Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 7

docx 10 trang thaodu 3430
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_lich_su_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 7

  1. Tên:___ Lớp:___  Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Môn Lịch Sử 7 Câu 1: Em hãy cho biết về sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu - Cuối thế kỉ V, Người Giéc Man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây và lập ra nhiều vương quốc mới như: Vương quốc Ăng Lô Xắc Xông, Vương quốc Phơ Răng, Tây Gốt, Đông Gốt, - Họ còn chiếm ruộng đất của chủ nô chia cho nhau và phong cho nhau những tước vị cao, Trở thành lãnh chúa phong kiến. Nô lệ được giải phóng và nông dân trở thành nông nô. Xã hội phong kiến được hình thành Câu 2: Lãnh địa phong kiến là gì hãy nêu đặc điểm của lãnh địa phonh kiến? - Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng riêng của lãnh chúa bao gồm những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh, có dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại. - Đặc trưng cơ bản của lãnh địa là tự cung tự cấp. Câu 3: Các thành thị trung đại đã hình thành như thế nào? - Nguyên nhân: Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi mua bán từ đó hình thành nên các thị trấn, thành thị. - Đặc trưng cơ bản của thành thị là có trao đổi mua bán. Sống chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công. Câu 4: Có những cuộc phát kiến địa lý nào, Kể ra. Nêu Nguyên nhân và ý nghĩa của những cuộc phát kiến ấy. - Nguyên nhân: Do nhu cầu phát triển, tiến bộ về kĩ thuật hàng hải như: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng thuyền lớn. - Những cuộc phát kiến địa lý: + Năm 1487: Đi a xơ đã đi đến cực Nam châu Phi + Năm 1498: Va xcô đơ Ga ma đã cập bến Ca-Li-Cút ở phía tây Nam Ấn độ + Năm 1492: Cô Lôm bô tỉm ra châu Mĩ + Từ năm 1519- 1522 Ma gien Lăng lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất. - Ý nghĩa: Những cuộc phát kiến địa lý đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản Châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc châu báu khổng lồ và những vùng đất mênh mông ở: Châu Á, Châu Âu và Châu Mĩ. Page 1
  2. Câu 5: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu đã diễn ra như thế nào? - Giai cấp tư sản là những quý tộc và thương nhân giàu có nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên ở các nước thuộc địa, mở rộng sản xuất kinh doanh, bóc lột sức lao động người làm thuê. - Giai cấp vô sản hình thành từ những nông nô bị cướp ruộng đất vào làm trong các xí nghiệp tư sản Hình thành chủ nghĩa tư bản Câu 6: Hãy nêu những nét tiêu biểu về Phong trào Văn hóa Phục Hưng - Nguyên nhân: Sự kìm hãm dùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hóa, giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị - Nội dung: Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-Tô đã phá chế độ phong kiến. Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan di vật. - Ý nghĩa: Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến. Mở đường cho sự phát triển văn hóa châu Âu và nhân loại. Câu 7: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo - Nguyên nhân: Sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế đọ phong kiến là lục cản đối với giai cấp tư sản. - Diễn biến: Cải cách của Lu Thơ, cải cách của Can Vanh hình thành một giáo hội mới là đạo Tin Lành - Hệ Quả: Đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái,thúc đẩy phong trào đấu tranh của nông dân Đức. Câu 8: Hãy cho biết về sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc - Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành thế kỉ III thời nhà Tần - Xã hội có 2 giai cấp: + Địa chủ là một số quan lại và nông dân giàu chiếm ruộng đất lại có quyền lực + Nông dân lĩnh canh là nhiều nông dân bị mất ruộng đất trở nên nghèo túng phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp thuế Câu 9: Hãy cho biết một vài nét về xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán - Thời Tần: chia đất nước thành quận huyện cử quan cai trị, banh hành chính sách đo lường tiền tệ. Thi hành chế độ cai trị hà khắc. Gây chiến tranh xâm lược - Thời Hán: Xóa bỏ chế độ luật pháp hà khắc, giảm tô thuế và sưu dịch kinh tế xã hội ổn định. Tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 10: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường Page 2
