Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến 1873

docx 5 trang thaodu 4650
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến 1873", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_lich_su_lop_8_bai_24_cuoc_khang_chien_tu_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến 1873

  1. BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858-ĐẾN 1873 A. Lý thuyết I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM Lược đồ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược 1858- 1885, nguồn: Internet 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859 - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, rạng sáng ngày 1/9/1858, 3000 quân Pháp – Tây Ban Nha nổ sung tấn công Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp chiếm Đà Nẵng rồi kéo quân ra Huế buộc triểu đình đầu hàng, kết thúc chiến tranh. - Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dung chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại, sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
  2. ( Lược đồ chiến trường Đà Nẵng 1858) 2. Chiến sự ở Gia Đình năm 1859 - 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. - Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. - Đêm 23/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công qui mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch. Đại đồng Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và tỉnh thành Vĩnh Long. - Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất. Nội dung cơ bản của hiệp ước: triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn, mở ba cuar biern Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây, bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc, Pháp sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
  3. II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì - Tại Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình chống giặc. - Tại Gia Định: Phong trào kháng chiến của nhân dân sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên song Vàm Cỏ Đông ( 10/12/1861): Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm địch thất điên bát đảo. 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ - Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình Huế cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24/06/1867, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. - Nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa khắp nơi. Các trung tâm kháng chiến được thành lập ở Đồng Tháo Mười, Tây Ninh, Bến Tre, với các lãnh tụ nổi tiến như Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Các nho sĩ dùng thơ văn để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, B. Trắc nghiệm Câu 1: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do? A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng. B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương C. Quân Pháp thiếu lương thực. D. Khí hậu khắc nghiệt. Câu 2: Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Trương Quyền. Câu 3: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
  4. A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi. B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở. C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu. Câu 4: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào? A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét. B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội. C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu. D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần. Câu 5: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì? A. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”. B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế. C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng. D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung. Câu 6: Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ? A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương. C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Trường Tộ. Câu 7: Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ai? A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị, B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị, C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm, D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,
  5. Câu 8: Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì? A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ. B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến. C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng. D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân. Câu 9: Câu nói “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định B. Trương Quyền C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Tri Phương Câu 10: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch khong đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết. D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. Hướng dẫn trả lời: câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp A A B C A B A A C D án