Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_9.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học 9
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 9 Câu 1. Những trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người? A. Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời B. Người phụ nữ trên 35 tuổi còn sinh đẻ C. Do ăn uống thiếu chất D. Sống ở môi trường bị ô nhiễm nặng do phóng xạ, hóa chất Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? A. Chẩn đoán. C. Cho lời khuyên quan đến các bệnh và tật di truyền. B. Cung cấp thông tin. D. Điều trị các tật, bệnh di truyền. Câu 3. Di truyền y học tư vấn có chức năng gìGiúp y học chẩn đoán, phát hiện bệnh di truyền, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra cách phòng và chữa bệnh. A. Giúp y học khắc phục những hậu quả của các bệnh, tật di truyền B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền C. Mở phòng tư vấn về Luật Hôn nhân và gia đình Câu 4. Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về:) A. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào. B. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh. C. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. D. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh. Câu 5. Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo A. Cơ thể hoàn chỉnh. C. Cơ quan hoàn chỉnh. B. Mô sẹo. D. Mô hoàn chỉnh. Câu 6. Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm? () A. Mô. B. Mô phân sinh. C. Tế bào rễ. D. Mô sẹo và tế bào rễ. Câu 7. Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì? A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất B. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc. C. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng Câu 8. Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp: A. Gây đột biến gen C. Nhân bản vô tính B. Gây đột biến dòng tế bào xôma D. Sinh sản hữu tính Câu 9. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? . A. Công nghệ chuyển gen B. Công nghệ tế bào
- C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường Câu 10. Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi: A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp Câu 11. Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời thì không được kết hôn với nhau? A. 3 đời . C. 5 đời. B. 4 đời . D. 6 đời. Câu 12. Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là: A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%. Câu 13. Công nghệ gen là gì? A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen Câu 14. Ngành công nghệ nào sản xuất ra các loại axít amin, các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc? A. Công nghệ enzim / prôtêin C. Công nghệ sinh học y – dược B. Công nghệ sinh học xử lí môi trường D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật Câu 15. Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2) I. Tạo ADN tái tổ hợp II. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện III. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút A. I, II, III B. III, II, I C. III, I, II D. II, III, I Câu 16. Tia nào sau đây có khả năng xuyên sâu qua các mô? A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại. B. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta C. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma
- D. Tia tử ngoại, tia anpha, tia bêta Câu 17. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là: A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật B. Do lai khác thứ C. Do tự thụ phấn bắt buộc D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau Câu 18. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là: () A. Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật B. Do giao phối gần C. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. Do lai phân tích Câu 19. Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là: A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ C. Năng suất thu hoạch luôn tăng lên D. Con lai có sức sống kém dần Câu 20. Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do: A. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại B. Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau C. Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể D. Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế Câu 21. Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa? A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các qui luật di truyền Câu 22. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là: A. 87,5% B. 75% C. 25% D. 18,75% Câu 23. Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ : A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ . B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ . C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ . Câu 24. Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào? ) A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau
- B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau D. Cho F1 lai với P Câu 25. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? A. P: AABbDD X AABbDD B. P: AaBBDD X Aabbdd C. P: AAbbDD X aaBBdd D. P: aabbdd X aabbdd Câu 26. Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?) A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan Câu 27. : Thế nào là môi trường sống của sinh vật? A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. B. Là nơi ở của sinh vật. C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật . Câu 28. Nhân tố sinh thái là : A. Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường. B. Tất cả các yếu tố của môi trường. C. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật Câu 29. : Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật Câu 30. Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật. B. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc. C. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình. D. Các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đất; nhiệt độ, độ ẩm, động vật. Câu 31. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn Câu 32. Ở hai trẻ đồng sinh, yếu tố nào sau đây là biểu hiện của đồng sinh cùng trứng: A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau. B. Ngoại hình không giống nhau. C. Có cùng một giới tính. D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 33. Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn (còn gọi là đột biến gen lặn) là: A. Bệnh máu không đông và bệnh Đao B. Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng C. Bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng D. Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao
- Câu 34. Phả hệ là: A. Sơ đồ theo dõi sự di truyền chỉ về các loại bệnh ở người. B. Sơ đồ về kiểu gen mà con người nghiên cứu. C. Sơ đồ biểu thị sự di truyền về một tính trạng nào đó trên những ngừoi thuộc cùng một dòng họ qua các thế hệ. D. Sơ đồ biều thị mối quan hệ họ hàng của mọi người trong gia đình Câu 35. Người ta sử dụng yếu tố nào để cắt và nối ADN lại trong kĩ thuật gen? A. Hoocmon B. Hoá chất khác nhau C. Xung điện D. Enzim Câu 36. Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào? A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không. B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh. C. Chuẩn đoán trước sinh. D. Kết quả của phép lai phân tích. Câu 37. Cho sơ đồ phả hệ sau: Nhận định nào sau đây sai? A. Bệnh do gen lặn quy định. B. Gen quy định bệnh có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. C. Bệnh do gen nằm trên NST thường quy định. D. Kiểu gen của người số 4 là đồng hợp lặn, của người số 3 có thể là đồng hợp trội hoặc dị hợp. Câu 38. Cho sơ đồ phả hệ sau: Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu? A. 1/2. B. 1/3. C. 1/4. D. 1/5. Câu 39. Phuơng pháp nào được sử dụng riêng để nghiên cứu di truyền người? A. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu vật chất di truyền. C. Xét nghiệm. D. Nghiên cứu tế bào. Câu 40. Câu dưới đây có nội dung đúng là: A. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nam B. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nữ C. Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả nam và nữ D. Bệnh Đao chỉ có ở người lớn
- Câu 41. Biểu hiện ở bệnh Bạch tạng là: A. Thường bị mất trí nhớ B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con C. hường bị chết sớm D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố Câu 42. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc bệnh, tật di truyền B. Khi con lớn bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng D. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100% con sinh ra mắc bệnh , tật di truyền Câu 43. Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là : A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp. C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới Câu 44. Tác nhân nào dưới đây thường được dùng để tạo thể đa bội? A. Etyl mêtan sunphônat (EMS) C. Cônsixin A. Nitrôzô mêtyl urê (NMU) D. Nitrôzô êtyl urê (NEU) Câu 45. Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn (còn gọi là đột biến gen lặn) là: A. Bệnh máu không đông và bệnh Đao B. Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng C. Bệnh máu không đông và bệnh Bạch tạng D. Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao