Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Công nghệ Lớp 7

docx 9 trang thaodu 7320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Công nghệ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_cong_nghe_lop_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Công nghệ Lớp 7

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẤP CÔNG NGHỆ HK2 1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian tới? Vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian tới: * Vai trò: Ngành chăn nuôi cung cấp: - Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người (Trứng, thịt, sữa ) phục vụ cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ (Lông gia cầm, sừng, da, xương ) Chế biến vắc xin, huyết thanh phục vụ cho ngành thú y và y tế. - Cung cấp phân bón (Số lượng lớn, chất lượng tốt) cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi một số loài thuỷ sản * Nhiệm vụ: Phát triển chăn nuôi toàn diện; Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nhân dân; Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lí; Mục tiêu chung: Tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm. 2. Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - Sự sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể: Chiều cao, chiều dài, - Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. * Những yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: Năng suất chăn nuôi là kết quả của quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi. Năng suất chăn nuôi = Giống (Yếu tố di truyền) + Yếu tố ngoại cảnh (Thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc .) 3. Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất để chọn giống vật nuôi? Quản lí tốt giống vật nuôi nhằm mục đích gì? Chọn lọc hàng loạt: Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, và sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống. * Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống.
  2. * Quản lí tốt giống vật nuôi nhằm mục đích: Giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi. 4. Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? Cho biết vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? Thức ăn qua đường tiêu hóa của vật nuôi được biến đổi: + Nước Nước. + Prôtêin Axít amin. + Lipit Glyxerin + axit béo + Gluxit Đ ường đơn. + Muối khoáng Ion khoáng + Vitamin Vitamin - Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. - Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. - Thức ăn cung cấp các chất d2 cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa. - Thức ăn còn cung cấp chất d2 cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng. 5 . Vai trò của chuồng nuôi? Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? * Vai trò của chuồng nuôi: - Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi. - Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh. - Thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học, nâng cao năng suất chăn nuôi. - Quản lí tốt đàn vật nuôi. * Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh: - Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 60 - 75%) độ thông thóang tốt nhưng phải không có gió lùa. - Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. - Lượng khí độc trong chuồng (như khí amôniac, khí hydrosunphua) ít nhất.
  3. 6. Nêu các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi? - Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng - Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại) - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi. - Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe. 7. Vắc xin là gì? Cho ví dụ? nêu tác dụng của vắc xin đối với vật nuôi? Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc- xin. Vắc-xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi rút)gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Ví dụ: vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn; vắc xin đóng dấu lợn được chế từ chính vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.
