Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý Khối 6

doc 16 trang thaodu 8552
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_1_mon_vat_ly_khoi_6.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý Khối 6

  1. Ôn tập Vật Lí 6 ÔN TẬP MÔN: VẬT LÍ 6 - HỌC KÌ I I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÍ THUYẾT 1. Đo độ dài * Dụng cụ đo độ dài là thước. Kí hiệu độ dài là l - Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. * Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m. - Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm). 1km = 1000m; 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm. * Cách đo độ dài: + Ước lượng độ dài cần đo + Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. + Đặt mắt nhìn hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật 2. Đo thể tích - Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm, có ghi sẵn dung tích. Kí hiệu thể tích: V - Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình. - Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3 1ml = 1cm3 = 1cc. * Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước? Thể tích của vật rắn không thấm nước có thể đo được bằng 2 cách: + Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. + Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. 3. Đo khối lượng. - Khối lượng của một vật: lượng chất chứa trong vật. Kí hiệu: m - Đo khối lượng bằng cân. - Đơn vị đo khối lượng là kilôgam: kg. Các đơn vị khối lượng khác thường dùng là gam (g), tấn(t), tạ, yến, hg. - Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế , cân tạ. 4. Lực tác dụng: - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F - Đo lực bằng lực kế. - Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N. * ví dụ về tác dụng đẩy, tác dụng kéo của lực 1
  2. Ôn tập Vật Lí 6 - Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm. - Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu. 5. Hai lực cân bằng - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật mà vẫn đứng yên. * ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. - Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau. 6. Nêu kết quả tác dụng của lực - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. * Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). - Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng. - Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại. - Xe đạp xuống dốc, xe chạy nhanh hơn. 7. Trọng lực - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực : P. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất : trọng lượng của vật đó. Trọng lượng kí hiệu là P. - Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N. - Trọng lượng quả cân 100g là 1N. 8. Lực đàn hồi - Lò xo là một vật đàn hồi: Sau khi nén hoặc kéo dãn vừa phải rồi buông ra thì chiều dài của lò xo trở lại như cũ. - Cách nhận biết: Tác dụng lực làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực nếu vật tự trở về hình dạng cũ: vật có tính đàn hồi. - Khi vật đàn hồi bị nén hoặc kéo dãn, thì nó tác dụng lực lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. . Lực này gọi là lực đàn hồi * Đặc điểm của lực đàn hồi + Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn 9. Lực kế, trọng lượng và khối lượng - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực - Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật là lượng chất chứa trong vật đó. Đơn vị kg - Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng P = 10 m 2
