Đề cương ôn thi học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT

pdf 9 trang thaodu 7500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_bien_soan_theo_chuong.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT

  1. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT I. KHÁI NIỆM – Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. – Cảm ứng ở thực vật là khả năng của cơ thể thực vật phản ứng đối với sự kích thích của môi trường. Gồm: hướng động và ứng động. II. HƯỚNG ĐỘNG 1. Khái niệm – Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Gồm: + Hướng động dương: hướng về phía tác nhân kích thích. + Hướng động âm: tránh xa tác nhân kích thích. – Diễn ra tương đối chậm và được điều tiết nhờ hoocmôn. * Nguyên nhân: do auxin phân bố không đều ở 2 mặt của cơ quan. 2. Các kiểu hướng động a. Hướng sáng – Là sinh trưởng của thân hướng về ánh sáng. Thân hướng về phía ánh sáng (hướng sáng dương), rễ hướng sáng âm. * Vai trò: hướng về nguồn sáng để quang hợp. * Ứng dụng: trong trồng trọt chú ý mật độ phù hợp từng loại cây, đặc biệt khi trồng xen. b. Hướng trọng lực (hướng đất) – Là sinh trưởng của rễ cây đối với trọng lực. + Rễ mọc theo hướng trọng lực (hướng đất dương). + Thân mọc theo hướng ngược lại (hướng đất âm). * Vai trò: đảm bảo rễ phát triển, ăn sâu và lan rộng. * Ứng dụng: làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ cây sinh trưởng ăn sâu, lan rộng vào đất. c. Hướng nước – Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước. * Vai trò: thực hiện trao đổi nước. * Ứng dụng: tưới nước ở rãnh làm cho rễ lan rộng, đâm sâu, d. Hướng hóa – Là sinh trưởng của cây đối với chất hóa học. – Rễ hướng về chất khoáng cần thiết (N, P, K, ) – hướng hóa dương và tránh xa chất độc (arsenat, fluorua, ) hướng hóa âm. – Có ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó ăn côn trùng và những cây khác. * Vai trò: thực hiện trao đổi chất dinh dưỡng. * Ứng dụng: cung cấp nguồn phân bón cần cho cây vươn tới hấp thụ. e. Hướng tiếp xúc – Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc. Sự tiếp xúc đã kích thích sinh trưởng kéo dài tế bào tại phía đối diện (phía không tiếp xúc) làm cho nó quấn quanh giá thể. * Vai trò: giúp cho thân cây vươn dài nhanh hơn, * Ứng dụng: trồng các loại cây thân bò, leo cần chú ý tạo giá thể giúp thân vươn dài. 3. Vai trò – Giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường. III. ỨNG ĐỘNG (vận động cảm ứng) 1. Khái niệm – Là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng. – Cơ chế: + Do sự thay đổi sức trương nước. + Co rút chất nguyên sinh. NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  2. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT + Biến đổi quá trình sinh lí, sinh hoá theo đồng hồ sinh học (nhịp điệu thời gian). 2. Ứng động không sinh trưởng a. Khái niệm – Là sự vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào, chủ yếu do thay đổi trạng thái trương nước của tế bào, do các chấn động, va chạm cơ học. – Không có tính chu kì. – Ví dụ: + Phản ứng tự vệ của cây trinh nữ (Mimosa) + Vận động bắt mồi ở các loài cây ăn sâu bọ. b. Cơ chế – Cơ chế vận động tự vệ của cây trinh nữ + Khi va chạm: Tế bào cảm nhận tín hiệu sinh học → tế bào vận động ở thể gối → thay đổi thể tích thể gối → lá chét cụp xuống. – Cơ chế vận động bắt mồi ở thực vật + Thường gặp ở vùng đầm lầy, đất cát nghèo muối natri và các muối khoáng khác, thiếu đạm. + Khi con mồi chạm vào lá → sức trương giảm → các gai, tua, lông cụp lại và nắp đậy lại → giữ chặt con mồi. Các tuyến nằm trên lông của lá tiết enzim (giống enzim prôtêaza) phân giải prôtêin của con mồi. Sau một thời gian, sức trương được phục hồi, các gai, lông, nắp trở lại bình thường. 3. Ứng động sinh trưởng a. Khái niệm – Là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. – Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và hoocmôn thực vật (auxin, gibêrelin, ). – Có tính chu kì, không định hướng. b. Ví dụ * Vận động nở hoa – Cảm ứng theo nhiệt độ + Hoa nghệ tây (Crorus sativus) sau khi mang khỏi phòng lạnh ít phút, có ánh sáng, nhiệt độ thích hợp → hoa nở. + Hoa tulip nở ở 25 – 300C. + Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, có ánh nắng và nhiệt độ 25 – 300C. – Cảm ứng theo ánh sáng: Ánh sáng mang năng lượng làm thay đổi nhiệt độ ngày, đêm. + Hoa nở vào các giờ khác nhau trong ngày. + Hoa họ cúc và họ hoa tán khép lại trong đêm và nở ra khi ánh sáng chan hòa ở thời điểm khác nhau trong ngày. + Hoa quỳnh, hoa dạ hương nở về ban đêm. 4. Vai trò – Giúp thực vật thích nghi với biến đổi của môi trường. 