng nhất của Fe là: + Manhetit. Fe3O4 (Oxit sắt từ) 7
  8. + Hematit đỏ Fe2O3 + Hematit nâu Fe2O3.nH2O. + Xiđerit FeCO3. + Khoáng vật pirit FeS2. b. Điều chế. t 0 3H2 + Fe2O3  2Fe + 3H2O t 0 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 3Fe II. Hợp chất sắt (II): gồm muối, hiđroxit, oxit của Fe2+. Vd: FeO, Fe(OH)2, FeCl2 1. Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II): * Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử. : Fe2+ Fe3+ + 1e Ví dụ 1: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe (OH)3 khử oxh Ví dụ 2: 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 * Oxit và hidroxit sắt(II) có tính bazơ: Ví dụ 1: Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O Ví dụ 2: FeO + 2HCl FeCl2 + H2O 2. Điều chế một số hợp chất sắt (II): + Fe(OH)2: Dùng phản ứng trao đổi ion giữa dd muối sắt (II) với dung dịch bazơ. Ví dụ: FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 + 2 NaCl 2+ - Fe + 2 OH Fe(OH)2 + FeO: *Phân huỷ Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí. Fe(OH)2 FeO + H2O *Hoặc khử oxit sắt ở nhiệt độ cao. t0 Fe2O3 + CO  2 FeO + CO2 + Muối sắt (II): Cho Fe hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng. III. Hợp chất sắt (III): 1. Tính chất hoá học của hợp chất sắt (III): - Hợp chất sắt (III) có tính oxi hoá: khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do. Trong pư hoá học: Fe3+ + 1e Fe2+ Fe3+ + 3e Fe * Tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá. Ví dụ 1: t 0 Fe2O3 + 2Al  Al2O3 +2 Fe Oxi hóa khử Ví dụ 2: 8
  9. 2 FeCl3 + Fe → 3FeCl2 Ví dụ 3: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 2. Điều chế một số hợp chất sắt (III): a. Fe(OH)3: Chất rắn, màu nâu đỏ. - Điều chế: phản ứng trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt (III) với dung dịch kiềm. Ví dụ:Fe(NO3)3 + 3NaOH→ Fe(OH)3 + 3NaNO3 3+ - Pt ion: Fe + 3 OH → Fe(OH)3 b. Sắt (III) oxit: Fe2O3. Phân huỷ Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao. t 0 2 Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O. c. Muối sắt (III): Điều chế bằng phản ứng giữa Fe2O3, Fe(OH)3 với dung dịch axit. Ví dụ: Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O. IV. HỢP KIM CỦA SẮT 1. Gang: a. Khái niệm: - Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó % hàm lượng cacbon từ 2% – 5% b. Phân loại: Có 2 loại gang: gang trắng và gang xám. c. Sản xuất gang: - Nguyên liệu : quặng sắt hematit đỏ, than cốc và chất chảy (CaCO3, SiO2) - Nguyên tắc luyện gang : dùng chất khử CO để khử các oxit sắt thành sắt 2. Thép: a. Khái niệm: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng rất ít nguyên tố Si, Mn Hàm lượng cacbon trong thép chiếm 0,01 – 2%. b. Phân loại: Có 2 loại thép: - Thép thường hay thép cacbon chứa ít cacbon, silic, mangan và rất ít S,P. - Thép đặc biệt là thép có chứa thêm các nguyên tố khác như Si, Mn, Ni, W, Vd c. Sản xuất thép: - Nguyên tắc để sản xuất thép là loại bớt tạp chất có trong gang - Nguyên liệu để sản xuất thép là: * Gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu. * Chất chảy là CaO * Chất oxihoá là oxi nguyên chất hoặc không khí giàu oxi. * Nhiên liệu là dầu mazút, khí đốt hoặc dùng năng lượng điện. V. CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM: 1. Crom: a. Vị trí của crôm trong BTH: Crôm là kim loại chuyển tiếp, vị trí: STT: 24, Chu kì: 4, Nhóm: VIB 2 2 6 2 6 5 1 b. Cấu tạo của crôm: 24 Cr 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 9
