Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THCS Hải Châu

doc 4 trang thaodu 3830
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THCS Hải Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THCS Hải Châu

  1. Trường THCS Hải Phương ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Câu 1: Tại sao khi cánh quạt điện thổi gió mạnh ,sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt , đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí? TL: Vì khi cánh quạt điện thổi gió mạnh, cánh quạt cọ xát với không khí thì bị nhiễm điện. Do đó cánh quạt hút bụi không khí ở xung quanh nên có nhiều bụi bám vào cánh quạt , đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí? Câu 2: Câu 6: Đổi đơn vị sau a/ 1,8A = mA b/ 1260mA = A c/ 2,3kV = mV d/ 1200mV = V Câu 3: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì? Nêu các dụng cụ điện sử dụng là pin. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nguồn điện có 2 cực: cực dương (+) và cực âm (-). Nguồn điện: cung cấp dòng điện cho thiết bị điện hoạt động. - Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây dẫn điện. - Máy tính bỏ túi, đồng hồ, radio Câu 4: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu ứng dụng của chất dẫn điện và chất cách điện trong thực tế. Dòng điện trong kim loại là gì? - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: đồng, nhôm, vàng - Ứng dụng: Đồng được dùng làm lõi dây dẫn điện. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: nhựa, cao su xốp - Ứng dụng: Nhựa được dùng làm vỏ bọc dây dẫn điện. - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. Câu 5: Vẽ các ký hiệu của một số bộ phận mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín? Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, dây dẫn, công tắc , bóng đèn. - Kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện: - + + Nguồn điện: + Bóng đèn: + Dây dẫn: + Hai nguồn điện mắc nối tiếp: + + Khóa K đóng: + Khóa K mở : - Quy ước : Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
  2. - Vẽ sơ đồ: Câu 6: Dòng điện có những tác dụng nào? Kể tên các thiết bị, ứng dụng của từng tác dụng. - Các tác dụng của dòng điện: + Tác dụng nhiệt. + Tác dụng phát sáng. + Tác dụng từ. + Tác dụng hoá học. + Tác dụng sinh lí. - Kể tên các thiết bị, dụng cụ ứng với từng tác dụng: + Tác dụng nhiệt: Bóng đèn sợi đốt, bàn là + Tác dụng phát sáng: Bóng đèn bút thử điện, đèn điôt phát quang + Tác dụng từ: Nam châm điện, chuông điện, quạt điện + Tác dụng hoá học: Dụng cụ xi mạ (Mạ vàng, mạ thiếc, mạ kim loại ). + Tác dụng sinh lí: Dụng cụ châm cứu; chữa 1 số bệnh ( thần kinh, cột sống, tim mạch ). Câu 7: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo? - Giá trị cường độ dòng điện là số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện. - Cường độ dòng điện kí hiệu là I - Đơn vị cường độ dòng điện là ampe. Kí hiệu: A. + Ngoài ra, người ta còn sử dụng đơn vị đo cường độ dòng điện là miliampe(mA). Và : 1A= 1000mA 1mA = 1/1000A= 0,001A + Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là am pe kế. Câu 8: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Cách mắc dụng cụ vôn kế vào mạch điện? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là gì? Quy tắc? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là gì? - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Hiệu điện thế kí hiệu là U. Đơn vị là Vôn (V). Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế là vôn kế. - Ngoài ra , người ta còn sử dụng đơn vị kilôvôn (kV) và đơn vị milivôn (mV). 1V = 1000mV; 1kV= 1000V; 1mV= 0,001V 1kV = 1000V = 1.000.000mV - Mắc vôn kế song song với vật dẫn cần đo. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. *Quy tắc: - Chọn vôn kế có GHĐ phù hợp với vật dẫn cần đo. - Mắc vôn kế song song với vật dẫn cần đo. Điều chỉnh kim vôn kế ở vạch số 0. - Mắc vôn kế vào mạch điện sao cho chốt dương (+) của vôn kế nối với cực dương (+) , chốt âm (-) của vôn kế với chốt âm (-) của nguồn điện. - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. Câu 9: a, Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp. - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. Biểu thức: I = I1 = I 2 (A)
  3. Với I : CĐDĐ mạch chính(A) I1: CĐDĐ đèn 1(A) I2: CĐDĐ đèn 2(A) - Hiệu điện thế của cả đoạn mạch trong đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế thành phần. U = U 1+U 2 (V) b, Cho mạch điện gồm nguồn điện và 2 bóng đèn mắc nối tiếp, I1 = 0,5 A, U1 = 6V, U = 9V. Tính I, I2 và U2 ? * Vẽ sơ đồ mạch điện. * Tính I, I2 và U2 ? Bài làm: Tóm tắt Đ1 nt Đ2 I1 = 0,5A U1 = 6V U = 9V + Vẽ sơ đồ mạch điện. + I = ?, I2 = ?, U2 = ? Bài làm + Sơ đồ mạch điện. + Vì Đ1 nt Đ2 nên I = I1 = I 2 Mà I1 = 0,5A Nên I = I1 = I 2 = 0,5A Vậy I = I 2 = 0,5A + Vì Đ1 nt Đ2 nên U = U 1+U 2 Mà U1 = 6V, U = 9V Nên 9 = 6 + U2 U2 = 9 – 6 U2 = 3V Vậy U2 = 3V Câu 10: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song. - Cường độ dòng điện qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua mạch rẽ. I= I 1 + I 2 ( A) Với I : CĐDĐ mạch chính (A) I 1: CĐDĐ đèn 1 (A) I 2: CĐDĐ đèn 2 (A) -Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song luôn luôn bằng nhau tại mọi điểm. U= U 1 = U 2 ( V) Với U: hiệu điện thế cả đoạn mạch (V) U1: hiệu điện thế của đèn 1 (V) U2: hiệu điện thế của đèn 2 (V)