  3. Ôn tập Vật Lí 6 Trong đó: m: khối lượng(kg) P: trọng lượng(N) 10. Khối lượng riêng: - Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (m3) chất đó. - Đơn vị của khối lượng riêng là: kilôgam/mét khối ( kí hiệu: kg/ m3) m D Công thức: V Trong đó: m là khối lượng (kg) D là khối lượng riêng (kg/m3) V là thể tích của vật (m3) * Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của m D một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức: V để tính toán. 11. Trọng lượng riêng : - Trọng lượng riêng của 1 chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích ( m3) chất đó . - Đơn vị của trọng lượng riêng là: Niutơn / mét khối ( kí hiệu: N/m3) P d Công thức: V Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3) P là trọng lượng (N) V là thể tích của vật (m3) * Công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng - công thức: d.= 10 D Trong đó: d là TLR ( N/m3) Dlà KLR ( kg/m3) 12. Các máy cơ đơn giản - Có 3 loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc núi , dốc cầu, cầu thang - Đòn bẩy: Búa nhổ đinh, kéo cắt giấy, . - Ròng rọc: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng, . - Công dụng: giúp con người thực hiện các công việc dễ dàng hơn. a/ Mặt phẳng nghiêng: Mặt phẳng càng nghiêng ít, lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. b/ Đòn bẩy: Mỗi đòn bẩy đều có: + Điểm tựa O + Điểm tác dụng của lực cần nâng F1 là O1 + Điểm tác dụng của lực nâng F2 là O2 + Khi OO2 > OO1 thì F2 OO1 thì F2 < F1 + Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi phương của lực kéo. + Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (< trọng lượng của vật) 3
  4. Ôn tập Vật Lí 6 + Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi phương của lực kéo. II. CÂU HỎI – BÀI TẬP A. Trắc Nghiệm Câu 1. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 2. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 3. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là A. m B. cm C. dm2 D. mm Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 5. Đơn vị đo lực là A. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. niu tơn. Câu 6. Trọng lượng của một vật là A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật. Câu 7. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 8. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng? A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo. Câu 9. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên bi là: A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay. B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi. C. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay. D. Lực đẩy của tay. Câu 10. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. 4
  5. Ôn tập Vật Lí 6 B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 11. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ 400 nhất của bình lần lượt là A. 400 ml và 20 ml ml B. 200 ml và 20 ml 200 C. 400 ml và 10 ml ml 0 ml D. 400 ml và 0 ml Câu 12. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là A. 7,8 cm B. 8 cm C. 7,7 cm D. 7,9 cm Câu 13. Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là 40 ml A. 22 ml B. 23 ml C. 24 ml D. 25 ml 30 ml 20 ml Câu 14. Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của 10 ml một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân 0 ml là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là A. 100g B. 115g C. 15g D. 85g Câu 15. Giới hạn đo của bình chia độ là A. giá trị lớn nhất ghi trên bình. B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình. C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. Câu 16. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật đang rơi. B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay. C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. Câu 17. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy? A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao. B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm. C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt. D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động. Câu 18. Treo một quả nặng vào một lò xo được gắn trên một giá đỡ. Tác dụng của quả nặng lên lò xo đã gây ra đối với lò xo 100 cm3 là 50 cm3 A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. lò xo bị biến dạng. D. lò xo chuyển động. 0 cm3 Hình 1 Câu 19. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là A. 100 cm3 và 5 cm3 B. 50 cm3 và 5 cm3 C. 100 cm3 và 10 cm3 D. 100 cm3 và 2 cm3 5