  10. -Trong hợp chất, crôm có số oxi hoá biến đổi từ +1 đến +6. Số oxi hoá phổ biến là +2,+3,+6. (crôm có e hoá trị nằm ở phân lớp 3d và 4s). c. Tính chất vật lí: - Crôm có màu trắng bạc, rất cứng (độ cứng thua kim cương) - Khó nóng chảy, là kimloại nặng, d = 7,2 g/cm3. d, Tính chất hoá học: * Tác dụng với phi kim: 4Cr + 3 O2 2 Cr2O3 2Cr + 3Cl2 2 CrCl3 Ở nhiệt độ thường trong không khí, kim loại crôm tạo ra màng mỏng crôm (III) oxit có cấu tạo mịn, bền vững bảo vệ. Ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim. *Tác dụng với nước: không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ. ( giống Al) *Tác dụng với axit: + Với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng nóng, màng axit bị phá huỷ Cr khử được H trong dung dịch axit. Vd: Cr + 2HCl CrCl2 + H2 Cr + H2SO4 CrSO4 + H2 + 2+ Cr + 2H Cr + H2 Chú ý: Crôm thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc,nguội. VI. HỢP CHẤT CỦA CROM 1. Hợp chất crôm (III) a. Crôm (III) oxit: Cr2O3 (màu lục thẫm). Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc. Vd: Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O. (1) Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2+ H2O. (2) b. Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám. - Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính: Vd: Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2+ 2H2O. (1) Natri crômit Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O. (2) c. Muối crôm (III): vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. - Trong môi trường axit Cr+3 có tính oxi hóa 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+ - Trong môi trường kiềm Cr+3 có tính khử: khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh Cr +3 bị oxi hóa thành 2- CrO4 3+ - 2- - 2Cr + 3Br2 + 16 OH → 2CrO4 + 6Br + 8H2O - Muối quan trọng là phèn crom-kali: KCr(SO 4)2.12H2O có màu xanh tím, dùng trong thuộc da, chất cầm màu trong nhộm vải. 2. Hợp chất Crôm (VI): a. Crôm (VI) oxit: CrO3 - Là chất rắn màu đỏ thẫm. - CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh. một số hợp chất vô cơ và hữu cơ bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. 10
  11. t0 VD: 2CrO3 + 2 NH3  Cr2O3 +N2+3 H2O - CrO3 là một oxit axit, tác dụng với H2O tạo ra hỗn hợp 2 axit. CrO3 + H2O ( H2CrO4: axit crômic 2 CrO3 + H2O ( H2Cr2O7: axit đicrômic b. Muối cromat và đicromat: - Là những hợp chất bền 2- - Muối cromat: Na2CrO4, là những hợp chất có màu vàng của ion CrO4 . 2- - Muối đicromat: K2Cr2O7 là muối có màu da cam của ion Cr2O7 . 2- 2- - Giữa ion CrO4 và ion Cr2O7 có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng. 2- 2- + Cr2O7 + H2O 2 CrO4 + 2H (da cam) (vàng) * Tính chất hóa học của muối cromat và đicromat: tính oxi hoá mạnh. đặc biệt trong MT axit. Vd: K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ I. PHÂN BIỆT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH Nguyên tắc: Người ta thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng như: một chất kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí khó tan sủi bọt, bay khỏi dung dịch. BẢNG 1: NHẬN BIẾT ION DƯƠNG (CATION) CATION Thuốc thử Hiện tượng Giải thích Na+ Đốt cháy hợp Ngọn lửa màu vàng tươi chất trên ngọn K+ Ngọn lửa màu tím hồng lửa vô sắc Dung dịch + - Có khí mùi khai thoát ra NH4 + OH →NH3  + H2O. + kiềm (OH-) NH4 làm xanh quì tím dd H2SO4 Ba2+ + SO 2- → BaSO  Tạo kết tủa trắng không 4 4 Ba2+ loãng tan trong thuốc thử dư. 3+ - Al + 3 OH → Al(OH)3  trắng 3+ - - Al Dung dịch tạo kết tủa sau đó kết Al(OH)3+ OH →[Al(OH)4] trong suốt - 3+ - kiềm (OH ) tan trong kiềm dư Cr + 3 OH → Cr(OH)3  xanh 3+ - - Cr Cr(OH)3 + OH →[Cr(OH)4] xanh Fe3+ dung dịch tạo kết tủa màu nâu đỏ tạo kết tủa màu nâu đỏ kiềm (OH-) hoặc hoặc 3+ - hoặc Màu đỏ máu Fe + 3SCN → Fe(SCN)3 SCN- 11
