Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_lich_su_lop_8_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN LỊCH SỬ 8. Năm học: 2022 - 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh - Nội dung: Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp phát minh ra máy móc trong ngành dệt. - Thành tựu Thời gian Tên phát minh Người phát minh 1764 Máy kéo sợi Gien-ni. Giêm-Ha-gri-Vơ 1769 Máy kéo sợi chạy bằng sức nước Ac-crai-tơ 1784 Máy hơi nước Giêm-Oat 1785 Máy dệt. Et mon Cac rai - Kết quả: Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến tiến hành công nghiệp hóa. Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới được gọi là công xưởng của thế giới 2. Hệ quả của cách mạng công nghiệp - Kinh tế: Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn . - Xã hội : Xuất hiện 2 giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn tư sản- vô sản trong xã hội ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. 3. Sự xâm lược của các nước TB phương Tây với các nước Á, Phi - Sau cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước Anh, Pháp tăng nhanh. Vì vậy họ đẩy mạnh xâm lược ở phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á. -Ở Châu Phi: Anh, Pháp, Đức, Ý cũng ráo riết xâu xé, chiếm làm thuộc địa của mình. - Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước ở Châu Á, Châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của các nước tư bản phương Tây. II. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 1. Anh - Kinh tế :Trước 1870 đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Sau 1870 tụt xuống hàng thứ 3 thế giới. (Sau Mĩ, Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới, nhưng vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu TK XX nhiều công ti độc quyền ra đời, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị nước Anh. Anh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền (còn gọi là chủ nghĩa đế quốc- CNĐQ) - Chính trị: Chế độ là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho GCTS. - Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Đến 1914, thuộc địa Anh (33 triệu km vuông và 400 triệu dân). - Đặc điểm: CNĐQ Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” 2. Pháp
- - Về kinh tế: Trước 1870 công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (Sau Anh), từ 1870, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới. Đầu TK XX công nghiệp phát triển nhanh nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô Nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp,đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. TB Pháp xuất khâu TB dưới dạng đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức cho các nước chậm tiến vay lãi. - Đặc điểm: CNĐQ Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” - Về chính trị: Pháp là nước công hòa (nền cộng hòa thứ ba). Đối nội: trong thì đàn đàn áp nhân dân. Đối ngoại: chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Là đế quốc có diện tích thuộc địa lớn thứ hai sau Anh với 11 triệu km2 3. Đức - Kinh tế: Trước 1870 đứng thứ 3 thế giới. Sau khi hoàn thành thống nhất, công nghiệp phát triển rất nhanh, vượt qua Anh, Pháp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. 1893 công ti độc quyên than đá Rainơ Vecphalen ra đời đánh dấu Đức chuyển sang giai đoạn CNĐQ - Chính trị: Thể chế liên bang nhưng vẫn là nước quân chủ. Đức có Quốc hội nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay nhà vua. Thủ tướng Đức vẫn thực hiện các mệnh lệnh của nhà vua) Đối nội: đàn áp công nhân, truyền bá bạo lực, Quý tộc quân phiệt và TS độc quyền cấu kết trong thì đàn áp công nhân, truyền bá bạo lực, ngoài thì chạy đua vũ trang, xâm lược thuộc địa, đòi dùng vũ lực chia lại thế giới. - Đặc điểm CNĐQ Đức là CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến 4. Mĩ - Kinh tế: Trước 1870 Mĩ đứng thứ 4 trên thế giới (Sau Anh-Pháp-Đức). Từ 1870 trở đi công nghiệp Mỹ phát triển mạnh vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại. - Đầu thế kỉ XX các công ti độc quyền khổng lồ ra đời như “Vua dầu mỏ “Rốc- Pheo-Lơ “Vua thép” Mooc Gan, “Vua ô tô” Pho đã chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị ở Mĩ. Mĩ tiến sang CNĐQ - Nông nghiệp: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất xuất khẩu cho thị trường Châu Âu - Chính trị: ➢ Mỹ theo chế độ cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống. Hai đảng dân chủ và cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản. ➢ Đối ngoại: Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đô la để can thiệp vào khu vực Mỹ la tinh. - Đặc điểm: CNĐQ Mĩ vừa có tính thực dân vừa có tính hiếu chiến III. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – nửa đầu TK XX 1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật
- - Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mỹ . đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước TBCN phát triển nhanh chóng. - Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời. Năm 1807, Phơn-tơn (Mỹ) đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước. Năm 1814 Xti-phen-xơn (Anh) đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt. - Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mỹ, tiêu biểu là Moc-xơ (Mỹ) thế kỷ XIX. - Nông nghiệp tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác góp phần nâng cao năng suất. - Vũ khí mới được sản xuất: súng trường, ngư lôi, khí cầu 2. Khoa học tự nhiên - Đầu thế kỷ XVIII Niu-Tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. - Giữa thế kỷ XVIII, Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng. - 1837, Puốc-kin-giơ (Sec) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. (thuyết tế bào) - 1859 Đac-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. 3. Khoa học xã hội - CN duy vật và phép biện chứng (Phoi ơ bách, Heghen) - Chính trị kinh tế học tư sản (Ximít và Ricacđo) - Chủ nghĩa xã hội không tưởng (Xanhximông, Phurie, O-Oen) - Chủ nghĩa xã hội khoa học (Mac-Enghen). Đây là cuộc cách mạng trong tư tưởng loài người. 4. Văn học nghệ thuật a. Văn học - Văn học lãng mạn với Silơ, Gớt, Xanh xi mông - Văn học hiện thực: Ban zăc, Lép –ton-x-toi, Gô gon b. Nghệ thuật - Nhạc: Moda, Béttoven, Sopanh - Hoạ: Cuốcbê, Đavit, Gôi a IV. Châu Á giữa TK XVIII - đầu TK XIX 1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ - Khởi nghĩa Xi - Pay: Tháng10/ 5/1857 6 vạn lính Xi- pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa duy trì 2 năm (1857- 1859) thì bị đàn áp đẫm máu. - Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Năm 1885 Đảng Quốc đại (tư sản lãnh đạo) thành lập. Trong quá trình đấu tranh nội bộ có sự phân hóa: Phái ôn hòa và phái cấp tiến. - Khởi nghĩa Bom-bay: Tháng 7-1908, công nhân Bom Bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy chống quân Anh. * Ý nghĩa phong trào: thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, đặt cơ sở cho thắng lợi sau này. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Thời gian Sự kiện 1840-1842 Cuộc kháng chiến chống thực dân Anh 1851-1864 Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc 1898 Cuộc vận động Duy Tân do hai nhà nho yêu nước: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, được vua Quang Tự hưởng ứng kéo dài 100 ngày nhưng cuối cùng cũng bị thất bại vì Từ Hy Thái hậu làm chính biến. Cuối thế kỷ Phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn nêu cao khẩu hiệu chống XIX đầu đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. thế kỷ XX B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP. Câu 1. Trình bày những phát minh quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh cuối thế kỉ XVIII. Qua đó, em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp? Cách mạng công nghiệp đã để lại hệ quả gì đối với sự phát triển của nhân loại? Câu 2: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX đã làm nãy sinh nhu cầu gì? Các nước tư bản đã giải quyết các nhu cầu đó như thế nào? Câu 3. Vì sao nền kinh tế của Mỹ ở đầu thế kỷ XX từ vị trí thứ 4 vươn lên đứng đầu thế giới? Câu 4. So sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp cuối TK XIX đến đầu TK XX. Nêu đặc điểm chung của các nước Đế quốc? Câu 5. Hãy điền vào bảng tên tác giả và thành tựu về lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII-XIX? KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI Tác giả Thành Tựu Tác giả Thành tựu Câu 6: Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó? Câu 7: Vì sao các nước Đế quốc tranh nhau Xâm lược Trung Quốc? Lập bảng niên biểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?