  4. ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN CÔNG NGHỆ 7 Ma trận đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức Cộng Nội dung kiến cao hơn thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Vai trò và 1 1 nhiệm vụ phát 2đ 2đ triển chăn nuôi Giống vật nuôi 2 2 0.5đ 0.5đ Sự sinh trưởng 1 1 và phát dục của 0.25đ 0.25đ vật nuôi Một số phương 1 1 pháp chọn lọc 2đ 2đ và quản lý giống vật nuôi Nhân giống vật 1 1 nuôi 0.25đ 0.25đ Vai trò của thức 1 1 2 ăn đối với vật 0.25đ 2đ 2.25đ nuôi Chế biến và dự 2 1 3 trữ thức ăn cho 0.5 0.25đ 0.75đ vật nuôi Sản xuất thức 2 2 ăn vật nuôi 0.5đ 0.5 Chuồng nuôi và 1 1 vệ sinh trong 0.25đ 0.25đ chăn nuôi Phòng trị bệnh 1 1 cho vật nuôi 0.25đ 0.25đ Vắc xin phòng 2 1 3 bệnh cho vật 0.5đ 0.25đ 0.75đ nuôi Vai trò, nhiệm 1 1 vụ của nuôi 0.25đ 0.25đ thủy sản Tổng số câu 13 4 2 19 Tổng số điểm 8.5đ 1đ 0.5đ 10đ Tỉ lệ %
  5. Họ tên học sinh: . KIỂM TRA HKII- NH 2018-2019 Lớp: Môn : Công nghệ 7 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Thời gian làm bài 45 phút không kể phát đề) Điểm của bài thi Số tờ làm bài: tờ ĐỀ A Ghi bằng số Ghi bằng chữ Lời phê của giáo viên: PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu1: Phương pháp nhân giống thuần chủng là phương pháp chọn ghép đôi giao phối: A. Cùng loài B. Khác giống C. Khác loài D. Cùng giống Câu2: Dấu hiệu nào là dấu hiệu của sự phát dục của vật nuôi? A. Gà trống biết gáy B. Xương ống chân của bê dài thêm 5 cm C. Lợn tăng thêm 6 kg D. Chân có cựa, thân hình cao lớn Câu3: Theo mức độ hoàn thiện của giống, các giống vật nuôi được phân ra làm mấy loại? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu4: Trong các loại thức ăn sau, loại nào bị biến đổi qua đường tiêu hóa? A. Protein, nước, lipit B. Protein, lipit, gluxit C. Vitamin, gluxit, nước D. Vitamin, nước Câu5: Phương pháp chế biến thức ăn bằng cách lên men rượu thường áp dụng cho loại thức ăn nào? A. Thức ăn thô B. Thức ăn giàu protein C. Thức ăn giàu gluxit D. Thức ăn giàu vitamin Câu6: Phương pháp chế biến thức ăn nào thuộc phương pháp hóa học ? A. Kiềm hóa rơm rạ B.Tạo thức ăn hỗn hợp C.Xử lí nhiệt D. Nghiền nhỏ Câu7: Các loại thức ăn nào thường dự trữ bằng cách ủ chua hoặc ủ xanh? A. Các loại củ B. Rơm rạ C. Rau, cỏ tươi D. Các loại hạt Câu8: Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh đó là: A. Luân canh gối vụ để có nhiều lúa, ngô, khoai sắn B. Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm rạ, thân cây ngô, đậu C. Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây họ đậu D.Tận dụng thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. Câu9: Nhóm thức ăn nào thuộc loại thức ăn giàu protein ? A. Cây họ đậu, bắp hạt, khô dầu dừa B. Bột cá, đậu nành, đậu tương C. Lúa, ngô, khoai, sắn D.Rơm lúa, cỏ, các loại rau Câu10: Độ ẩm thích hợp trong chuồng là bao nhiêu? A. 50-60% B. 50-65% C. 60-70% D. 60-75% Câu11: Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn làm mất sắc tố của cơ thể con vật là nguyên nhân gây bệnh thuộc: A. Yếu tố bên trong B. Yếu tố bên ngoài C. Yếu tố cơ học D. Yếu tố hóa học
  6. Câu12: Vắc xin dịch tả lợn được chế từ: A. Vi khuẩn gây bệnh tả lợn B. Vi trùng gây bệnh tả lợn C. Vi rút gây bệnh dịch tả lợn D. Kháng thể bệnh tả lợn Câu13: Thế nào là vắc xin nhược độc? A. Là vắc xin làm mầm bệnh yếu đi B. Là vắc xin làm mầm bệnh bị giết chết C. Là vắc xin làm mầm bệnh tăng lên D. Là vắc xin làm mầm bệnh tạm dừng Câu14: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là: A. 1.031.000 ha B. 1.700.000 ha C. 1.300.000 ha D. 1.070.000 ha Câu15: Tại sao nước ta có điều kiện phát triển thủy sản? A. Có nhiều ao hồ mặt nước nhỏ B. Có nhiều ao hồ mặt nước lớn C. Có nhiều giống thủy sản D. Có nhiều lao động giàu kinh nghiệm Câu16: Sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì vật nuôi được miễn dịch? A. 1-2 tuần B. 1-3 tuần C. 3-4 tuần D. 2-3 tuần PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian tới? 2. Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất để chọn giống vật nuôi? Quản lí tốt giống vật nuôi nhằm mục đích gì? 3. Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? Cho biết vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? BÀI LÀM:
