Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường PT Herman Gneirer Vinh (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường PT Herman Gneirer Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2016_2017_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường PT Herman Gneirer Vinh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD –ĐT TP VINH TRƯỜNG PT HERMAN GMEIRER VINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT Câu 1: ( 2 điểm) Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta? Câu 2: ( 3 điểm) Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Câu 3: ( 2 điểm) Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng trọt của nước ta?. Câu 4: ( 3 điểm) Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991-2002 (%) Các Các ngành kinh tế năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông -lâm-ngư nghiệp 40,5 30,0 27,0 26,0 25 23,0 23,0 Công nghiệp-xây dựng 24,0 29,0 29,0 32,0 35 38,0 38,5 Dịch vụ 35,5 41,0 44,0 42,0 40 39,0 38,5 a.Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991-2002. b. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng các ngành kinh tế của nước ta thời kỳ 1991 – 2002 ? . .HẾT. Trang 1/1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ LỚP:9 Câu Yêu cầu cụ thể Điểm 1 - Khó khăn: (1 điểm) + Khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm 0,25đ + Chất lượng cuộc sống nhân dân chậm nâng cao, 0,25đ + Khó khăn trong vấn đề ổn định trật tự xã hội 0,25đ + Vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường gặp nhiều khó khăn 0,25đ -Lợi ích: (1 điểm) +Vấn đề việc làm giải quyết dễ dàng hơn + Chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, 0,25đ + Vấn đề trật tự XH được ổn định hơn, 0,25đ + Vấn đề tài nguyên môi trường nhanh chóng được khôi phục 0,25đ 0,25đ 2 Ý nghĩa về kinh tế: 1đ Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước, tạo ra động lực mới cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến khoáng sản. Nâng cao vị thế của vùng tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn. Khai thác hiệu quả các thế mạnh về: Chế biến khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho phép phát triển nông nghiệp hành hóa hiệu quả cao. Về xã hội: 1đ Đây là vùng tập trung các dân tộc ít người, mức sống thấp, kinh tế khó khăn. Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó từng bước xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa giữa người dân miền núi với đồng bằng. Góp phần hạn chế hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng. Về chính trị: Củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc. 1 Đây là vùng căn cứ địa cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nên việc phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và
  3. thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Về quốc phòng: Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới. 3 Cây lương thực :( 1điểm) - Lúa là cây lương thực chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình 0,5đ quân đầu người không ngừng tăng. - Lúa được trồng ở khắp nơi tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng châu thổ 0,5đ S.Hồng và S.Cửu Long Cây công nghiệp: ( 1điểm) - Vai trò của cây công nghiệp trong nông nghiệp: 0,5đ + Việc trồng CCN tạo ra sản phẩm XK , cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, bảo vệ môi trường - Điều kiện phát triển: nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, 0,25đ nhất là cây công nghiệp lâu năm - Phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước. Tập trung 0,25đ nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Cây ăn quả:(1 điểm) - Nước ta có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả.có nhiều loại quả ngon được thị trường ưa chuộng 0,5đ - Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: ĐBSCL và ĐNB. 0,5đ 4 - Vẽ biểu đồ: ( Miền ) Đúng, đẹp 1,5 đ - Có chú giải 0,25đ - Có tên biểu đồ 0,25đ - Nhận xét: + Sự chuyển dịch cơ cấu GDP : Giảm mạnh cơ cấu nông lâm-ngư nghiệptừ 40,5% xuống 23% cho thấy cơ cấu GDP có sự thay đổi. Nước 0,5đ ta chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp (0,5đ) + Tỉ trọng của khu vực KT Công nghiệp-xây dựng tăng nhanh 0,25đ (0,25đ) + Phản ánh thức tế về sự chuyển biến mạnh theo hướng công nghiệp hoá 0,25đ hiện đại hoá. .HẾT.