  3. - Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện, mở khoa thi chọn nhân tài, giảm tô thuế, thực hiện chế độ quân điền. Kinh tế phát triển mạnh hơn các triều đại khác. - Thi hành xâm lược. Câu 11: Hãy cho biết Trung Quốc ở thời Tống Nguyên như thế nào? - Thời Tống: Nhà nước thi hành nhiều chính sách như miễn giảm thuế, sưu dịch. Mở mang thủy lợi phát triển công nghiệp. Có nhiều phát minh như: la bàn, thuốc súng, nghề in - Thời Nguyên: Vua Mông Cổ diệt nhà Tống lập ra nhà Nguyên. Thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc người Mông Cổ có địa vị cao hưởng nhiều đặc quyền, người Hán có địa vị thấp cấm đoán đủ thứ. Câu 12: Hãy cho biết Trung Quốc ở thời Minh – Thanh như thế nào? - Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh - Quân Mãn Thanh từ phía Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh. - Cuối thời Minh – Thanh công thương nghiệp phát triển. Câu 13: Thế nào là văn hóa, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến? - Tư tưởng: Nho Giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. - Thời nhà Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Đỗ Phủ, Lý Bạch. Thời Nguyên – Thanh xuất hiện các bộ tiểu thuyết có giá trị như: Tây du kí, Hồng Lâu Mộng, - Khoa học – kĩ thuật có nhiều phát minh rất quan trọng như: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng. Câu 14: Ấn độ dưới thời phong kiến có gì đặc biệt - Vương triều Gúp – ta ( thế kỉ IV – VI ) + Thời kì nà, Ấn Độ trở thành 1 quốc gia phong kiến hùng mạnh, công cụ sắt đuovự sử dụng rộng rãi, kinh tế xã hội và văn hóa phát triển. + Đến đầu thê kỉ VI, vương triều Gúp ta bị diệt vong, sau đó Ấn Độ luôn bị nước ngoài xâm lược, cai trị. - Vương triều Hồi giáo Đê – Li ( Thế kỉ XII – XVI) + Bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược + Lập ra triều đại hồi giáo Đê – Li + Cướp đoạt ruộng đát + Cấm đoán đạo Hin – Đu + Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng. - Vương triều Mô gôn ( thế kỉ XVI – giữa thế kỉ XIX) + Bị người Mông chiếm đóng lập nên + Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa. + Giữa thê kỉ XIX, Ấn độ trở thành thuộc địa của Anh. Page 3
  4. Câu 15: Văn hóa Ấn Độ thời đó có gì đặc biệt? - Là một trong những trung tâm văn minh nhân loại. - Chữ viết: Chữ Phạn là chữ viết riêng dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác thơ văn. Đây là nguồn gốc của chữ viết Hin – đu - Tôn giáo: Đạo Bà La Môn, Đạo Hin – Đu, Đạo Phật. - Văn học: nhiều thể loại, giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ, - Nghệ thuật kiến trúc: đền, chùa. Câu 16: Em hãy cho biết về sự hình thành của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á - Đông Nam Á hiện nay có 11 quốc gia: Việt Nam Lào Campuchia Thái Lan Mi –an – ma Malaysia, Xin – ga – po, In – đô – nê- sia, Philinpin, Bru – nây, và Đông Ti Mo. - Đặc điểm chung về tự nhiên: chịu ảnh hưởng của gió mùa, 1 năm có hai mùa mưa và khô. Thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nhưng cũng gặp phải khó khăn: hạn hán, lũ lụt. - Từ thế kỉ X đầu Công Nguyên, xuất hiện các quốc gia cổ như: Cham Pa, Phù Nam Câu 17: Em hãy cho biết về sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. - Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII là thời kì thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á. - Trong thế kỉ XIII do sự tấn công của người Mông Cổ, người Thái di chuyển xuống phía nam lập ra vương quốc Su–Khô–Thay, bộ phận khác lập ra vương quốc Lan Xang ( Lào ) - Nửa sau thế kỉ XVIII là thời kì suy yếu trở thành thuộc địa của các nước tư bản trừ Thái Lan. Câu 18: Hãy cho biết về Vương quốc Cam-Pu-Chia - Thời kì Chân Lạp, tộc người Khơ Me đã lập ra nhà nước - Thời kì Ăng- Co( từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-Pu-Chia: Nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, kiến trúc đồ sộ như: Ăng- Co- Vát, Ăng- Co- Thom. - Sau thời kì Ăng –Co Cam- Pu-Chia bắt đàu suy yếu bị Pháp xâm lược vào năm 1863. Câu 19: Hãy cho biết về Vương Quốc Lào - Tộc người đầu tiên trên lãnh thổ Lào là người Lào Thơng, về sau có người Lào Lùm. - Giữa thế kỉ XIV các bộ tộc lào thống nhất thành một nước riêng là Lan Xang ( còn gọi là Triệu Voi) - Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII, là thời kì thịnh vượng. - Thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu và trở thành thuộc địa của Châu Âu. Câu 20: Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến như thế nào? Page 4