  12. 2+ - dung dịch tạo kết tủa trắng xanh, Fe + 2OH Fe(OH)2  trắng kiềm(OH-) kết tủa chuyễn sang 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3  2+ Fe màu nâu đỏ khi tiếp xúc nâu đỏ với không khí ↓xanh, tan trong dd NH 2+ 3 Cu dd NH3 Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 dư BẢNG 2: NHẬN BIẾT ION ÂM (ANION) ANION Thuốc thử Hiện tượng Giải Thích + - 2+ tạo dd màu xanh, có khí 3Cu + 8H +2NO3 → 3Cu + 2NO+ - NO3 KL Cu, không màu (NO) dễ hóa 4H2O H2SO4 loang nâu trong không khí 2NO + O2 → 2NO2 màu nâu đỏ 2- 2+ 2- SO4 dd BaCl2 trong tạo kết tủa trắng không Ba + SO4 → BaSO 4  môi trường axit tan trong axit trắng loãng dư Cl- dd AgCl trong tạo kết tủa trắng không Ag+ + Cl- →AgCl  trắng môi trường tan trong axit HNO3 loãng dư 2- 2- + CO3 Dung dịch axit tạo ra khí làm đục nước CO3 + 2H → CO2 + H2O và nước vôi vôi trong CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3  trắng + trong H2O. OH - Quì tím Hóa xanh BẢNG 3: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ Nguyên tắc: Người ta có thể dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hóa học đặc trưng của nó Khí Thuốc thử Hiện tượng Phản ứng CO2 dung dịch tạo kết tủa C (không màu, Ba(OH)2, trắng O2 + Ca(OH)2 →CaCO3  +H2O không mùi) Ca(OH)2 dư H2O SO2 dd brom; iot nhạt màu SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + (không màu, mùi hoặc cánh hoa brom; iot; H2SO4 hắc, độc) hồng cánh hoa hồng. 2+ + H2S Giấy lọc tẩm dd Có màu đen H2S + Pb → PbS + 2H (mùi trứng thối) muối chì axetat trên giấy lọc NH3 Giấy quì tím quì tím (không màu, mùi ẩm chuyển sang khai) màu xanh 12
  13. CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1. Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường a. Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch có bụi có mùi khó chịu làm giảm tầm nhìn. * Nguyên nhân gây ô nhiễm: Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm không khí + Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên + Nguồn do hoạt động của con người + Nguồn gây ô nhiễm do con người tạo ra từ: VD: Do đốt nhiên liệu, rò rỉ hóa chất; Các chất gây ô nhiễm không khí như CO, CO 2, SO2, H2S, CFC, các chất bụi, * Tác hại của ô nhiễm không khí: - Gây hiệu ứng nhà kính do sự tăng nồng độ CO2, NO2, - Gây mưa axit - Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người. - Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật. b. Ô nhiễm môi trường nước: Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. * Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa bão, tuyết tan, lũ lụt. - Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước. - * Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các ion của kim loại nặng, các anion NO3 3- 2-. , PO4 , SO4 Thuốc bảo vệ thực vật và phân bòn hoá học. * Tác hại của ô nhiễm môi trường nước: Gây tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người. c. Ô nhiễm môi trường đất: Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng và vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. - Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất: Nguồn gốc do tự nhiên và nguồn gốc do con người 2. Hoá học với vấn đề phòng chống môi trường a. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm. - Quan sát có thể nhận biết môi trường nước không khí bị ô nhiễm qua mùi màu sắc - Xác định bằng các thuốc thử pH của môi trường nước, đất. - Xác định ô nhiễm bằng các dụng cụ đo: Dùng máy sắc kí các phương tiện đo lường để xác định thành phần khí thải nước thải từ các nhà máy. b. Vai trò của hoá học trong việc sử lý chất gây ô nhiễm: Hoá học góp phần lớn trong việc sử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường. 13
  14. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu 1: Kim loại nào không tac dụng với nước ở nhiệt độ thường: A. Be B. Na C. K D. Ba Câu 2: Oxit dể bị H2 khử ở nhiệt độ cao là: A. Na2O B. CaO C. K2O D. CuO Câu 3: Kim loại nào sau đây pư với CuSO4 tạo thành Cu: A. Fe B. Ag C. Cu D. Na Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl: A. Al B. Zn C. Fe D. Ag Câu 5: Khi để lâu trong không khí ẩm vật lảm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát tới lớp sắt bên trong sẽ xảy ra quá trình: A. Fe bị ăn mòn hóa học B. Fe bị ăn mòn điện hóa C. Sn bị ăn mòn điện hóa D. Sn bị ăn mòn hóa học Câu 6: Ở nhiệt độ cao CO có thể khử được: A. K2O B. MgO C. CaO D. Fe2O3 Câu 7: Để hòa tan sắt ta không thể dùng dd: A. FeCl3 B. H2SO4 (đ,n) C. HNO3 (đ,n) D. HNO3 (đ,ng) Câu 8: Cho pư Cu + 2FeCl3 FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ ion: A. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+ C. Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Cu2+ D. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+ Câu 9: Fe tác dụng với dd H2SO4 (l) sản phẩm thu được là: A. FeSO4 và H2 B. FeSO4 và SO2 C. Fe2(SO4)3 và H2 D. Fe2(SO4)3 và SO2 Câu 10: Kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 (l): A. Cu B. Fe C. Al D. Mg Câu 11: Các kim loại nào sau đây không phản ứng với HNO3 và H2SO4 (đ/nguội): A. Al, Cu, Mg B. Al, Cu, Fe C. Al, Cr, Mg D. Al, Cr, Fe Câu 12: Kim loại M tác dụng được với HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội, M là: A. Al B. Ag C. Zn D. Fe Câu 13: Cặp chất nào không xảy ra pư: A. Fe + Cu(NO3)2 B. Cu + AgNO3 C. Zn + Fe(NO3)2 D. Ag + Cu(NO3)2 Câu 14: Cho pư sau: aAl + bHNO3 cAl(NO 3)3 + d NO + e H2O: hệ số a,b,c,d,e, là số nguyên tối giản. Tổng (a+b) là; 14
  15. A. 7 B. 5 C. 4 D. 10 Câu 15: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng: A. Na + H2O Na2O + H2 B. MgCl2 + NaOH NaCl + Mg(OH)2 C. 2NaCl + Ca(NO3)2 CaCl2 + 2NaNO2 t0 D. 2NaHCO3  Na2O + 2CO2 + H2O Câu 16: Chất nào sau đây tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa là: A. KNO3 B. FeCl3 C. BaCl2 D. K2SO4 Câu 17: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất: A. Au B. Ag C. Cu D. Al Câu 18: Cho 1,4g một kim loại hóa trị II vào dd HCl thu được 0,56 lit H 2(đktc). Kim loại đó là: A. Mg B. Zn C. Fe D. Ni Câu 19 : Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần dùng 2,24 lít CO (dktc). Khối lượng Fe thu được là : A. 14,5g B. 15,5g C. 16g D. 16,5g Câu 20 : Cho 2,16g kim loại R tác dụng với khí clo dư thu được 8,55g muối. Kim loại R là: A. Mg B. Al C. Ca D. Fe Câu 21: Ngâm một thanh Fe nặng 21,6g vào dung dịch Cu(NO 3)2 . Pư xong thu được 23,2g hỗn hợp rắn. khối lượng Cu bám vào thanh Fe là: A. 12,8g B. 6,4g C. 3,2g D. 1,6g Câu 22: Nhúng một thanh Zn nặng m (g)vào dd CuSO 4 sau một thời gian lấy thanhZn ra rửa và sấy nhẹ, cân lại thanh Zn thấy khối lượng giảm 