Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_6.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 6
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 6 A, Nội dung: chương trình học kì 2, chú ý ôn tập kĩ các bài: 17,19,21,23,26. B, Hướng dẫn; (cần ôn thêm sgk ) Câu 1: Giải thích vì sao hai Bà Trưng được nhân dân ta tôn thờ.? Trả lời: - Nhân dân ta có truyền thống tốt đẹp là luôn tôn thờ, biết ơn những người anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, quê hương. - Hai Bà Trưng tiêu biểu cho ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc trước giặc ngoại xâm nên thế hệ con cháu luôn khâm phục tự hào và biết ơn. Câu 2: Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu? Trả Lời: - Do đây là khởi nghĩa thu hút được đông đảo dân tham gia chống lại sự thống trị của nhà Hán hô 1 tiếng là 65 thành đều hưởng ứng. - Cuộc khời nghĩa này báo hiệu phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta. Câu 3: trình bày điễn biến, kết quả cuộc khời nghĩa Hai Bà Trưng? Trả Lời: * Diễn biến - Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. - Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại quân giặc làm chủ Mê Linh. - Từ Mê Linh đánh xuống Cổ Loa và Luy Lâu. * Kết quả: - Tô Định chạy trốn về nước. - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Câu 4: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi? (trả lời theo bài học ở lớp) Câu 5: Nhà nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Vạn xuân? Trả Lời: Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Vạn xuân: - Sau khi đánh bại quân Lương, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế,lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước mãi mãi tự do, tươi đẹp như vạn mùa xuân. Đóng đô ở sông Lô Tịch. - Thành lập triều đình với 2 ban Văn, Võ do Tinh Thiều và Triệu Túc đứng đầu. ý nghĩa: - Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân thể hiện tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Câu 6: Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Bí? Trả Lời: - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa hào kiệt nhiều nơi hưởng ứng. - Gần 3 tháng, chiếm hầu hết các quận , huyện Tiêu Tư hoảng sợ chạy về Trung Quốc . - tháng 4/542 đánh bại quân Lương. - Đầu năm 543, ta chủ động đánh quân lương ở Hợp Phố . Quân địch bị giết gần hết khởi nghĩa thắng lợi . Câu 7, Cuộc kháng chiến chống Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ: a, Nguyên nhân: Năm 930 nhà Nam Hán xâm lược nước ta, Khúc Thừa Mỹ không chống cự nổi bị bắt đem về Quảng Châu. b, Diễn biến: Dương Đình Nghệ là một tướng cũ của Khúc Hạo. Năm 931 Dương Đình Nghệ kéo quân ra Bắc bao vây tấn công thành Tống Bình, quân Hán cho người về nước cứu viện. Viện binh giặc chưa tới nơi, Dương Đình Nghệ đã chiếm thành Tống Bình, chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến, bị ta đánh tan tác. Tướng chỉ huy bị giết tại trận. c, Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi Dương Đình Nghệ xưng tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ. d, Ý nghĩa: khẳng định chủ quyền của dân tộc, nhân dân ta có đủ khả năng, sức mạnh để bảo vệ dân tộc.
- Câu 8, Quá trình họ Khúc giành và củng cố quyền tự chủ cho đất nước a, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ: cuối thế kỉ 9 nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy. Năm 905, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Tống Bình tự xưng tiết độ sứ xây dựng chính quyền tự chủ. Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ. Ý nghĩa: buộc phải thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình. Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa. b, Khúc Hạo củng cố quyền tự chủ: - Ông làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người Việt cai quản tới tận xã; định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu Mục đích: những việc làm trên của Khúc Hạo: củng cố xây dựng nền tự chủ để khẳng định người Việt tự cai quản đất nước, cuộc sống của mình, tự quyết định tương lai của mình. II. TRẮC NGHIỆM: (đọc thêm sgk) Câu 1. Sau khi bị sáp nhập vào Nam Việt, Âu Lạc bị chia thành? Hai quận : Giao Chỉ và Cửu Chân. Câu 2. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa năm nào? năm 40 Câu 3. Dưới ách thống trị nhà Đường, quan lại người Trung Quốc cai trị nước ta đến cấp? Châu, huyện. Câu 4. Lực lượng tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan đánh thành tống bình gồm? nhân dân khắp Giao châu, Cham-pa. Câu 5. Khởi nghĩa Mai thúc Loan diễn ra năm nào? Năm 722. Câu 6. Khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra năm nào? Năm 776 – 791. Câu 7. Phùng Hưng quê ở ? Đường Lâm. Câu 8. châu Giao được tách thành? Quảng Châu và Giao Châu Câu 9. Nhà Hán giữ độc quyền về? sắt. Câu 10. ở Giao Châu ngành gì phát triển? nông nghiệp. Câu 11. ở Giao Châu ngoại thương như thế nào? chính quyền đô hộ giữ độc quyền buôn bán .