5. Ứng dụng – Cây nhập nội cần đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng để ra hoa (cúc, hồng, ). – Thúc đẩy hoặc kìm hãm chồi ngủ hay thức theo nhu cầu. NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  3. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I. KHÁI NIỆM – Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường (trong và ngoài cơ thể) đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể. * Phân biệt cảm ứng ở thực vật và động vật Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật – Hình thức phản ứng đơn giản: – Hình thức phản ứng: + Hướng động + Động vật đơn bào: hướng động + Ứng động + Động vật đa bào: phản xạ Hình thức phản ứng: kém đa dạng, khó nhận Hình thức phản ứng: đa dạng phong phú, dễ nhận thấy, thiếu chính xác, diễn ra chậm. thấy, chính xác, diễn ra nhanh. Cơ chế: Khả năng cảm ứng liên quan đến sự phân Cơ chế: Khả năng cảm ứng liên quan đến sự bố chất kích thích sinh trưởng ở hai bên phía cơ co rút chất nguyên sinh (động vật đơn bào) hoặc quan thực vật, sự thay đổi sức trương nước của tế sự lan truyền xung thần kinh và phụ thuộc vào bào, sự biến đổi cấu trúc chuyên hóa mức độ tiến hóa của hệ thần kinh. theo nhịp sinh học Giúp TV thích nghi với đời sống cố định Giúp ĐV thích nghi với đời sống di động. – Cảm ứng ở mọi cơ thể động vật có tổ chức thần kinh đều được gọi là phản xạ. Tuy nhiên, phản ứng của một bắp cơ tách rời hay một chế phẩm cơ thần kinh khi bị kích thích không phải là phản xạ (chỉ là tính cảm ứng của các tế bào cơ hoặc của sợi thần kinh). – Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau: + Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm). + Dây thần kinh hướng tâm. + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (trung ương thần kinh). + Dây thần kinh ly tâm. + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến, ). II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT 1. Hệ thần kinh dạng lưới – Đại diện: ngành Ruột khoang (thủy tức, hải quỳ, san hô, ) – Cấu tạo: Tổ chức thần kinh bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh (nằm rải rác khắp cơ thể). Các tế bào thần kinh có nhánh liên hệ với các tế bào mô bì cơ và các tế bào gai. – Cơ chế: Khi tế bào cảm giác bị kích thích sẽ truyền xung thần kinh → tế bào thần kinh → khắp mạng lưới thần kinh → mô bì cơ (hay tế bào gai) → cơ thể co lại để tránh kích thích (phóng gai vào con mồi). – Đặc điểm: + Phản ứng toàn thân → tiêu tốn nhiều năng lượng, chưa chính xác. + Chậm. 2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch – Đại diện: ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp – Cấu tạo: + Thần kinh dạng chuỗi: cơ thể có đối xứng hai bên và phân hóa thành đầu – đuôi, lưng – bụng, các tế bào thần kinh tập trung thành hệ thần kinh chuỗi, có hạch não ở đầu từ đó phát đi hai chuỗi hạch bụng hay các hạch thần kinh chạy dọc cơ thể. + Thần kinh dạng hạch: có hệ thần kinh tập trung hơn thành dạng thần kinh hạch (hạch não, hạch ngực, hạch bụng) trong đó hạch não phát triển và phân hóa; nên điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể chính xác hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn dạng chuỗi. NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  4. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT – Cơ chế: Kích thích → tế bào cảm giác (hay giác quan) → hạch thần kinh (mỗi hạch TK điều khiển một vùng xác định) → cơ quan thực hiện tương ứng. – Đặc điểm: Phản ứng định khu (cục bộ), nhanh, tốn ít năng lượng hơn, chính xác hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. 3. Hệ thần kinh dạng ống – Đại diện: động vật có xương sống. – Cấu tạo: Hệ thần kinh được phân hóa thành não, tủy sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. 