  7. Họ tên học sinh: . KIỂM TRA HKII- NH 2018-2019 Lớp: Môn : Công nghệ 7 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Thời gian làm bài 45 phút không kể phát đề) Điểm của bài thi Số tờ làm bài: tờ ĐÊ B Ghi bằng số Ghi bằng chữ Lời phê của giáo viên: PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu1: Phương pháp chế biến thức ăn nào thuộc phương pháp hóa học ? A. Kiềm hóa rơm rạ B.Tạo thức ăn hỗn hợp C.Xử lí nhiệt D. Nghiền nhỏ Câu2: Thế nào là vắc xin nhược độc? A. Là vắc xin làm mầm bệnh yếu đi B. Là vắc xin làm mầm bệnh bị giết chết C. Là vắc xin làm mầm bệnh tăng lên D. Là vắc xin làm mầm bệnh tạm dừng Câu3: Sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì vật nuôi được miễn dịch? A. 1-2 tuần B. 1-3 tuần C. 3-4 tuần D. 2-3 tuần Câu4: Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn làm mất sắc tố của cơ thể con vật là nguyên nhân gây bệnh thuộc: A. Yếu tố bên trong B. Yếu tố bên ngoài C. Yếu tố cơ học D. Yếu tố hóa học Câu5: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là: A. 1.031.000 ha B. 1.700.000 ha C. 1.300.000 ha D. 1.070.000 ha Câu6: Phương pháp nhân giống thuần chủng là phương pháp chọn ghép đôi giao phối: A. Cùng loài B. Khác giống C. Khác loài D. Cùng giống Câu7: Trong các loại thức ăn sau, loại nào bị biến đổi qua đường tiêu hóa? A. Protein, nước, lipit B. Protein, lipit, gluxit C. Vitamin, gluxit, nước D. Vitamin, nước Câu8: Độ ẩm thích hợp trong chuồng là bao nhiêu? A. 50-60% B. 50-65% C. 60-70% D. 60-75% Câu9: Vắc xin dịch tả lợn được chế từ: A. Vi khuẩn gây bệnh tả lợn B. Vi trùng gây bệnh tả lợn C. Vi rút gây bệnh dịch tả lợn D. Kháng thể bệnh tả lợn Câu10: Tại sao nước ta có điều kiện phát triển thủy sản? A. Có nhiều ao hồ mặt nước nhỏ B. Có nhiều ao hồ mặt nước lớn C. Có nhiều giống thủy sản D. Có nhiều lao động giàu kinh nghiệm Câu11: Các loại thức ăn nào thường dự trữ bằng cách ủ chua hoặc ủ xanh? A. Các loại củ B. Rơm rạ C. Rau, cỏ tươi D. Các loại hạt Câu12: Nhóm thức ăn nào thuộc loại thức ăn giàu protein? A. Cây họ đậu, bắp hạt, khô dầu dừa B. Bột cá, đậu nành, đậu tương
  8. C. Lúa, ngô, khoai, sắn D.Rơm lúa, cỏ, các loại rau Câu13: Dấu hiệu nào là dấu hiệu của sự phát dục của vật nuôi? A. Gà trống biết gáy B. Xương ống chân của bê dài thêm 5 cm C. Lợn tăng thêm 6 kg D. Chân có cựa, thân hình cao lớn Câu14: Phương pháp chế biến thức ăn bằng cách lên men rượu thường áp dụng cho loại thức ăn nào? A. Thức ăn thô B. Thức ăn giàu protein C. Thức ăn giàu gluxit D. Thức ăn giàu vitamin Câu15: Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh đó là: A. Luân canh gối vụ để có nhiều lúa, ngô, khoai sắn B. Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm rạ, thân cây ngô, đậu C. Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây họ đậu D.Tận dụng thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. Câu16: Theo mức độ hoàn thiện của giống, các giống vật nuôi được phân ra làm mấy loại? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian tới? 2. Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất để chọn giống vật nuôi? Quản lí tốt giống vật nuôi nhằm mục đích gì? 3. Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? Cho biết vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? BÀI LÀM:
  9. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) mỗi câu 0.25 đ ĐỀ A 1 2 3 4 5 6 7 8 D A B B C A C B 9 10 11 12 13 14 15 16 B D A C A B B D ĐỀ B 1 2 3 4 5 6 7 8 A A D A B D B D 9 10 11 12 13 14 15 16 C B C B A C B B PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian tới: * Vai trò: Ngành chăn nuôi cung cấp: - Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người (Trứng, thịt, sữa ) phục vụ cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ (Lông gia cầm, sừng, da, xương ) Chế biến vắc xin, huyết thanh phục vụ cho ngành thú y và y tế. - Cung cấp phân bón (Số lượng lớn, chất lượng tốt) cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi một số loài thuỷ sản * Nhiệm vụ: Phát triển chăn nuôi toàn diện; Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nhân dân; Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lí; Mục tiêu chung: Tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm. 2. Chọn lọc hàng loạt: Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, và sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống. * Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống. * Quản lí tốt giống vật nuôi nhằm mục đích: Giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi. 3. Thức ăn qua đường tiêu hóa của vật nuôi được biến đổi: + Nước Nước. + Prôtêin Axít amin. + Lipit Glyxerin + axit béo + Gluxit Đ ường đơn. + Muối khoáng Ion khoáng + Vitamin Vitamin - Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. - Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. - Thức ăn cung cấp các chất d2 cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa. - Thức ăn còn cung cấp chất d2 cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.