Đề cương ôn thi lại hè - Năm học 2017-2018 - Môn Ngữ văn Lớp 6

doc 3 trang thaodu 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi lại hè - Năm học 2017-2018 - Môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_lai_he_nam_hoc_2017_2018_mon_ngu_van_lop_6.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi lại hè - Năm học 2017-2018 - Môn Ngữ văn Lớp 6

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LẠI HÈ 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Đề 1 I. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: 5,0 ĐIỂM. Cho đoạn văn sau: “Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”. Ngữ văn 6 – Tập 2 Câu 1: a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? (1,0đ). - b) Nêu ý nghĩa của văn bản vừa tìm được ở trên. (1,0đ). - Câu 2: Xác định vế A, vế B; phương diện so sánh; từ ngữ so sánh trong câu văn sau: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, [ ]. (3,0đ) - ĐỀ 2 Câu 1 (2,5 điểm) : Phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng: a. Cháu mời bác đớp cơm. - b. Thầy Tuấn nhấp nháy đôi môi bảo : Thầy ghi sổ đầu bài bạn nào hư. - c. Khu nhà cũ trông thật hoang mang. - d. Em bé đi chập choạng. - e. Em có một tỷ, em có tình thương người và em sẽ đi làm từ thiện với một tỷ. - Câu 2( 3 điểm) : Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới : Buổi trưa trời oi nồng. Đằng đông , ùn ùn kéo đến những đám mây đen kịt. Gió lay động ngọn tre. Trời sẫm lại. Tiếng sấm rền vang. Tia chớp nhoáng nhoàng . Trên mái nhà nghe lộp độp những hạt mưa. Mưa càng ngày càng dày và nặng
  2. hạt. Trong màn mưa trắng xóa , thấp thoáng những ngọn tre nghiêng ngả. Mùa mưa bắt đầu rồi. a.Tìm từ ghép ,từ láy có trong đoạn và giải nghĩa từ láy. - b.Chỉ ra danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật có trong đoạn. - Đề 3 I. Trắc nghiệm:( 3 điểm) Câu 1: Văn bản” Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? A. Người kể chuyện. C. Dế Mèn. B. Chị Cốc. D. Dế Choắt. Câu 2: Tác giả của văn bản” Sông nước Cà Mau là ai? A. Tạ Duy Anh C. Tô Hoài B. Vũ Tú Nam D. Đoàn Giỏi Câu 3: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với: A. Động từ và danh từ C. Động từ và số từ B. Động từ và tính từ D. Động từ và lượng từ Câu 4: Văn bản “ Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì? A. Kí C. Truyện ngắn B. Hồi kí D. Truyện thơ Câu 5: Dòng thơ “ người cha mái tóc bạc” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gí? A. So sánh C. Hoán dụ. B. Nhân hóa. D. Ẩn dụ. Câu 6: Vị ngữ câu: :” Tre là cánh tay đắc lực của người nông dân” có cấu tạo như thế nào? A. là + cụm danh từ. C. là + cụm tính từ. B. là + cụm động từ. D. là + một kết cấu C- V Phần II. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1 (1 điểm) : Nêu chủ đề của văn bản “ Cây tre Việt Nam” ( Thép Mới)? Câu 2:(2 điểmTrong các câu sau đây, câu nào là câu trần thuật đơn có từ “là”? Vì sao? a. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm. (Dế mèn phiêu lưu kí / Tô Hoài)
  3. b. Quê hương là chùm khế ngọt. (Quê hương / Đỗ Trung Quân) Câu 3:( 4 điểm) Tả người thân yêu và gần gũi nhất đối với em. Đề 4 I. Trắc nghiệm:( 3 điểm) Câu 1: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với: A. Động từ và danh từ C. Động từ và số từ B. Động từ và tính từ D. Động từ và lượng từ Câu 2: Văn bản” Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? A. Người kể chuyện. C. Dế Mèn. B. Chị Cốc. D. Dế Choắt. Câu 3: Vị ngữ câu: :” Tre là cánh tay đắc lực của người nông dân” có cấu tạo như thế nào? A. là + cụm danh từ. C. là + cụm tính từ. B. là + cụm động từ. D. là + một kết cấu C- V Câu 4: Dòng thơ “ người cha mái tóc bạc” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gí? A. So sánh C. Hoán dụ. B. Nhân hóa. D. Ẩn dụ. Câu 5: Văn bản “ Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì? A. Kí C. Truyện ngắn B. Hồi kí D. Truyện thơ Câu 6: Tác giả của văn bản” Sông nước Cà Mau là ai? A. Tạ Duy Anh C. Tô Hoài B. Vũ Tú Nam D. Đoàn Giỏi Phần II. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1:(2 điểm) Trong các câu sau đây, câu nào là câu trần thuật đơn có từ “là”? Vì sao? a. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm. (Dế mèn phiêu lưu kí / Tô Hoài) b. Quê hương là chùm khế ngọt. (Quê hương / Đỗ Trung Quân)