  5. - Cơ sở kinh tế: nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công. Ở Phương Đông sản xuất nông nghiệp khép kín trong các xã, nông thôn. Ở Phương Tây, sản xuất khép kín trong lãnh địa phong kiến. - Hình thức bóc lột là địa tô - Xã hội có hai giai cấp cơ bản: Phương Đông có địa chủ và nông dân lĩnh canh. Phương Tây có lãnh chúa và nông nô. - Xã hội phong kiến Phương Tây từ thế kỉ XI công thương nghiệp phát triển. Câu 21: Bộ máy nhà nước phong kiến như thế nào? - Đứng đầu nhà nước là vua - Giai cấp thống trị: địa chủ và lãnh chúa - Giai cấp bị trị: nông dân lĩnh canh và nông nô, thợ thủ công, thương nhân. Câu 22: Ngô Quyền đã dựng nền độc lập như thế nào? - Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô Cổ Loa. - Trong triều, vua nắm mọi quyền hành giúp việc cho vua có quan văn, quan võ, quy định lễ nghi sắc phục cho quan lại. -Ở địa phương, cử các tướng giỏi coi giữ các châu quan trọng ( gọi là thứ sử các châu ) Câu 23: Hãy cho biết tình hình chi trị dưới thời Ngô như thế nào? - Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi, các phe phải nổi lên khắp nơi. - Năm 950, Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua, các cuộc tranh chấp giữa các thế lực ở địa phương vẫn tiếp diễn. - Năm 965, Ngô Xương Văn mất, loạn 12 sứ quân. Câu 24: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước - Đất nước loạn lạc, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta - Đất nước loạn lạc - Được sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với cánh quân của Trần Lãm tiến đánh các sứ quân khác - Cuối năm 967, đất nước được thống nhất. Câu 25: Nhà Đinh đã xây dựng đất nước như thế nào? - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đo ở Hoa Lư. - Năm 970, lấy niên hiệu là Thái Bình. Phong vương cho các con cử các tướng giỏi coi giữ những nơi hiểm yếu. - Xây cung điện, đúc tiền, sai người sang giao hảo với nhà Tống. Câu 26: Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê như thế nào? Page 5
  6. - Cuối năm 979, triều đình nhà Đinh xảy ra rắc rối, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta trước hoàn cảnh đó Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua. - Lê Hoàn đổi niên hiệu là Thiên Phúc - Đứng đầu nhà nước là vua giúp vua nó thái sư, đại sư, quan đại thần, quan văn quan võ. Cả nước được chia thành 10 lộ dưới có phủ, châu. - Quân đội: cấm quân và quân địa phương. Câu 27: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn đã diễn ra như thế nào? - Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy chia thành hai đạo tiến đánh nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức lãnh đạo kháng chiến. Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng, trên bộ quyết liệt quân Tống đại bại. - Ý nghĩa: Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Chứng tỏ cuộc phát triển mới của đất nước, khả năng bảo vệ độc lập. Câu 28: Em hãy cho biết về bước đầu xây dựng nền kinh tế - tự chủ - Quyền sở hữu ruộng đất thuộc làng, xã theo phong tục chia cho dân cày cấy. Người cấy phải nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho vua. Việc đào vét kênh, mương khai hoang được chú trọng nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển. - Lập một số xưởng thủ công như đúc tiền, đúc vũ khí, may mũ cho quan. Các nghệ thủ công như đúc tiền, đúc vũ khí, may mũ áo cho quan. Các nghề thủ công cổ truyền được phát triển như: dệt, làm gốm, - Nhiều trung tâm mua bán và chợ được hình thành. Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi ở vùng biên giới. Câu 29: Đời sống xã hội và văn hóa như thế nào? - Xã hội có ba tầng lớp. Tầng lớp thống trị ( vua, quan ) một số nhà sư. Tầng lớp bị trị (nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, một số ít địa chủ) và nô tì. - Giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng rãi. - Nhiều loại hình văn hóa dân gian tồn tại và phát triển như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, Câu 30: Em hãy cho biết về sự hình thành của nhà Lý - Năm 1005 Lê Hoàng mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Năm 1009 Lê Long Đĩnh mất, triều đình Tôn Lý Công Uẩn lên làm Vua. - Năm 1010 đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La và đổi tên thành là Thăng Long - Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua các quan đại thần, Quan Văn, Quan võ. Cả nước được chia thành 24 lộ phủ, dưới lộ, phủ có châu, huyện, hương và xã. Câu 31:Luật pháp và quân đội thời Lý như thế nào? - Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư ( bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ). Page 6 Luật quy định chặt chẽ việc bảo về nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và
