Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Thu Uyên

docx 3 trang thaodu 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Thu Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Thu Uyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2019-2020 I. LÝ THUYẾT Câu 1: a) Nêu tác dụng của ròng rọc động và ròng rọc cố định? b) Lấy 2 ví dụ về ứng dụng ròng rọc cố định, 2 ví dụ về ứng dụng ròng rọc động trong thực tế ? Câu 2: a) Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí? b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất đó? c) Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của nước? Câu 3: a) Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? b) Hãy kể tên và nêu công dụng của các loại nhiệt kế đã học? c) Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì? Có thể dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ của nước đang sôi được không? d) Cho biết nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi theo thang đo Xen-xi-út và theo thang nhiệt độ Fa-ren-hai? Câu 4: a) Sự nóng chảy là gì? Nêu 2 ví dụ về sự nóng chảy? b) Sự đông đặc là gì? Nêu 2 ví dụ về sự đông đặc? c) Nêu đặc điểm nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc? Trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi tiếp tục đun? So sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau? d) Sự bay hơi là gì? Nêu 2 ví dụ về sự bay hơi? e) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào? g) Sự ngưng tụ là gì? Nêu 2 ví dụ về sự ngưng tụ? II. BÀI TẬP Câu 1: Vận dụng sự nở vì nhiệt để giải thích các hiện tượng vật lí. 1. Đặt đường ray người ta phải chừa khe hở giữa các thanh ray ? 2. Một chai đựng đầy nước đậy kín bằng nút cao su. Bỏ vào nồi nước đun nóng dần, nút sẽ bị bật ra ? 3. Băng kép đang thẳng sẽ cong khi bị nung nóng ? 4. Tháp Epsphen vào mùa hè “cao hơn” mùa đông? 1 Giáo viên: Lê Thị Thu Uyên
  2. 5. Tại sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ. 6. Tại sao các tấm tôn lợp lại có hình lượn sóng. 7. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? 8. Tại sao người ta không đóng chai nước chai nước ngọt thật đầy? 9. Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phổng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phổng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai. Câu 2: Giải thích các hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể của các chất. 1. Nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh để trên đĩa một lúc thì thành nước. 2. Múc nước biến đổ lên sân xi măng phơi nắng mấy hôm thì được muối trắng 3. Đang nắng nóng, gió mùa đông bắc thổi về đột ngột thì trời có sương mù. 4. Ban đêm vào mùa hè thường có các hạt sương đọng lại trên lá cây. 5. Vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại. 6. Tốc độ bay hơi sẽ thay đổi thế nào trong các trường hợp sau đây? Nguyên nhân chính ? a. Đem thóc ra phơi nắng b. Bật quạt điện chĩa vào quần áo ướt c. Chuyển đựng nước bằng cốc sang đựng nước bằng đĩa. Câu 3: Bài tập nâng cao về sự nóng chảy và đông đặc. Câu 4: Bài tập nâng cao về sự nở vì nhiệt của các chất. 1) Hai thanh Đồng và Sắt có cùng chiều dài là 1,5m ở 30 0C. Khi nung nóng lên 10C thì chiều dài thanh Đồng tăng thêm 0,027mm và chiều dài thanh Sắt tăng thêm 0,018mm. a) So sánh chiều dài của 2 thanh đồng và sắt ở 500C? b) Khi nung thanh đồng đến 800C thì phải nung thanh sắt đến bao nhiêu độ để hai thanh lại có chiều dài bằng nhau? 2) Chiều dài của hai thanh đồng và sắt ở 0 0C là 20m. Hỏi khi nhiệt độ tăng lên 40 0C thì chiều dài hai thanh hơn kém nhau bao nhiêu? Thanh nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 10C thì chiều dài thanh sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu; chiều dài thanh đồng tăng thêm 0,000018 chiều dài ban đầu. 2 Giáo viên: Lê Thị Thu Uyên
  3. 3 Giáo viên: Lê Thị Thu Uyên