Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 9 - Đỗ Tiến Nhận
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 9 - Đỗ Tiến Nhận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_9_do_tien_nhan.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 9 - Đỗ Tiến Nhận
- TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG GV. ĐỖ TIẾN NHẬN ĐỀ ÔN TẬP ĐỊA LÝ 9 Câu 1: Quần cư nông thôn không có đặc điểm nào sau đây? A. Có mật độ dân số thấp B. Sống theo làng mạc, thôn xóm. C. Nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp. D. Chủ yếu là nhà cao tầng, khu dân cư, biệt thự Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí trang 15, hãy cho biết mật độ dân số của Đà Nẵng là: A. 101 - 200 người/km2 B. 201 - 500 người/km2 C. 501 - 1000 người/km2 D. 1001 - 2000 người/km2 Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về chất lượng lao động nước ta A. Chất lượng lao động cao. B. Lao động nước ta có kinh nghiệp trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao D. Lao động Việt Nam cần cù chịu khó thông minh, sáng tạo. Câu 4: Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh là do A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện. B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. C. quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao. D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao. Câu 5: Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta? A. Mở rộng quy mô các thành phố. B. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. C. Số dân thành thị tăng nhanh. D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng. Câu 6: Phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào? A. Dãy Bạch Mã. B. Dãy Trường Sơn Bắc. C. Dãy Tam Điệp. D. Dãy Hoành Sơn. Câu 7: Ngành công nghiệp nào không phải là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ? A. Khai thác khoáng sản. B. Sản xuất vật liệu xây dựng. C. Chế biến nông sản xuất khẩu. D. Sản xuất máy nông nghiệp. Câu 8: Khu vực ngoài nhà nước gồm A. Địa phương, tư nhân. B. Tư nhân, cá thể, tập thể C. Địa phương, tư nhân, cá thể. D. Nước ngoài, cá thể, địa phương Câu 9: Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của: A. Dân tộc Tày; Nùng. B. Dân tộc Thái, Mường. C. Dân tộc Mông. 1
- TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG GV. ĐỖ TIẾN NHẬN D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai. Câu 10: Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2009 lần lượt là: A. 91,9 và 91,0 B. 66,5 và 75 C. 41,6 và 34 D. 34 và 41,6 Câu 11: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô: A. Vừa và nhỏ B. Vừa C. Lớn D. Rất Lớn Câu 12: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta: A. Dồi dào, tăng nhanh B. Tăng chậm C. Hầu như không tăng D. Dồi dào, tăng chậm Câu 13: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới: A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc. B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn. C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực. D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng. Câu 14: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta: A. Cây lương thực B. Cây hoa màu C. Cây công nghiệp D. Cây ăn quả và rau đậu Câu 15: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với: A. Các đồng cỏ tươi tốt B. Vùng trồng cây ăn quả C. Vùng trồng cây công nghiệp D. Vùng trồng cây lương thực Câu 16: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò: A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. B. Giữ gìn môi trường sinh thái. C. Bảo vệ con người và động vật. 2
- TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG GV. ĐỖ TIẾN NHẬN D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi. Câu 17: Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta là: A. Dân cư và lao động. B. Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp C. Các nhân tố kinh tế - xã hội. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng Câu 18: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ? A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. B. Nền kinh tế phát triển năng động. C. Giao thông vận tải phát triển. D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế. Câu 19: Sự phân bố các trung tâm thương mại không phụ thuộc vào: A. Quy mô dân số. B. Sức mua của người dân. C. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế. D. Nguồn lao động chất lượng cao. Câu 20: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là: A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình. B. chịu tác động rất lớn của biển. C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ. D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn. Câu 21: Loài gia súc nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước? A. Bò. B. Dê. C. Trâu. D. Ngựa. Câu 22: Những thế mạnh kinh tế quan trọng hàng đầu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm và phát triển ngành thủy sản B. trồng cây lương thực, cây ăn quả và khai thác lâm sản C. giao thông vận tải biển và nuôi trồng thủy sản D. khai thác khoáng sản và phát triển thủy điện Câu 23: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là: A. đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nước mặt phong phú. C. có một mùa đông lạnh. D. địa hình bằng phẳng. Câu 24: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ Câu 25: Khó khăn không phải trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ là: 3
- TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG GV. ĐỖ TIẾN NHẬN A. Đồng bằng hẹp B. Đất đai kém màu mỡ C. Nhiều thiên tai D. Người dân có kinh nghiệm sản xuất. Câu 26: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Sắt, đá vôi, cao lanh. B. Than nâu, mangan, thiếc. C. Đồng, Apatít, vàng. D. Cát thủy tinh, ti tan, vàng. Câu 27: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành: A. chăn nuôi gia súc lớn B. nuôi bò, nghề rừng C. công nghiệp, thương mại D. trồng cây công nghiệp Câu 28: Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng: A. Có mật độ thấp chỉ sau Đồng bằng sông Hồng. B. Dân cư đông đúc do nhập cư từ các vùng khác. C. Có mật độ dân số thấp nhất cả nước. D. Có mật độ trung bình so với các vùng khác. Câu 29: Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là: A. Bô xit B. Vàng C. Kẽm D. Than đá. Câu 30: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là: A. Đát xám và đất phù sa B. Đất badan và đất feralit C. Đất phù sa và đất feralit D. Đất badan và đất xám Câu 31: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ: A. Là trung tâm kinh tế phía Nam. B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng. C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á. D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất. Câu 32: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh: A. Nghề rừng. B. Giao thông. C. Du lịch. D. Thuỷ hải sản. Câu 33: Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau. B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng. C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu. 4
- TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG GV. ĐỖ TIẾN NHẬN D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. Câu 34: Đâu không phải là cảng biển: A. Đà Nẵng B. Cần Thơ C. Vũng Tàu D. Quy Nhơn Câu 35: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản. C. Phòng chống ô nhiễm biển. D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển. Câu 36: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì: A. Có nhiều diệt tích đất phù sa phù hợp với cây cà phê. B. Có nguồn nước ẩm rất phong phú. C. Có độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ. D. Có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê. Câu 37: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy hải sản 2000(đơn vị tấn) Sản lượng Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản lượng 2250499 1169060 Tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là : A. 50% B. 51% C.51,9 % D. 52 % Câu 38: Ngoài những thử thách trong nước, ta đang phải đối mặt với thử thách từ bên ngoài là: A. Du nhập lao động B. Du nhập máy móc, thiết bị C. Du nhập hàng hoá D. Sự đầu tư. Câu 39: Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường các nước thuộc châu lục nào? A. Châu Mĩ B. Châu Âu C. Châu Phi D. Châu Á Câu 40: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta trước hết là nhờ: A. có số dân đông nhất. B. có nhiều điểm tham quan du lịch C. có ngành công nghiệp đa dạng nhất. D. cả 3 yếu tố trên. 5