  6. Ôn tập Vật Lí 6 Câu 20. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3 Câu 21. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là A. ca đong và bình chia độ. B. bình tràn và bình chứa. C. bình tràn và ca đong. D. bình chứa và bình chia độ. Câu 22. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg Câu23. Lực có đơn vị đo là: A. kilôgam B. mét vuông C. niutơn D. lực kế Câu 24. Lực đàn hồi xuất hiện khi A. lò xo nằm yên trên bàn B. lò xo bị kéo giãn C. lò xo được treo thẳng đứng D. dùng dao chặt một cây gỗ Câu 25. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản? A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện. C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái. Câu 26. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây? A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng. Câu 27. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến dạng quả bóng. C. chông làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 28. Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận không đúng là A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn B. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng C. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 29. Đơn vị của khối lượng riêng là A. kg/m2. B. kg/m. C. kg/m3. D. kg.m3. Câu 30. Để xác định khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng A. một cái cân, một lượng nước thích hợp, một bình tràn. B. một cái lực kế, một lượng nước thích hợp, một bình chứa. 6
  7. Ôn tập Vật Lí 6 C. một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp, một bình tràn. D. một cái cân và một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp. Câu 31. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. thể tích nước còn lại trong bình tràn. Câu 32. Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của sỏi, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g. Khối lượng của sỏi là A. 200g B. 215g C. 15g D. 185g Câu 33. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là A. 0,45N B. 4,5N C. 45N D. 4500N Câu 34. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là A. 1000 N/m3 B. 10000N/m3 C. 100N/m3 10N/m3 Câu 37. Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 . Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V = 20,2cm3 B. V = 20,50cm3 C. V = 20,5cm3 D. V = 20cm3 Câu 38. Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ: A. thể tích của cả hộp thịt. B. thể tích của thịt trong hộp. C. khối lượng của cả hộp thịt. D. khối lượng của thịt trong hộp. Câu 39. Dùng cân Robecvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng: A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ. B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ. C. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa. D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã. Câu 40: Hai lực cân bằng nhau là hai lực? A. Mạnh như nhau B. Có cùng phương nhưng ngược chiều C. Cả A và B D. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. Câu 41. Để đo thể tích chất lỏng người ta thường dùng dụng cụ gì? A. Bình tràn C. Bình chia độ B. Bình chứa D. Bình tràn và bình ch ứa. Câu 42. Nếu dùng bình tràn để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn sẽ bằng: A. Thể tích chất lỏng trong bình tràn B. Thể tích chất lỏng trong bình chứa C. Thể tích lỏng trong bình tràn cộng với bình chứa D. Một ý kiến khác Câu 43. Một em bé ra chợ mua 01 lạng thịt theo lời của mẹ. Hỏi 01 lạng thịt tương ứng bao nhiêu gam? A. 10g B. 100g C. 1000g D. 1g Câu 44. Để nâng một vật 50 kg từ dưới lên, ta cần một lực: 7
  8. Ôn tập Vật Lí 6 A. Lớn hơn 500 N. B. Tối thiểu là 500N C. Lớn hơn 50N. D.Tối thiểu là 50N Câu 45. Cầm một viên bi trên cao, rồi đột nhiên buông tay ra.,vi ên bi rơi xuống đất là do tác dụng của : A. Khối lượng của vật. B. Lực của tay ta. C. L ực hút của Trái Đất. D. A, B, C đều sai Câu 46: Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật nào sau đây : A. Một khăn lau bảng . B. 1 hòn đá C. 1 gói bông D. 1 bát gạo . Câu 47: Một bình chia độ chứa 50 cm3 dầu , người ta đổ thêm nước vào thì mực chất lỏng trong bình dâng lên đến vạch 60 cm3 . Thể tích tích nước đổ vào là ; A. 60 cm3 B. 50 cm3 C. 110 cm3 D. 10 cm3 Câu 48 : Muốn đẩy