4. Phản xạ – một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh Loại Phản xạ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Bé mới sinh đã biết khóc; co ngón Khi nghe chuông reo, học sinh chạy vào lớp học; Ví dụ tay khi bị kích thích; môi tím tái, sởn gai Khi trời rét vội đi tìm áo len để mặc, . ốc khi trời rét, – Bẩm sinh, bền vững. – Có được do học tập, rèn luyện, tích lũy – Di truyền, đặc trưng cho loài . được từ kinh nghiệm trong đời sống, dễ thay – Số lượng hạn chế. đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. – Chỉ trả lời những kích thích tương ứng – Không di truyền, mang tính cá thể. Đặc điểm (kích thích không điều kiện). – Số lượng không hạn chế. – Trung ương thần kinh: trụ não, tủy sống. – Trả lời các kích thích bất kì được kết hợp với kích thích không điều kiện. – Trung ương thần kinh: vỏ não III. TẬP TÍNH 1. Khái niệm: Tập tính động vật là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài), nhờ đó động vật tồn tại và phát triển. 2. Các loại tập tính Loại Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Tập tính hỗn hợp tập tính “Chuồn chuồn bay thấp thì Khi nhìn thấy đèn giao Một chú cóc đang rình mồi mưa, bay cao thì nắng bay thông chuyển sang màu đỏ, (một con ong bò vẽ), nó nhổm vừa thì râm” (ca dao) người đi xe dừng lại. lên, phóng lưỡi để bắt mồi (tập tính bẩm sinh), nhưng vội Ví dụ vàng nhả ra và thu mình lại để tránh con mồi không lấy gì ngon lành đó (tập tính học được). – Mang tính bản năng. Là loại tập tính được hình Gồm cả tập tính bẩm sinh và – Di truyền được. thành trong quá trình sống tập tính học được. của cá thể. Những nhóm Tính chất – Không thay đổi, không chịu ảnh hưởng của điều động vật tiến hóa càng cao, kiện và hoàn cảnh sống. loại tập tính học được càng nhiều và càng phức tạp. 3. Một số hình thức học tập ở động vật a. Quen nhờn – Là hình thức học tập đơn giản nhất. – Kích thích được lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì. b. In vết – Động vật mới sinh thường đi theo những vật gì chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy. c. Điều kiện hóa (thành lập phản xạ có điều kiện). Có 2 dạng: * Điều kiện hóa đáp ứng: NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  5. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT – Là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. * Điều kiện hóa thao tác (hành động): – Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt) sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó (học theo cách thử và sai). d. Học ngầm – Là học không chủ định hay không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này khi có nhu cầu thì kiến thức đó lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự. e. Học khôn – Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. (Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển: người, động vật thuộc bộ Linh trưởng). 4. Một số tập tính phổ biến ở động vật a. Tập tính kiếm ăn – săn mồi – Động vật có hệ thần kinh chưa phát triển : tập tính bẩm sinh. – Động vật có hệ thần kinh phát triển : tập tính học được. b. Tập tính sinh sản – Đa số thuộc tập tính bẩm sinh. a. Tập tính bảo vệ lãnh thổ – Lớp thú dùng chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu để đánh dấu vùng lãnh thổ, chiến đấu với kẻ thù (cá thể khác cùng loài) bảo vệ nguồn thức ăn nơi ở và sinh sản. – Tập tính bẩm sinh và học được. b. Tập tính di cư – Thường thấy ở một số loài chim, cá, . Chúng di cư theo mùa, định kì hàng năm. – Tập tính bẩm sinh c. Tập tính xã hội – Là tập tính bầy đàn theo thứ bậc hoặc hợp tác, hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc cùng nhau chống kẻ thù. – Tập tính bẩm sinh * Tập tính thứ bậc: – Trong mỗi bầy đàn đều có phân chia thứ bậc. * Tập tính vị tha: – Là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn. NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  6. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Sinh trưởng của TV Phát triển của TV Tăng trưởng về kích thước và khối lượng Toàn bộ những biến đổi, gồm 3 quá trình Khái niệm của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa, bào. phát sinh hình thái các cơ quan Biến đổi về lượng: tăng số lượng, khối Biến đổi về chất trong các cấu trúc và chức Thực chất lượng tế bào năng của tế bào Nguyên phân, phân hóa tế bào và phân bố Sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình Cơ chế tế bào thái các cơ quan – Mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển: + Là 2 quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong đời sống của thực vật. + Sự biến đổi về số lượng của rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi chất lượng của hoa, quả, hạt. SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. KHÁI NIỆM 1. Sinh trưởng: Là sự gia tăng về khối lượng, kích thước của cơ thể do sự gia tăng số lượng và kích thước của tế bào. 2. Phát triển: Là biến đổi về cấu trúc, hình thái và chức năng sinh lý của cơ thể sinh vật gồm 3 quá trình liên tiếp là: + Sinh trưởng. + Phân hóa. + Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 1. Nhân tố bên ngoài a. Thức ăn: – Cung cấp vật liệu, năng lượng tham gia cấu tạo tế bào, cơ quan, cơ thể. – Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào, cơ thể. – Cung cấp vitamin, nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến hoạt động của enzim. b. Nhiệt độ – Ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim → ảnh hưởng tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng trong tế bào → ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng, phát triển của động vật. – Nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể làm chậm (ngừng) quá trình sinh trưởng và phát triển của ĐV. – ĐV biến nhiệt chịu ảnh hưởng nhiều vào nhiệt độ môi trường hơn ĐV hằng nhiệt. c. Ánh sáng – Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá canxi tạo xương. – Ánh sáng bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể động vật khi trời rét. 2. Nhân tố bên trong – Di truyền, giới tính – Các hoocmôn: hoocmon sinh trưởng (GH), Tiroxin (từ tuyến giáp), Hoocmon sinh dục (Ostrogen (nữ) và testosteron (nam)). Các hoocmon ảnh hưởng đến ST và PT động vật không xương sống: Ecdixon (tuyến trước ngực), Juvenin (thể allata) NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  7. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT SINH SẢN Ở THỰC VẬT – Sinh sản là quá trình tạo ra những cơ thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. I. SINH SẢN VÔ TÍNH – Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một cá thể mẹ do nguyên phân và chuyển hóa các tế bào (không có sự tái tổ hợp di truyền giữa giao tử đực và cái). 1. Sinh sản bằng bào tử – Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được tạo thành từ bào tử. 2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên – Là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành từ một bộ phận sinh dưỡng (thân, lá, rễ, ) của cơ thể mẹ. 3. Nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo) a. Giâm – Là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ 1 đoạn thân, cành, 1 đoạn rễ hay mảnh lá. b. Chiết – Là phương pháp nhân giống bằng cách tạo điều kiện cho cành ra rễ trên cây trưởng thành rồi mới tách cây con đem trồng. c. Ghép – Là tách rời một mắt, chồi hoặc một đoạn thân non của cây có đặc tính nổi bật ghép vào một cây khác cung cấp hệ rễ được gọi là gốc ghép để mắt ghép hoặc chồi ghép, cành ghép tiếp tục sống và tăng trưởng. d. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật trong ống nghiệm (in vitro) – Là sự nuôi cấy vô trùng các tế bào, mô thực vật trên môi trường được xác định rõ, việc nuôi cấy được kiểm soát. 4. Vai trò của sinh sản vô tính a. Đối với thực vật: giúp sinh vật tồn tại, phát triển. b. Đối với con người – Duy trì các tính trạng tốt, có lợi. – Nhân nhanh giống cây trồng trong thời gian ngắn. – Tạo giống sạch bệnh. – Phục chế các giống quý. – Hạ giá thành, hiệu quả kinh tế cao. II. SINH SẢN HỮU TÍNH 1. Khái niệm – Là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể mới. – Đặc trưng: + Gắn liền với giảm phân. + Có sự hình thành, tổ hợp giao tử. + Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen. – Ưu việt hơn sinh sản vô tính: tạo đa dạng di truyền, tăng thích nghi của thế hệ sau khi điều kiện môi trường thay đổi. 2. Quá trình thành hạt phấn, túi phôi a. Quá trình hình thành hạt phấn – Mỗi tế bào mẹ (2n) Gi¶m ph©n 4 tiểu bào tử đơn bội (n). – Mỗi tiểu bào tử (n) Nguyª n ph©n hạt phấn (là thể giao tử đực gồm 1 tế bào sinh dưỡng và 1 tế bào sinh sản) b. Quá trình hình thành túi phôi – Mỗi tế bào mẹ (2n) 3 tế bào con (tiêu biến) + 1 đại bào tử (n) – Đại bào tử (n) Nguyªn ph©n 3 lÇn túi phôi (là thể giao tử cái gồm 8 tế bào = 3 tế bào đối cực + 1 tế bào noãn + 2 tế bào kèm + 2 nhân cực) NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  8. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT Sự hình thành hạt phấn Sự hình thành túi phôi Túi phấn Tế bào mẹ hạt phấn (2n) Noãn Giảm phân Giảm phân 4 tế bào đơn bội (n) Tế bào sống sót (n) Mỗi tế bào đơn bội (n) Nguyên phân 3 tế bào đối cực (n) Noãn Nguyên phân 2 tế bào nhân cực (n) Thể giao tử đực (hạt phấn) 1 trứng (n) Tế bào Nhân của tế bào 2 tế bào sinh sản (n) ống phấn (n) kèm (n) * So sánh quá trình hình thành thể giao tử đực và thể giao tử cái Giống nhau: Các tế bào mẹ (2n) đều trải qua giảm phân hình thành bào tử đơn bội (n), mỗi bào tử đơn bội tiếp tục nguyên phân hình thành thể giao tử. Khác nhau: Đặc điểm Thể giao tử đực Thể giao tử cái Số lần nguyên phân tạo thể giao tử 1 lần 3 lần Số lần nguyên phân tạo giao tử 2 lần 3 lần Kết quả (từ mỗi tế bào mẹ ban đầu) 4 thể giao tử đực (hạt phấn) 1 thể giao tử cái (túi phôi) 8 giao tử đực (tinh tử). 1 giao tử cái (trứng). NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t
  9. Ôn thi HKII - Biên soạn theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT 3. Thụ phấn, thụ tinh a. Thụ phấn – Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy. – Có 2 hình thức là tự thụ phấn và giao phấn. Có thể giao phấn nhờ gió hoặc nhờ côn trùng b. Thụ tinh – Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi tạo hợp tử. c. Diễn biến thụ tinh kép (2 quá trình thụ tinh): – Hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phấn. – Ống phấn qua lỗ noãn vào túi phôi. – Nhân tế bào ống phấn tiêu biến – Nhân tế bào sinh sản nguyên phân tạo ra 2 giao tử đực (tinh tử) + Giao tử đực thứ nhất (n) + nhân của noãn (n) → hợp tử lưỡng bội (2n) → phôi. + Giao tử đực thứ hai (n) + nhân phụ (2n) → tế bào tam bội (3n) → phôi nhũ (nội nhũ). Thụ tinh kép có vai trò: tạo ra nội nhũ. 4. Hình thành quả, hạt – Noãn đã thụ tinh (gồm hợp tử + tế bào tam bội) phát triển thành hạt. – Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ – Bầu nhụy phát triển thành quả. – Quả đơn tính: do noãn không thụ tinh và được xử lý thành bởi auxin, giberelin tạo ra quả không hạt SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT I. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sản Đại diện Động vật đơn bào, Ruột khoang, bọt Bọt biển, giun dẹp Chân đốt (ong, kiến); giun dẹp, biển một số loài cá, lưỡng cư, bò sát Đặc điểm Từ 1 cơ thể (2n) phân Ở một vùng trên cơ Từ cơ thể mẹ tách – Tế bào trứng (không đôi → 2 cơ thể mới thể mẹ có các tế bào thành nhiều mảnh vụn thụ tinh) → cơ thể mới. (2n) sinh sản nhanh hơn → mảnh vụn có thể – Thường xen kẽ với các tế bào lân cận và nguyên phân nhiều lần sinh sản hữu tính. chuyên hoá → chồi → cơ thể mới → cơ thể mới. II. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH 1. Tự phối (tự thụ tinh) – Tinh trùng và trứng của cùng một cơ thể thụ tinh với nhau. VD: bọt biển, 2. Giao phối (thụ tinh chéo): Tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng của cá thể khác cùng loài. – Thụ tinh ngoài: trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. + Đại diện: cá, ếch nhái, + Tỉ lệ thụ tinh thấp nên cần nhiều trứng và tinh trùng. – Thụ tinh trong: trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. + Đại diện: bò sát, chim, thú, + Tỉ lệ thụ tinh cao. * So với tự thụ tinh thì thụ tinh chéo tiến hóa hơn vì thụ tinh chéo có sự tổ hợp vật chất di truyền từ hai nguồn khác nhau nên có tính biến dị đa dạng hơn, tạo tính đa dạng ở đời con nên khả năng thích nghi cao hơn. Tự thụ tinh làm cho cả các cá thể ở đời con thuần chủng nên hạn chế nguồn biến dị tổ hợp NguyÔn Quèc Trung – THPT chuyªn Huúnh MÉn §¹t