  7. tài sản nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc. - Quân đọi: cấm quân và quân địa phương, thi hành chính sách ngụ binh ư nông - Đối nội đối ngoại: thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, quan hệ bình thường với nhà Tống và ChamPa, kiên quyết bảo vệ lãnh thỗ. Câu 32: Nhà Tống đã âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? - Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp khó khăn, để giải quyết khó khăn nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. - Nhà Tống xúi ChamPa đánh lên từ phía Nam. Phía Bắc, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người. Câu 33: Nhà Lý đã chủ tấn công trước để phòng vệ như thế nào? - Lý Thường Kiệt được cử làm tổng chỉ huy tổ chức cuộc kháng chiến. Cho quân đánh dẹp ChamPa ở phía nam, chủ trương tấn công trước để tự vệ. - Diễn biến: Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân sang tiến công sang đất Tống. Đạo quân đường bộ do Tông Đản, Thân Cảnh Phúc tiến đánh Ung Châu, đạo quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh Liêm Châu sau đó lui về đánh Ung Châu. Sau 42 ngày đêm chiến đấu, quân ta làm chủ Ung Châu rồi rút quân về nước. - Ý nghĩa: Làm quân Tống hoang mang rơi vào thế bị động. Câu 34: Kháng chiến đã bùng nổ như thế nào? - Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn chia thành hai đường tiến đánh nước ta. Đạo quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy sau khi vượt Ải Nam Quan bị quân ta chặn lại ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân Thủy do Hòa Mâu chỉ huy bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh ở cửa sông Bạch Đằng không thể tiến sâu và hỗ trợ cho quân bộ. Câu 35: Cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt đã xảy ra như thế nào? - Chờ mãi không thấy quân Thủy đến, Quách Quỳ cho quân đánh vào phòng tuyến của ta nhưng bị bị quân ta đẩy lủi. Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. - Đến năm 1077, quân ta bất ngờ vượt sông tấn công quân Tống. Quân giặc thua to. Giữa lúc đó, Lý Thường Kiệt chủ động giản hòa. Quân Tống chấp nhận rút quân về nước. - Ý nghĩa: Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền đọc lập tự chủ của ta được bảo vệ. Câu 36: Em hãy nêu những sự chuyển biến của nền nông nghiệp - Nhà nước có nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất: Cày ruộng tịch điền, khai hoang đào kênh, đắp đê bảo vệ súc kéo, nên nhiều năm bội thu Page 7
  8. Câu 37: Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý như thế nào? - Các nghành dệt, làm gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức, nghề in, in bảng gỗ, đúc đồng, được ,mở rộng. Có nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên ( Hà Nội) vạc Phổ Minh( Nam Định), - Việc trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước phát triển. Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế, đất nước thái bình, ý thức dân tộc là động lực cho sự phát triển. Câu 38: Những thay đổi về mặt xã hội dưới thời Lý là gì? - Vua, quan là giai cấp thống trị, số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ. - Nông dân chiếm đại đa số, ngoài ra còn có thợ thủ công, thương nhân và nô tì. Câu 39: Giáo dục và văn hóa thời Lý như thế nào? - Năm 1070, văn miếu được xây dựng ở Thăng Long - Năm 1076, mở Quốc Tử Giám - Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên - Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển - Các vua Lý sùng đạo Phật - Ca hát, nhảy múa, các trò chơi dân gian đều phát triển - Kiến trúc điêu khắc, quy mô đạt trình độ tinh vi như chùa Một Cột, tượng A di đà Phật, hình rồng Thời Lý. Câu 40: Nhà Lý đã sụp đổ như thế nào? - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu quan lại ăn chơi sa đọa không chăm lo đời sống nhân dân. - Kinh tế khủng hoảng, mất mùa dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý dựa vào họ Trần để dàn thọ. - Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. Câu 41: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? - Bộ máy nhà nước giống thời Lý được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền có ba giai cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, châu, huyện và cấp đơn vị hành chính cơ sở là xã. Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. Đặt thêm một số cơ quan như: Quốc Sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, Hà Đê sứ, Khuyến Nông sứ, Đồn điền sứ, - Cả nước chia thành 12 lộ. Câu 42: Em hãy cho biết về luật pháp thời Trần? Page 8