0,28g, còn lại 7,8g Zn. Giá trị m là: A. 28g B. 26g C. 19g D. 20g Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 9,14g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Fe vào dd HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc) và 2,54g chất rắn B và dd C , cô cạn dd C thu được m (g) muối. Giá trị m là: A. 31,45g B. 40,59g C. 18,92g D. 28,19g Câu 24: Cho 14,5 g hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dd H2SO4 loãng thu được 6,72 lít H2 (dktc) . Cô cạn dd sau pư thu được m (g) muối. Giá trị m là: A. 34,3g B. 43,3g C. 33,4g D. 33,8g Câu 25: Cho Na dư vào dung dịch AlCl3 quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra: A. Có bọt khí thoát ra B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện sau đó tan ra D. Cả A, C đều đúng Câu 26: Cho Fe tác dụng với dd AgNO3 dư sau phản ứng ta thu được: A. Fe(NO3)3, Ag B. Fe(NO3)2 , Ag 15
  16. C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Ag D. Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , Fe X Y Z Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa sau Fe  Fe 2(SO4)3  FeCl3  Fe(OH)3. X,y,Z lần lượt là: A. H2SO4(đ), BaCl2, dd NH3 B. H2SO4(đ), MgCl2, dd NaOH C. H2SO4(l), BaCl2, dd NaOH D. CuSO4, BaCl2, dd NaOH Câu 28: Hợp kim chứa từ 0,01 – 2% khối lượng C và một lượng ít Si, Mn, Cr, Ni là: A. Thép B. Gang trắng C. Inox D. Gang xám Câu 29: Nguyên liệu dùng sản xuất gang là: A. Quặng sắt, chất chảy, không khí B. Quặng sắt, oxi nguyên chất, than đá C. Quặng sắt, chất chảy, than cốc D. Quặng sắt, không khí, than đá Câu 30: Dung dịch CuSO4 sẽ tác dụng với cac kim loại nào sau đây: A. Zn, Al, Fe B. Au, Cu, Ag C. Pb, Fe, Ag D. Fe, Cu, Hg Câu 31: Cho phản ứng sau: Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O . chất bị oxi hóa là: 2+ - + A. Cu B. C. Cu C. NO3 D. H Câu 32: Trong các chất sau chất nào có tính khử, chất nào vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa: A. FeSO4 B. Fe, Fe2(SO4)3 C. FeSO4, Fe2(SO4)3 D. FeSO4, Fe Câu 33: Kim loại nào sau đây đều phản ứng với CuCl2 A. Fe, Na, Mg B. Na, Mg, Ag C. Ba, Mg, Hg D. Na, Ba, Ag Câu 34: Số oxi hóa đặc trưng của crom là: A. +2,+3,+6 B. +2,+4,+6 C. +3,+4,+6 D. +1,+2,+4,+6 Câu 35: Để chuyển Fe3+ thành Fe2+ ta cho thêm vào dd muối Fe+3 chất nào sau đây: A. Fe B. Cl2 C. HNO3 D. H2SO4 Câu 36. Cấu hình electron của ion Fe3+ là: A. [Ar] 3d5 B. [Ar] 3d6 C. [Ar] 3d4 D. [Ar] 3d3 Câu 37: Ứng dụng nào sau đây không phải của CaCO3 A. Làm bột nhẹ để pha sơn. B. Làm chất độn trong công nghiệp C. Làm vôi quét tường D. Sản xuất xi măng Câu 38: Phương pháp nào sau đây dùng đề điều chế Al(OH)3 tốt nhất 3+ A. Cho dd Al tác dụng với dd NH3 B. Cho dd Al3+ tác dụng với dd NaOH - + C. Cho dd AlO2 tác dụng với dd H D. Cho Al tác dụng với H2O. Câu 39: Để bảo vê kim loại kiềm ta dung phương pháp nào sau đây: A. Ngâm trong trong H2O B. Ngâm trong dầu hỏa C. Để trong không khí D. Tất cả đểu dúng Câu 40: Cho Cl2 và HCl tác dụng với kim loại nào sau đây tạo ra cùng một muối? 16
  17. A. Zn B. Cu C. Fe. D. Ag Câu 41: Cation M+ có cấu hình electro ngoài cùng là 2s2 2p6 . M+ là: A. Na+ B. Cu+ C. K+ D. Ag+ Câu 42: Cho các kim loại sau: Al, Cu, Zn, Ni, Ag . Số kim loại tác dụng với dung dịch muối Fe(NO3)3 là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 43: Trong quá trình điện phân nóng chảy NaCl quá trình xảy ra ở anot (cực dương ) là: A. Cl- bị oxi hóa B. Na+ bị khử C. Na+ bị oxi hóa D. Cl- bị khử Câu 44: Cho các chất sau chất nào không có tính lưỡng tính: A. ZnSO4 B. NaHCO3 C. Al2O3 D. Al(OH)3 Câu 45: Cho các kim loại sau: Mg, Al, Zn, Cu. Kim loại đứng sau H2 là: A. Al và Cu, B. Zn và Cu C. Mg và Al D. Cu Câu 46: Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn (bị oxi hóa) là do : A. Al không tác dụng với oxi B. Trên bề Al có một lớp Al2O3 bền bảo vệ C. Al có tính khử mạnh hơn Fe D. Al có tính khử yếu hơn Fe Câu 47: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau: A. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính B. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính C. Al là một kim loại lưỡng tính D. Al2O3 là một oxit trung tính Câu 48: Trong các phương pháp làm mềm nước cứng, phương pháp nào sau đây chỉ khử được độ cứng tạm thời? A. Phương pháp hóa học B. Phương pháp troa đổi ion C. Đun sôi D. Tất cả đều đúng Câu 49: chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cữu? A. NaCl B. Ca(OH)2 C. H2SO4 D. Na2CO3 Câu 50: Cho từ từ Na vào dung dịch CuCl2 ta thấy hiện tượng là: A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa màu xanh C. Có khí thoát ra và có kết tủa xanh D. Không có hiện tượng Câu 51: Kim loại nào sau đây không tác dụng với (NH4)2SO4. A. Mg B. Ca C. Ba D. Na Câu 52: Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm ta thu được 0,896 lít khí đktc , ở anot và thu được 3,12 g kim loại ở catot. Kim loại đó là: A. K B. Na C. Rb D. Cs Câu 53: Cho 2 g kim loại nhóm IIA tác dụng với dd HCl ta thu được 5,55 g muối clorua. Kim loại đó là: A. Be B. Ca C. Mg D. Ba Câu 54: Cho 13,7 g Ba vào 200 ml dd FeSO4 1M sau khi phản ứng hoàn toàn ta thu được m (g )kết tủa. Giá trị m là: 17
  18. A. 285,9g B. 14,4g C. 32,3g D. 23,3 Câu 55: 4,48 lít CO2 đktc vào 150ml dd Ca(OH)2 1M, cô cạn hỗn hợp các chất sau phản ứng ta thu chất rắn có khối lượng là: A. 18,1g B. 15g C. 8,4g D. 10g Câu 56: Nung 49,2g hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và NaHCO3 ta thu được 5,4g H2O. Khối lượng chất rắn thu được là: A. 43,8g B. 30,6g C. 21,8g D. 17,4g Câu 57: Cho hỗn hợp gồm 2 kim loại K và Al tác dụng với nước ta thu được 4,48 lit khí đktc và 5,4 g chất rắn. Khối lượng 2 kim loại đó là: A. 3,9g và 2,7g B. 3,9g và 8,1g C. 7,8g và 5,4g D. 15,6g và 5,4g Câu 58: Cho 16,2g kim loại M tác dụng với 0,15 mol oxi, chất rắn thu được cho tác dụng với HCl tạo ra 0,6 mol H2 Kim loại M là: A. Fe B. Al C. Ca D. Mg Câu 59: Nồng độ % của dd tạo thành khi hòa tan 39 g Na vào 362g H2O là: A. 15,47% B. 12,97% C. 14% D. 14,04% Câu 60: Ở đk thường Fe(OH)3 pư được với: A. H2 B. H2O C. HNO3 D. NaNO3 Câu 61: Chất nào có tính oxi hóa nhưng không có tính khử: A. Fe B. Fe2O3 C. FeCl2 D. FeO t0 Câu 62: Cho phương trình pư sau: Fe2O3 + CO  X + CO2 :X là: A. Fe B. Fe3O4 C. FeO D. Fe3C Câu 63: Tính chất hóa học đặc trưng của Crôm là: A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính Bazơ Câu 64: Hai chất nào sau đây có tính lưỡng tính: A. Al, Al2(SO4)3 B. Cr, Cr2O3 C. Cr(OH)3, Al2O3 D. Al(OH)3, Al2(SO4)3 Câu 65: Chát nào sau tan trong dd NH3 A. Al(OH)3 B. Cu(OH)2 C. Mg(OH)2 D. Fe(OH)3 Câu 66: Nguyên liệu dùng để sản xuất gang là: A. Quặng Hematit B. Quặng boxit C. Sắt hoặc gang phế liệu D. quặng pirit sắt Câu 67: Thành phần chính của quặng Hematit là: A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeCO3 D.FeO Câu 68: Để phân biệt các chất sau rắn: Mg, Al, Al2O3 ta dùng thuốc thử nào sau đây: A. Dd NaOH B. HCl C. H2O D. Dd NH3 Câu 69: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Zn, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, 18
