Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 8

docx 4 trang thaodu 7481
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II I . PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Cân nghi vấn : Đặc điểm , hình thức và chức năng chính : * Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao ) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. * Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Chức năng khác : *Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm , dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 2. Câu cầu khiến : Đặc điểm , hình thức và chức năng: * Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo * Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 3. Câu cảm thán : Đặc điểm , hình thức và chức năng: * Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi,chao ơi (ôi),trời ơi,thay,biết bao,xiết bao,biết chừng nào dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. - Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. 4. Câu trần thuật : Đặc điểm , hình thức và chức năng: * Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả, - Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). * Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 5. Câu phủ định : Đặc điểm , hình thức và chức năng:
  2. * Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chưa,không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là),đâu (có) *Câu phủ định dùng để : - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả) - Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ). 6. Hành động nói * Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định. * Những kiểu hành động nói thường gặp là : - Hành động hỏi - Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ) - Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức, ) - Hành động hứa hẹn - Hành động bộc lộ cảm xúc. *Trực tiếp : Thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp hành động đó . Gián tiếp : Thực hiện bằng kiểu câu khác ( kiểu câu và chức năng không có sự tương hợp. ) II. Phần văn bản : 1. Nêu ý nghĩa văn bản , 8 dòng đầu bài Nhớ rừng *Ý nghĩa văn bản : Mượn lời con hổ trong vườn bách thú tác giả bộc lộ tình yêu nước thầm kín . Nỗi khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Bài thơ : SGK 2. Chép thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài quê hương *Nội dung: a. Lời kể về quê hương làng biển Giới thiệu chung về làng biển “ vốn làm nghề chài lưới ” bằng những lời thơ bình dị Cảnh đoàn thuyền ra khơi +Không gian cao rộng trong trẻo ánh sáng hồng + Con thuyền mang khí thế dũng mãnh + Cánh buồm căng tràn sức sống biểu tượng cho linh hồn làng quê Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về + Không khí ồn ào tấp nập , đông vui khi cá đầy ghe + Người dân chài : miêu tả chân thực lãng mãn tầm vóc phi thường +Chiếc thuyền : nằm im ngơi nghĩ trên bến b. Nỗi lòng của tác giả : Luôn da diết nhớ về quê hương . Bài thơ : SGK 3. Chép thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung, ý nghĩa bài Tức cảnh Pác Bó
  3. *Nội dung Hiện thực cuộc sống trong hang Pác Bó nhiều gian khổ thiếu thốn Sự nghiệp lớn dịch sử đảng phải có niềm tin vững chắc không thể lây chuyển - Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên giữa thiên nhiên Pác Bó mang lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung , tự tại *Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thễ hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan tinh tưởng vào sự nghiệp cách mạng. *Bài thơ : SGK 4. Nêu ý nghĩa văn bản, bài Chiếu dời đô Ý nghĩa văn bản :ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Đại La và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lý Công Uẩn *Vì sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư vể thành Đại La Hạn chế Hoa Lư Đất đai thấp bị ngập lụt nhân dân khốn khổ địa hình núi rừng hiểm trở không thích hợp cho sự phát triển đất nước Ưu điểm Đại La : là nơi trung tâm trời đất , đất đai rộng thoáng , muôn vật thích nghi lại có lợi thế về phong thủy chính trị thuận tiện cho sự phát triển đất nước . Dời đô là quyết định sáng suốt thể hiện tầm nhìn vể sự phát triển đất nước của Lý Công Uẩn 5. Nêu tác giả , tác phẩm , nội dung bài Hịch tướng sĩ Tác giả : Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn ) (1231-1300) là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược . Tác phẩm Hịch : là thể văn chính luận trung đại có kết cấu chặt chẽ lí lẻ sắc bén dùng để khích lệ tình cảm tinh thần đấu tranh chống kẻ thù Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược sẵn sàng đối phó âm ưu xâm lược của giặc Mông-Nguyên lần thứ 2 ( 1285) Nội dung : Để kêu gọi khích lệ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm , bài Hịch đã từng bước tác động tướng sĩ suy nghĩ về : - Tinh thần trung quân , ái quốc , nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng cũng như là đối với đất nước . - Tình thế đất nước : thái độ ngang ngược của giặc , âm mưu xâm lược của chúng đã bộc lộ rõ , trong khi đó tướng nhà Trần vẫn bàng quang không lo lắng cho hiểm họa xâm lăng đang đe dọa đất nước .
  4. - Hành động mà các tướng sĩ phải làm : cảnh giác trước âm ưu xâm lược , tăng cường luyện tập Binh Thư Yếu Lược , sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù . *Nêu mục đích của Hịch Tướng Sĩ Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược sẵn sàng đối phó âm mưu xâm lược của giặc Mông-Nguyên lần thứ 2 ( 1285) 6. Chép thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung , nghệ thuật bài Nước Đại Việc Ta *Nội dung : a. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Vì dân , lấy dân làm gốc -> Tư tưởng nhân văn tiến bộ ->làm nên đất nước tạo ra hiền tài. b. Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc -Nền văn hiến lâu đời -Lãnh thổ chủ quyền riêng , phong tục tạp quán riêng -Có nhân tài, hào kiệt -Truyền thống lịch sử Vì thế đáng tự hào của dân tộc ta so với các quốc gia khác đặc biệt là các triều đại phong kiến phương Bắc. Bài thơ : SGK Nghệ thuật : - Thể văn biền ngẫu - Lập luận chặt chẽ - Chứng cứ hùng hồn - Lời văn trang trọng hùng hồn . III. Tập làm văn : 1. Viết đoạn văn : a. Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương với mỗi người. b. “Nước đại việt ta ” được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta , bằng đoạn văn ngắn (5-10 câu ) hãy làm rõ nhận định trên . 2. Tập làm văn : a. Nói không với tệ nạn xã hội (ma túy) b. Trang phục và văn hóa c. Sự bổ ích của những chuyến tham quan , du lịch đối với học sinh.