một thùng phi lên xe tải một cách dễ dàng hơn, thì phải dùng: A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Đòn bẩy D. Mặt phẳng nghiêng Câu 49: Quyển sách nằm yên trên bàn là do : A. Không có lực nào tác dụng lên nó. B. Mặt bàn tác dụng lực giữ nó lại C. Có hai lực tác dụng lên nó D. Có hai lực cân bằng tác dụng lên nó Câu 50: Một vật có khối lượng không đổi nếu thể tích của vật đó tăng thì: A. Khối lượng riêng của vật tăng. C. Khối lượng riêng của vật giảm. .B. Khối lượng riêng của vật không đổi .D. Trọng lượng riêng của vật tăng Câu 51: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là : A. Mét khối ( cm3 ) B. Centimét (cm) C. mét ( m ) D. kilômét ( km ) Câu 52: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật không thấm nước, ta chỉ cần dùng những dụng cụ nào sau đây : A. 1 cái cân và 1 lực kế B. 1 lực kế và 1 bình chia độ C. 1 bình chia độ và 1 thước dây D. 1 cái cân , 1 lực kế và 1 bình chia độ . Câu 53: Đại lượng nào thay đổi khi vị trí của vật thay đổi? A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Trọng lượng. D. Độ dài Câu 54. Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn bi bằng sắt thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây ? A: Một cái cân và một cái thước B: Một cái cân và một bình chia độ C: Một cái lực kế và một cái thước D: Một cái lực kế và một bình chia độ Câu 55. Có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách: A: Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng B: Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng C: Giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng đồng thời tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng D: Tăng chiều cao mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng Câu 56. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi bằng sắt, ta phải dùng những dụng cụ gì? A: Một quả cân và một cái thước B: Một cái lực kế và một bình chia độ C: Một cái cân và một bình chia độ D: một cái lực kế và một cái thước Câu 57. Những vật sau đây,vật nào có tính chất đàn hồi? 8
  9. Ôn tập Vật Lí 6 A.Sợi dây đồng B.Sợi dây cao su C.Cái nồi nhôm D.Cục đất sét Câu 58. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l A: Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml B: Bình 500ml có vạch chia tới 2ml C: Bình 100ml có vạch chia tới 1ml D: Bình 500ml có vạch chia tới 5ml Câu 59. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em? A: Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm B: Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm C: Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm D: Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm Câu 60. : Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ: A: Sức nặng của hộp mứt B: Thể tích của hộp mứt C: lượng mứt chứa trong hôp D: Sức nặng và khối lượng của hộp mứt Câu 61. Một vật có khối lượng 2,5 kg thì trọng lượng của nó là: A: 2500N B: 25N C: 250 N D: 2,5N Câu 62. Khi một quả bóng đập vào một bức tường,thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra kết quả: A: Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B: Chỉ làm biến dạng quả bóng C: Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động quả bóng D: Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng Câu 63. Một lò xo được treo vào giá thí nghiệm ,treo quả nặng vào đầu kia của lò xo ta thấy lò xo dãn ra, quả nặng đứng yên .Kết luận nào sau đây đúng A:Trọng lượng quả nặng lớn hơn lực kéo của lò xo B: Trọng lượng quả nặng nhỏ hơn lực kéocủa lò xo C:trọng lượng quả nặng cân bằng với lực kéo lò xo D: không có lực nào tác dụng lên quả nặng Câu 64. Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng ,ta thấy một bên đĩa cân có hai quả cân là 400g và 100g.Đĩa cân còn lại có hai túi bột giặt như nhau.Vậy khối lượng của một túi bột giặt là :A: 500g B: 250g C: 400g D: 100g Câu 65. Muốn xây một bức tường thật thẳng người thợ nề thường dùng : A: Thước dây B: Thước thẳng C: Dây dọi D: Ê ke Câu 66. Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của vật ,ta nên A: Đặt mép thước song song và vừa sát vơí vật phải đo C: Đặt một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước B: Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh thước D: thực hiện cả 3 thao tác A,B,C Câu 67. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao,người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất? A. Đòn bẩy B. Kéo trực tiếp C. Ròng rọc động D. Mặt phẳng nghiêng Câu 68. Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta. a. mét khối(m3) b. mét(m) c. centimet(cm) d. Kilomet(Km) Câu 69. Dụng cụ để đo khối lượng: 9