  9. - Ban hành bộ Quốc triều Hình luật. Nội dung giống luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, mua bán ruộng đất. Câu 43: Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào? - Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ, ở các làng xã còn có các hương binh, ngoài ra còn có quân đội của các vương hầu. Tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông” và chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông’’.Quân đội được học tập và luyện tập võ nghệ thường xuyên. - Cử các tướng giỏi giữ nơi hiểm yếu, xây dựng tinh thần đoàn kết. Câu 44: Nhà Trần đã phục hồi và phát triển kinh tế như thế nào? - Về nông nghiệp nhà Trần đẩymạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. - Đặt thêm một số cơ quan, chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Hà Đê Sứ, Khuyến Nông Sứ, Đồn điền sứ. - Thủ công nghiệp: Nhà nước và thủ công nghiệp cổ truyền được phát triển như đồ gốm, đúc đồng, - Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều, Thăng Long có 61 phường buôn bán với nước ngoài cũng được phát triển nhất là cảng Vân Đồn. Câu 45: Em hãy cho biết âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. - Đầu thế kỷ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập đã tiến hành xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á và châu Âu - Năm 125, quân Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm chiếm đoạt toàn bộ Trung Quốc, để chiếm được Trung Quốc chúng trong quân xâm lược Đại Việt trước. Câu 46: Nhà Trần đã chuẩn bị xâm lược và chiến thắng Quân Tống như thế nào? - Được tin vua của Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ sẵn sàng đánh giặc. - Tháng 1 năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy xâm lược nước ta. Giặc theo đường sông Thao, tiếng xuống Bạch Hạc đến vùng Bình Lệ Nguyên thì bị quân ta chặn lại. Để bảo toàn lực lượng nhà Trần cho quân rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống" , giặc gặp nhiều khó khăn. - Nắm được thời cơ nhạc Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. - Ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân giặc thua trận rút khỏi Thăng Long chạy về nước. Kháng chiến thắng lợi. Câu 47: Thế nào là âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên? - Năm 1279, quân Mông Cổ chiếm Trung Quốc lập ra nhà Nguyên. Page 9
  10. - Năm 1283, hơn 1 vạn quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy xâm lược Chăm Pa nhưng thất bại. Quân Nguyên phải rút về phía bắc chờ phối hợp đánh Đại Việt. Câu 48: Nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào? Câu 49: Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ 2 là gì? Câu 50: Nhà Nguyên đã xâm lược Đại Việt lần thứ 3 như thế nào? Câu 51: Trận Vận Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã diễn ra như thế nào? Câu 52: Chiến thắng BĐ đã diễn ra như thế nào? Câu 53: Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Câu 54: Nêu ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc kháng chiến trên Câu 55: Nêu tình hình kinh tế sau chiến tranh Câu 56: Nêu tình hình xã hội sau chiến tranh Câu 57: Hãy cho biết về Đời sống văn hóa sau chiến tranh Câu 58: Hãy cho biết về văn học sau chiến tranh Câu 59: Hãy cho biết giáo dục và khoa học kĩ thuật sau chiến tranh Câu 60: Hãy cho biết kiến trúc và điêu khắc sau chiến tranh Câu 61: Hãy cho biết tình hình kinh tế sau khi nhà Trần suy sụp Câu 62: Hãy cho biết tình hình kinh tế xã hội sau khi nhà Trần suy sụp Câu 63: Hãy cho biết nhà Hồ thành lập như thế nào? Câu 64: Thế nào là những biện pháp cải cách Hồ Quý Ly? Câu 65:Thế nào là ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly? Câu 66: Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ đã diễn ra như thế nào? Câu 67: Thế nào là chính sách cai trị của nhà Minh? Câu 68: Em hãy nêu những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần. Page 10