Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_8_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI MÔN GDCD 8. Năm học: 2022 – 2023 I. KIẾN THỨC. 1. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh - Hiểu thế nào là tình bạn. - Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và cộng đồng. 2. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác - Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. - Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác. 3. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Hiểu được ý nghĩa của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 4. Lao động tự giác và sáng tạo - Hiểu được thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động. - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo. - Biết kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh hành vi, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt hiệu quả cao trong lao động, học tập. II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP. Câu 1: Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh là: A. Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình. B. Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn. C. Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác. D. Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập Câu 2: D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì? A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt. Câu 3: Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi dân tộc khác: A. Chỉ dùng hàng ngoại B. Chê bai hàng nước ngoài C. Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác D. Chê hàng Việt Nam Câu 4: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc? A. Điều kiện. B. Tiền đề.
  2. C. Động lực. D. Đòn bẩy. Câu 5: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì? A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình. B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế. C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc. D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực. Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chạy theo đoàn khách nước ngoài để trêu đùa. B. Học tập tất cả những điều mới lạ từ các nước. C. Nhìn chằm chằm vào một vị khách da đen khi đến gần. D. Niềm nở đón tiếp đoàn khách nước ngoài đến thăm trường. Câu 7: Việc làm nào đây góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Tham gia tổng vệ sinh cuối năm ở khu dân cư. B. Không đi họp tổ dân phố. C. Hành nghề bói toán ở địa phương. D. Gây mất trật tự ở thôn xóm. Câu 8: Ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là A. Làm mất đoàn kết giữa hàng xóm với nhau B. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh. C. Tệ nạn ngày càng phổ biết D. Không giữ vững trật tự an ninh Câu 9: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây: A. An có thói quen vứt rác ra đầu hẽm vì không ai biết B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố C. Cô giáo tổ chức cho các em học sinh trồng hoa trên đường làng D. Công an khu vực xử phạt nghiêm những thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trong xóm Câu 10: Câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần nói đến điều gì? A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng. B. Xây dựng gia đình văn hóa. C. Xây dựng gia đình hạnh phúc. D. Xây dựng nếp sống văn minh. Câu 11: Biểu hiện của nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: A. Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết. B. Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn. C. Quét dọn đường phố sạch sẽ D. Mọi người có thói quen vứt rác ở 1 gốc phố Câu 12: Cộng đồng nào sau đây là cộng đồng dân cư? A. ASEAN B. Cộng đồng mạng C. Dòng họ D. Tổ dân phố Câu 13: Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ mang phần đến cho Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? A. Lao động sáng tạo. B. Trung thực. C. Lao động tự giác. D. Tiết kiệm.
  3. Câu 14: Trước đây A thường học bằng cách ghi ra sách vở rồi đọc lại cho thuộc, từ khi mẹ mua cho máy tính, A sử dụng máy tính để học trên mạng và tải tài liệu về học. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Lao động chân tay. B. Lao động thân thể. C. Lao động tự giác. D. Lao động sáng tạo. Câu 15: Lao động sáng tạo là A. Tự giác học bài, làm bài. B. Đi học và về đúng giờ quy định. C. Cải tiến phương pháp học tập. D. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp. Câu 16: Lao đông tự giác, sáng tạo sẽ mang lại cho bản thân chúng ta những lợi ích nào? A. Từng bước hoàn thiện bản thân B. Tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc C. Tự mình giải quyết được công việc, không cần đến sự hợp tác của người khác D. Làm theo ý mình không phải nghe theo ai. Câu 17: Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là? A. Lao động tự giác. B. Lao động sáng tạo. C. Lao động. D. Sáng tạo. Câu 18: Em hãy đọc bài viết sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: Học sinh lớp 8 sáng chế “Xe vệ sinh đa năng” “Thấy các cô chú lao công tại trường hằng ngày làm vệ sinh hết sức vất vả, nhóm học sinh (HS) lớp 8 (Tăng Thanh Hà, Lương Bảo Ngọc và Nguyễn Trương Mai Phương) Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (quận 10, TP.HCM) đã nảy sinh ý tưởng chế tạo ra chiếc “Xe vệ sinh đa năng”. Xe được điều khiển bằng tay cầm, có rất nhiều tính năng như quét rác,sàng lọc rác, chà sàn, lau sàn, xịt nước. Sáng chế đã vinh dự được nhận giải Nhì tại Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 25 tại Quảng Bình.” (giaoducthoidai.vn - ngày 11.08.2019) Em có suy nghĩ gì khi đọc thông tin trên? Từ thông tin và những kiến thức đã học em hãy cho biết lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? GỢI Ý: - Nêu suy nghĩ cá nhân: . . - Ý nghĩa: Giúp con người học tập mau tiến bộ; nâng cao năng suất và chất lượng lao động; phát triển nhân cách; thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Câu 19: “Hiện nay một số học sinh có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bao lực, tình trạng học sinh đánh nhau tương đối phổ biến, thường xuất phát từ một bất đồng rất nhỏ” a. Em có suy nghĩ gì về tình trạng trên? Theo em những điều cần tránh trong mối quan hệ tình bạn là gì? b. Em sẽ làm gì trong những tình huống sau? - Khi thấy các bạn đánh nhau? - Khi thấy bạn mình bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy? GỢI Ý:
  4. a.Hs nêu suy nghĩ cá nhân: Biểu hiện xấu, thiếu lành mạnh, tiêu cực, vi phạm kỉ luật và pháp luật. Gây hậu quả xấu đáng lên án - Cần tránh: Bao che khuyết điểm, mất đoàn kết, rủ rê lôi kéo bạn vào những việc làm xấu, phân biệt đối xử, trêu chọc, ghép đôi. b. - Khi thấy các bạn đánh nhau em sẽ làm gì . Câu 20: Cho tình huống: Thắng nói với Tùng: Thắng: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được. Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi! a. Em đồng ý với hai bạn không? Vì sao? b. Hãy cho biết ý kiến riêng của riêng em về vấn đề trên? Hết