  19. + 2+ 2+ 3+ Câu 70: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH 4 , Mg , Fe , Fe , Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch? A. 2 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 1 dung dịch. D. 5 dung dịch. Câu 71: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch A. K2SO4. B. KNO3. C. NaNO3. D. NaOH. Câu 72: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử thì nhận biết được tối đa A. 2 chất. B. 3 chất.C. 1 chất. D. 4 chất. - Câu 73: Để nhận biết ion NO3 người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì: A. tạo ra khí có màu nâu.B. tạo ra dung dịch có màu vàng. C. tạo ra kết tủa có màu vàng.D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Câu 74: Có 4 dung dịch là: NaOH, H 2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây? A. Dung dịch HNO3 B. Dung dịch KOH. C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch NaCl. Câu 75: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là A. CO2. B. CO. C. HCl. D. SO2. Câu 76: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen? A. CO2. B. O2. C. H2S. D. SO2. Câu 77: Hỗn hợp khí nào sau đay tồn tại ở bất kỳ điều kiện nào? A. H2 và Cl2. B. N2 và O2. C. HCl và CO2. D. H2 và O2. Câu 78: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không có nhãn: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng: A. Quỳ tímB. NaOH C. Ba(OH) 2 D. BaCl2 Câu 79: Để phân biệt các dung dịch trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl 2, CuCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng pp hóa học có thể dùng: A.dd NaOHB. dd NH 3 C. dd Na2CO3 D. Quỳ tím Câu 80: Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng: A. dd HCl B. dd bromC. dd Ca(OH) 2 D. dd H2SO4 Câu 81: không thể nhận biết các khí CO2, O2, SO2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng: A. nước Brom và tàn đóm cháy dởB. nước brom và dd Ba(OH) 2 C. nước vôi trong và nước brom D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong Câu 82: Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là: A. Củi, gỗ, than cốc. B. Than đá, xăng, dầu. C. Xăng, dầu. D. Khí thiên nhiên. Câu 83: Nhiên liệu được coi là sạch, đang được nghiên cứu sử dụng thay một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường là: A. Khí hiđro. B. Than đá. C. Xăng, dầu. D. Khí butan (gas). Câu 84: Người ta sản xuất khí metan dùng làm nhiên liệu chủ yếu bằng phương pháp: 19
  20. A. Thu khí metan từ khí bùn ao. B. Lên men ngũ cốc. C. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz. D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò. Câu 85: Dãy các loại thuốc gây nghiện cho con người là: A. Penixilin, amoxilin. B. Vitamin C, glucozơ. C. Seduxen, moocphin. D. Thuốc cảm pamin, paradol. Câu 86: Để bảo quản thịt cá được coi là an toàn khi ta bảo quản chúng trong A. fomon, nước đá. B. Phân đạm, nước đá. C. Nước đá, nước đá khô. D. fomon, nước đá khô. Câu 87: Hiện tượng Trái Đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do khí A. Cacbonic. B. Clo. C. Hiđroclorua. D. Cacbon oxit. Câu 88: Chất gây nghiện và gây ung thư cho con người, có nhiều trong cây thuốc lá là A. Penixilin. B. Aspirin. C. Moocphin. D. Nicotin. Câu 89: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. CO và CO2. D. SO2 và NO2. Câu 90: Chất có thể diệt khuẩn và bảo vệ Trái Đất là A. Oxi. B. Ozon. C. Cacbonic (CO2). D. Lưu huỳnh đioxit (SO2). Câu 91: Biện pháp có thể hạn chế ô nhiễm không khí là A. Trồng cây xanh. B. Đốt xăng dầu. C. Đeo khẩu trang khi phun thuốc trừ sâu. D. Đốt than đá. MỘT SỐ CÂU TRONG ĐỀ THI THTHPT MỨC ĐỘ BIẾT – HIỂU – VẬN DỤNG THẤP I. ĐỀ MINH HỌA 2019 Câu 1: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Zn. B. Hg. C. Ag. D. Cu. Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. Câu 3: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2. Câu 4: Oxit nào sau đây là oxit axit? A. Fe2O3. B. CrO3. C. FeO. D. Cr2O3. Câu 5: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm? A. Na. B. Al. C. Ca. D. Fe. Câu 6: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là A. CaSO3. B. CaCl2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2. Câu 7: Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4. 20
  21. Câu 8: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 175. B. 350. C. 375. D. 150. Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 10: Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Cho các phát biểu sau: (a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng. (b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra. (c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần. (d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương. (e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. II. ĐỀ MINH HỌA 2018 Câu 12. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất? A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 13. Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cửu? A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. HCl. Câu 14. Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là A. CO. B. O3. C. N2. D. H2. Câu 15. Công thức của sắt(II) hiđroxit là A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 16. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH? A. Al(OH)3. B. AlCl3. C. BaCO3. D. CaCO3. Câu 17. Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây? A. NaCrO2. B. Cr2O3. C. K2Cr2O7. D. CrSO4. Câu 18. Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là A. 7,2. B. 3,2. C. 6,4. D. 5,6. Câu 19. Cho 375 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,6. B. 7,8. C. 3,9. D. 19,5. Câu 20. Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot. 21
  22. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. III. ĐỀ THI TNTHPT 2018 (ĐỀ 201) Câu 21: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Na. B. Li. C. Hg. D. K. Câu 22: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành A. màu đỏ. B. màu vàng. C. màu xanh. D. màu hồng. Câu 23: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3? A. HCl. B. KCl. C. KNO3. D. NaCl. Câu 24: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH? A. Al. B. Ag. C. Fe. D. Cu. Câu 25: Chất nào sau đây là muối axit? A. CuSO4. B. Na2 CO3. C. NaH2 PO4. D. NaNO3. Câu 26: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch A. HCl. B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaNO3. Câu 27: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. CrCl3. B. NaOH. C. KOH. D. Cr(OH)3. Câu 28: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 5,0. B. 10,0. C. 7,2. D. 15,0. Câu 29: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là A. 2,7 gam. B. 5,1 gam. C. 5,4 gam. D. 10,2 gam. Câu 30: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaCl và Al(NO3)3 . B. NaOH và MgSO4 . C. K2CO3 và HNO3 . D. NH4Cl và KOH. 22