  10. Ôn tập Vật Lí 6 a.Bình chia độ b. Thước. c. Cân d. Lực kế. Câu 70. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm 1 lực gì?a. Lực căng b. lực hút c. Lực đẩy d. Lực kéo. Câu 71. Hai lực cân bằng là: a. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật. b. Hai lực không mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. c. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và chiều. d. Hai lực mạnh như nhau, không cùng phương nhưng cùng chiều, cùng đặt lên một vật. Câu 72. Công thức tính và đơn vị của khối lượng riêng: a.D=m.V và kg.m3. b. D=m/V và kg/m3. c. D=m.V và kg/m3. d. D=P/V và N/m3. Câu 73. Muốn xây một bức tường thật thẳng đứng, Người thợ xây phải dùng: a. Thước dây b. Thước thẳng c. Dây dọi d. Êke Câu 74. Một bình chia độ đang chứa nước ở vạch 100 cm 3 người ta bỏ vào bình một hòn đá thì mực nước trong bình dâng lên tới vạch 125 cm3 .Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu? a.125 cm3 b.25 cm3 c.15 cm3 d.5 cm3 Câu 75. Khi kéo vật có khối lượng 20kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào? a. Lực ít nhất bằng 2000N. b. Lực ít nhất bằng 200N. c. Lực ít nhất bằng 20N. d. Lực ít nhất bằng 2N. Câu 76. Trên quả cân có ghi 100g, số đó chỉ gì? a. Khối lượng của quả cân b. Chiều cao của quả cân c. Thể tích của quả cân d. Trọng lượng riêng của quả cân Câu 77. Một vật có khối lượng 3kg thì có trọng lượng là: a. 300 N b. 30 N c. 3 N d. 0,3 N Câu 78. Muốn đo khối lượng riêng của một vật không thấm nước ta phải dùng những dụng cụ nào? a. Một cái cân và một cái thước. b. Một cái lực kế và một bình chia độ. c. Một cái cân và một bình chia độ. d. Một cái lực kế và một cái thước. Câu 79. Đơn vị trọng lượng riêng. a. kg/m3 b.kg/cm3 c.N/m3 d.N Câu 80. Lực dùng để kéo một vật lên mặt phẳng nghiêng luôn luôn: a. Lớn hơn trọng lựơng của vật b.Bằng trọng lựơng của vật c Nhỏ hơn trọng lựơng của vật d. Bằng nửa trọng lựơng của vật Câu 81. Công thức tính trọng lượng riêng của vật là: a. D=P/V b. d=P/V c. d=P.V d. D=m/V Câu 82. Nếu một thanh nhôm nặng 20kg và một thanh sắt nặng 10kg thì: a. Trọng lượng riêng của thanh nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của thanh sắt b. Trọng lượng của thanh nhôm nhỏ hơn trọng lượng của thanh sắt c. Trọng lượng của thanh nhôm lớn hơn trọng lượng của thanh sắt d. Khối lượng riêng của thanh nhôm nhỏ hơn khối lượng riêng của thanh sắt Câu 83. Lực tác dụng lên một vật làm: a. Biến đổi chuyển động của vật. b. Vật dừng lại. c. Vật biến dạng. d. a hoặc c Câu 84. Đơn vị đo của lực là: 10
  11. Ôn tập Vật Lí 6 a. kg b. N c .kg/m3 d. N/m3 Câu 85. Khi treo một qủ nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài của lò xo là 15cm. biết độ biến dạng của lò xo khi đólà 6cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? a.15cm b. 21cm c. 9cm d. 6cm Câu 86. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, ta có thể dùng dụng cụ nào sau đây? a. Bình chia độ và bình tràn. b. Bình chia độ, thước dây. c. Bình chia độ, lực kế. d. Bình chia độ, cân. Câu 87. Nhôm có khối lượng riêng là 2700kg/m3 thì trọng lượng riêng của nhôm là: a. 27000N/m3 b. 270N/m3 c. 27000kg/m3 d. 2700N/m3 Câu 88. Để đo chiều dài cuốn SGKvật lý 6 cần chọn thước nào trong các thước sau : A . thước 10cm có ĐCNN tới mm B . thước 30cm có ĐCNN tới mm C . thước 250mm có ĐCNN tới mm D . thước 25cm có ĐCNN tới cm Câu 89. Số liệu nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật : A . 10 mét vải B . 5 lít rượu C . 100 gói mì ăn liền D . 20 kilôgam sắt Câu 90. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A.Thể tích bình tràn B. Thể tích bình chứa C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. Câu 91: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài? A. Lực kế B.Thước C. Cân D. Bình chia độ Câu 92: Trên vỏ một hộp sữa có ghi 800g. Con số đó cho ta biết gì? A. Khối lượng của hộp sữa. B.Thể tích của hộp sữa. C. Khối lượng sữa chứa trong hộp. D.Trọng lượng của hộp sữa. Câu 93: Hai lực cân bằng là hai lực A. Có độ mạnh như nhau, cùng chiều, cùng phương . B. Có độ mạnh như nhau, ngược chiều, cùng hướng C. Có độ mạnh như nhau, ngược chiều , cùng phương. D. Có độ mạnh như nhau, khác phương, ngược chiều. Câu 94: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của khối lượng riêng? A. N/m3. B. kg/m3 C. N/m2 D. kg/m2 Câu 95: Người ta dùng một thước đo độ dài có ĐCNN 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách nào ghi đúng? A. 5m B. 50dm C. 500cm D. 50,0dm Câu 96: Thả 5 hòn bi vào bình chia độ có chứa sẵn 30cm3 nước thì mực nước dâng lên đến vạch 45cm3. Vậy thể tích của một hòn bi là bao nhiêu? A. 15cm3. B. 9cm3. C. 25cm3. D. 3cm3. Câu 97: Điều gì xảy ra khi một học sinh đá vào một quả bóng? A. Quả bóng chỉ biến dạng. B.Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động. C. Quả bóng không bị biến đổi chuyển động, không bị biến dạng. D. Quả bóng vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động. Câu 98: Một vật có khối lượng 0,3kg thì có trọng lượng bao nhiêu? A. 0,3N B. 3N C. 30N D. 0,03N 11
  12. Ôn tập Vật Lí 6 Câu 99: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của một nam châm lên một miếng sắt C. Lực đẩy của một lò xo trong bút bi. D. Lực kết dính giữa tờ giấy dán trên bảng với bảng. Câu 100: Để kéo một gàu nước nặng 5kg từ dưới giêng lên, người ta phải dùng lực nào trong các lực dưới đây? A. F ≥ 50N B. F < 50N C. 5N ≤ F < 50N D. F = 0,5N B. Tự luận. Câu 1. Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3cmx15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn. Câu 2. Đổi các đơn vị sau: 0,5m3 = dm3 200dm3 = cm3 6000ml = cc = dm3 Câu 3. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: a. V1 = 15,4cm3 b. V2 = 15,5cm3 . Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng trong phòng thí nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm3 , 0,2cm3 , và 0,5cm3 . Câu 4. Mực nước trong bình chia độ ban đầu là 250cm3 , khi thả chìm một hòn đá vào thì nước dâng lên tới vạch 425cm3 . Thể tích của hòn đá là bao nhiêu? Câu 5. Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm 3 và ĐCNN 5cm3 . Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam là bao nhiêu? Câu 6. Đổi các đơn vị sau: 50kg = g 17 tấn = tạ = kg 300g = kg 9 lạng = kg Câu 7. Dùng các từ thích hợp như lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào các câu sau đây: a. Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một b. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một c. Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một d. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một Câu 8. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng. Câu 9.Nêu những ví dụ về sự tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật, làm biến dạng vật. Câu 10. Em hãy nêu phương và chiều của trọng lực? Trọng lượng của vật liên hệ với khối lượng bởi hệ thức nào? Một vật có khối lượng 15kg thì có trọng lượng là bao nhiêu? 12
  13. Ôn tập Vật Lí 6 Câu 11. Dùng những từ thích hợp trong ngoặc (trọng lực, lực đàn hồi, dãn ra, cân bằng nhau) để điền vào những chỗ trống trong các câu dưới đây: - Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị Lực mà lò xo tác dụng vào quả nặng là Quả nặng đứng yên. Nó chịu tác dụng đồng thời của hai lực là lực đàn hồi và Hai lực này Câu 12. 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3 . Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước. Câu 13. Một vật có khối lượng riêng là 2600kg/m3 . Hỏi trọng lượng riêng của vật đó là bao nhiêu? Câu 14. Khối lượng riêng của dầu ăn là 800kg/m3 . Vậy 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu? Câu 15. Em hãy nêu tên của các loại máy cơ đơn giản và cho biết tên của máy cơ đơn giản mà người ta dùng trong các công việc hoặc dụng cụ sau: - Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà. - Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải. - Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc. Câu 16. a. Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? b. Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo? 13
