Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ Lớp 7

docx 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_cong_nghe_lop_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ Lớp 7

  1. Đề cương Ôn tập Giữa HK II Môn Công Nghệ Câu 1: Vai trò: - Phòng hộ, chống xói mòn - Cải tạo môi trường sống - Cung cấp gỗ - Cải tạo đất Nhiệm vụ: -Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. -Trồng rừng phòng bộ: phòng bộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển ). -Trồng rừng đặc dụng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường, rừng để nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch. Câu 2: Vai trò của chăn nuôi: -Cung cấp thực phẩm,sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác. Nhiệm vụ của chăn nuôi: -Phát triển toàn diện; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất; đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Câu 3: - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính chất di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định VD: Vịt cỏ có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu khác nhau, lợn Lan đơ rat có than dài, tai to rủ xuống, thịt nạc cao. Tên giống vật nuôi Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất Bò sữa Hà Lan Màu lông lang trắng đen Tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu Vịt cỏ khác nhau Lợn Lan đơ rat Thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, tỉ lệ thịt nạc cao
  2. Câu 4: Khái niệm: Khai thác rừng để thu hoạch lâm sản và phục hồi lại rừng có chất lượng cao. Cách khai thác rừng một cách hợp lý: +Khai thác trắng là chặt toàn bộ cây rừng trong một mùa chặt sau đó trồng lại +khai thác dần là chặt toàn bộ cây rừng trong 3-4 lần khai thác, kéo dài thời gian chặt hạ từ 5-10 năm +Khai thác chọn là chọn cây để khai thác không hạn chế thời gian chặt hạ Tên một số rừng đặc dụng: • Vùng đất ngập nước Bàu Sấu • Vườn quốc gia Ba Bể • Vườn quốc gia Ba Vì • Vườn quốc gia Cúc Phương RQG Yok Don là rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam RQG Phong Nha Kẻ Bàng là rừng quốc gia có diện tích lớn nhất. Câu 5: Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: -Chọn lọc hàng loạt: dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất (cân nặng, sản lượng trứng, sữa, ) của từng vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống. -Kiểm tra năng suất: các vật nuôi tham gia chọn lọc (thường là con của những vật nuôi giống tốt) được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã dự định trước để lựa chọn những con tốt nhất làm giống. -Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng phổ biến ở nước ta là kiểm tra năng suất. Vì phương pháp này có trình độ chính xác cao. Quản lý giống vật nuôi: -Quản lí giống vật nuôi bao gồm việc tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi. -Quản lí giống vật nuôi nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi.
  3. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Rừng quốc gia lớn nhất nước ta là: A. Cúc Phương B. Xuân Thủy C. Yok Don D. Phong Nha – Kẻ Bàng Câu 2. Giống vật nuôi là: A. sản phẩm do con người tạo ra. B. các con vật xung quanh chúng ta. C. giống chăn nuôi. D. các con vật phân khu theo đặc điểm. Câu 3. Có mấy điều kiện để được công nhận là giống vật nuôi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Vai trò của chăn nuôi là: A. cung cấp sức kéo. B. cung cấp gỗ. C. phát triển toàn diện. D. cung cấp con vật. Câu 5. Rừng đặc dụng lớn nhất nước ta là: A. Cúc Phương B. Xuân Thủy C. Yok Don D. Phong Nha – Kẻ Bàng Câu 6. Nguyên nhân rừng nước ta bị tàn phá nghiêm trọng là: A. đốt rừng, cháy rừng. B. trồng nhiều cây xanh. C. khai thác rừng hợp lý. D. phân khu theo đặc điểm. Câu 7. Có bao nhiêu nhiệm vụ của trồng rừng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Vai trò của trồng rừng là: A. phòng hộ, chống xói mòn. B. cung cấp gỗ. C. phát triển toàn diện. D. cung cấp nông sản xuất khẩu. Câu 9. Lượng cây được phép chặt hạ khi khai thác trắng là: A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3-4 lần khai thác. C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1-2 lần khai thác. D. Chặt toàn bộ cây rừng già, sức sống kém. Câu 10. Ở những nơi rừng có độ dốc bao nhiêu không được khai thác trắng? A. Dưới 10 độ B. Lớn hơn 20 độ C. Ba mươi bảy độ D. Lớn hơn 15 độ Câu 11. Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào? A. giống lợn kiêm dụng. B. giống lợn hướng mỡ. C. giống lợn hướng nạc. D. tất cả các đáp án đều sai. Câu 13. Năng suất trứng của giống Gà Lơ go là: A. 150-200 quả/năm/con. B. 250-270 quả/năm/con. C. 100-170 quả/năm/con. D. 200-270 quả/năm/con. Câu 14. Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Chọn lọc hàng loạt dựa theo tiêu chuẩn sản xuất của giống vật nuôi như: A. cân nặng. B. sản lượng trứng. C. sản lượng sữa. D. tất cả đều đúng.
  4. Câu 16. Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt, người ta giữ lại những con làm giống có đặc điểm như sau: A. chóng lớn. B. nuôi con khéo. C. đẻ nhiều trứng. D. có tính ấp bóng. Câu 17. Có mấy biện pháp quản lý giống vật nuôi? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 18. Trong các biện pháp quản lý giống vật nuôi, biện pháp nào là quan trọng nhất? A. Quy định về sử dụng đực giống. B. Phân vùng chăn nuôi. C. Chính sách chăn nuôi. D. Đăng ký quốc gia giống vật nuôi. Câu 19. Vườn gieo ươm là nơi: A. chăm sóc cây giống. B. tạo ra giống cây mới. C. sản xuất cây giống. D. Tất cả đều sai. Câu 20. Nơi đặt vườn ươm cần phải có độ pH bao nhiêu là phù hợp? A. 5-6 B. 6-7 C. 7-8 D. 8-9 Câu 21. Đặc điểm của vỏ bầu là: A. Có hình ống. B. Kín 2 đầu C. Hở 2 đầu. D. Cả A&C đúng. Câu 22. Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là: A. Mùa xuân. B. Mùa thu C. Mùa hạ. D. Cả A&B đều đúng. Câu 23. Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là: A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc. B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc. C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc. D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc. Câu 24. Sau khi trồng cây gây rừng 1-3 tháng, thời gian chăm sóc cây là; A. 3 năm B. 4 năm C. 5 năm D. 6 năm Câu 25. Với cây trồng phân tán, làm rào bảo vệ bằng cách: A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu trồng rừng. B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh. C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây. D. Trồng cây cỏ dại, dây leo bao quanh từng cây. Câu 26. Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng gồm mấy bước: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27. Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng thời gian cần phải bón thức là:
  5. A. Ngay trong năm đầu. B. Năm thứ hai. C. Năm thứ ba. D. Năm thứ tư. Câu 28. Sản xuất vacxin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào? A. Lợn B. Chuột C. Tinh tinh D. Gà Câu 29. Con vật nuôi nào dưới đây là gia súc? A. Lợn B. Chuột C. Tinh tinh D. Gà Câu 30. Có mấy nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp A B D A C C C A A D án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp D C B B D D A C C B án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp D D B B A A B B A C án