  14. Ôn tập Vật Lí 6 III. HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN. A. Trắc nghiệm 1 C 26 B 51 C 76 C 2 A 27 D 52 D 77 C 3 C 28 B 53 C 78 C 4 B 29 C 54 C 79 B 5 D 30 D 55 B 80 C 6 B 31 C 56 B 81 D 7 D 32 D 57 B 82 B 8 A 33 B 58 C 83 C 9 B 34 B 59 B 84 A 10 C 35 C 60 D 85 A 11 C 36 D 61 C 86 C 12 B 37 D 62 B 87 C 13 C 38 C 63 C 88 A 14 D 39 C 64 D 89 B 15 A 40 B 65 C 90 B 16 D 41 B 66 B 91 B 17 B 42 B 67 C 92 C 18 C 43 C 68 C 93 C 19 B 44 B 69 A 94 B 20 B 45 D 70 B 95 B 21 A 46 D 71 C 96 D 22 D 47 D 72 B 97 D 23 C 48 C 73 B 98 A 24 B 49 C 74 A 99 C 25 D 50 B 75 B 100 A B. Tự luận Câu 1. 1. Phương án gợi ý: - Đo đường kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn. - Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn (nhớ đánh dấu độ dài một vòng dây này trên băng giấy). Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn. Câu 2. Đổi các đơn vị sau: 1. 0,5m3 = 500dm3 200dm3 = 200 000cm3 6000ml = 6000cc = 6dm3 Câu 3. ĐCNN của bình chia độ dùng trong hai bài thực hành là: a. 0,2cm3 b. 0,1cm3 hoặc 0,5cm3 14
  15. Ôn tập Vật Lí 6 Câu 4 . Gọi thể tích nước ban đầu trong bình chia độ là V1, thể tích nước khi dâng lên là V2, thể tích hòn đá là Vv thì thể tích của hòn đá bằng: Vv = V2 – V1 = 425cm3 – 250cm3 = 175cm3 . Câu 5. Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm 3 và ĐCNN 5cm3 . Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam là 215cm3 . Câu 6. Đổi các đơn vị sau: 1. 50kg = 50 000g 17 tấn = 170tạ = 17 000kg 300g = 0,3kg 9 lạng = 0,9kg Câu 7. Dùng các từ thích hợp như lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào các câu sau đây: . a. lực nâng b. lực kéo c. lực uốn d. lực đẩy Câu 8. Hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng. Quyển sách nằm yên ở trên bàn chịu tác dụng của hai lực cân bằng đó là trọng lượng của quyển sách và phản lực của mặt bàn. Câu 9. - VD Biến đổi chuyển động: Lấy chân đá vào quả bóng, quả bóng bay đi. Lực của chân tác dụng vào quả bóng đã làm cho quả bóng bị biến đổi chuyển động. - VD Biến dạng vật: Lấy tay ấn vào quả bóng, quả bóng bị lõm xuống. Lực mà tay tác dụng vào quả bóng đã làm quả bóng bị biến dạng. Câu 10. - Trọng lực có phương thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới (về phía Trái Đất). - Trọng lượng liên hệ với khối lượng bởi hệ thức: P = 10m. - Một vật có khối lượng 15kg thì có trọng lượng là 150N Câu 11. a. dãn ra b. lực đàn hồi c. trọng lực d. cân bằng nhau Câu 12. Đổi 900cm3 = 0,0009m3 . Như vậy khối lượng riêng của kem giặt là: Ap dụng công thức khối lượng riêng: D = m V = 1 / 0.0009 ( kg/m3 ) 1111.(1) kg/m3 Theo bảng khối lượng riêng thì khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 . Vậy khối lượng riêng của kem giặt lớn hơn khối lượng riêng của nước. Câu 13. Vì d = 10D nên trọng lượng riêng của vật đó là: d = 10.2600 = 26000N/m3 . Câu 14. Khối lượng riêng của dầu ăn là 800kg/m3 . Vậy 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu? 2 lít (= 2dm3 = 0,002m3 ) dầu ăn có khối lượng: 0,002.800 = 1,6kg. 1,6kg dầu ăn có trọng lượng 16N. Câu 15. 15
  16. Ôn tập Vật Lí 6 Các loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Dùng ròng rọc để kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà. - Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải. - Dùng đòn bẩy để làm cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc. Câu 16. a. Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. b. Vì để cắt giấy và cắt tóc thì chỉ cần có lực nhỏ, nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay ta vẫn có thể cắt được. Bù lại ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên tờ giấy. 16