Đề cương ôn thi môn Tập đọc Lớp 4

docx 85 trang Hoài Anh 24/05/2022 7390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi môn Tập đọc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_tap_doc_lop_4.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Tập đọc Lớp 4

  1. TUẦN 1 I- Bài tập về đọc hiểu Phép màu giá bao nhiêu? Một cô bé tám tuổi có em trai An-đờ-riu đang bị bệnh rất nặng mà gia đình không có tiền chạy chữa. Cô nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được An-đờ-riu”. Thế là cô bé về phòng mình, lấy ra con heo đất giấu kĩ trong tủ. Cô đập heo, dốc hết tiền và đếm cẩn thận. Rồi cô lén đến hiệu thuốc, đặt toàn bộ số tiền lên quầy, nói: - Em của cháu bị bệnh rất nặng, bố cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được. Cháu đến mua phép màu. Phép màu giá bao nhiêu ạ? - Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc! – Người bán thuốc nở nụ cười buồn, cảm thông với cô bé. - Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu? Một vị khách ăn mặc lịch sự trong cửa hàng chăm chú nhìn cô bé. Ông cúi xuống, hỏi: - Em cháu cần loại phép màu gì? - Cháu cũng không biết ạ - Cô bé rơm rớm nước mắt. – Nhưng, cháu muốn lấy hết số tiền dành dụm được để mua về cho em cháu khỏi bệnh. - Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi. Cô bé nói vừa đủ nghe:“Một đô-la, mười một xu ạ.” Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ giá của phép màu.” Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: - Dẫn bác về nhà cháu nhé! Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không. Người đàn ông đó là bác sĩ Các-ton Am-strong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Chính ông đã đưa An-đờ-riu đến bệnh viện và mổ cho cậu bé không lấy tiền. Ít lâu sau, An-đờ-riu về nhà và khỏe mạnh. Bố mẹ cô bé đều nói: “Mọi chuyện diễn ra kì lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi!”. Còn cô bé chỉ mỉm cười. Em đã hiểu và biết được giá của phép màu kì diệu đó. (Theo báo Điện tử) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Chuyện gì đã xảy ra với em trai và bố mẹ của cô bé? a- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ phải đưa em đến bệnh viện ngay để mổ. b- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ không đủ tiền mua phép màu để cứu em. c- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ nghĩ chỉ có phép màu mới cứu được em. 2. Muốn em trai khỏi bệnh, cô bé đã làm gì? a- Lấy tất cả tiền trong heo đất, lẻn ra hiệu thuốc để hỏi mua phép màu. b- Lẻn ra hiệu thuốc để tìm người có thể tạo ra phép màu chữa bệnh cho em. c- Vào phòng mình, ngồi cầu khấn phép màu xuất hiện chữa bệnh cho em. 3. Bác sĩ Am-strong đã làm gì để có phép màu? a- Đưa thêm tiền để cô bé đủ tiền mua phép màu b- Chỉ dẫn cho cô bé đến được nơi bán phép màu c- Đưa em cô bé vào viện chữa bệnh, không lấy tiền.
  2. (4). Dòng nào dưới đây nói đúng nhất “giá” của “phép màu kì diệu” trong bài? a- Giá của phép màu là tất cả số tiền của cô bé: một đô la, mười một xu b- Giá của phép màu là niềm tin của cô bé và lòng tốt của người bác sĩ c- Giá của phép màu là lòng tốt của người bác sĩ gặp cô bé ở hiệu thuốc II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Điền vào chỗ trống: a) l hoặc n .ên on mới biết .on cao .uôi con mới biết công ao mẹ thầy. b) an hoặc ang Hoa b xòe cánh trắng L tươi màu nắng v Cành hồng khoe nụ thắm Bay l hương dịu d (Theo Nguyễn Bao) 2. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ và viết vào bảng: Tiếng Âm đầu Vần Thanh Một M: M ôt nặng con . ngựa . đau . cả tàu . bỏ . cỏ 3). Tìm và ghi lại 4 từ láy ấm có cặp vần âp - ênh: M: gập ghềnh (1) . (2) . (3) . (4) . 4. a) Cho tình huống sau: Một bạn chạy va vào một em bé làm em bé ngã Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo một trong hai trường hợp sau: (1) Bạn nhỏ để mặc em bé ngã (2) Bạn nhỏ dừng lại để hỏi han và giúp em bé. .
  3. b) Em hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo trường hợp còn lại (chưa viết ở bài a) . . TUẦN 2 I- Bài tập về đọc hiểu “Ông lão ăn mày” nhân hậu Người ta gọi ông là “Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì. Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh sáng. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre,một sợi mây nhỏ. Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết : dưới mái hiên trường có người chết. Tôi hồi hộp nghĩ: “Hay là ông lão .”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường: - Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không? - Phải đấy! Ông cụ khái tính đáo để! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin. Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia. Tôi ngạc nhiên, hỏi: - Sao cháu ngồi khóc ở đây? - Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giầy vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu Cậu bé thổn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời. (Theo Nguyễn Khắc Mẫn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ ngữ tả ngoại hình của “Ông lão ăn mày”? a- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân khô đét; tay đen sạm; mắt còn tinh sáng
  4. b- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng c- Lưng còng; tóc bạc; má hóp; môi khô nẻ; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé đánh giày là một người sống có tình có nghĩa? a- Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu. b- Thổn thức mãi mới nói được mấy câu; đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn. c- Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất. 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người? a- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ b- Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá đểm kiếm sống; sống cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường c- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên (4). Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện? a- Chết trong còn hơn sống nhục b- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm c- Đói cho sạch, rách cho thơm II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Điền vào chỗ trống a) s hoặc x - .inh au đẻ muộn - .ương ắt da đồng b) ăn hoặc ăng - ngay nói th - tre già m mọc 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, ca dao nói về lòng nhân hậu, tình đoàn kết : a) Chị ngã em . b) Ăn ở có mười phần chẳng thiệt c) Vì tình vì không ai vì đĩa xôi đầy d) Ngựa chạy có bầy, chim bay có e) Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một (Từ cần điền: nhân, nghĩa, bạn, lòng, nâng) 3. Tìm từ phức có tiếng hiền điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: a) Bạn Mai lớp em rất b) Dòng sông quê tôi chảy giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. c) Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt
  5. 4. a) Ghi lại chi tiết ở đoạn 2 (“Có lẽ sợi mây nhỏ.”) trong câu chuyện trên cho thấy “Ông lão ăn mày” có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách: b) Hãy hình dung cậu bé đánh giày về kịp lúc “Ông lão ăn mày” sắp mất và viết đoạn văn kể lại một vài hành động của cậu. TUẦN 3 I- Bài tập về đọc hiểu Một vị bác sĩ Xưa có một vị bác sĩ danh tiếng, lòng nhân đạo vang dội khắp nơi. Một ngày nọ, người ta mời ông đến chữa bệnh miễn phí cho một người đàn ông nghèo, thất nghiệp. Ông không từ chối. Sau khi khám mạch cho bệnh nhân, bác sĩ bảo với vợ người bệnh: “Thôi tôi hiểu bệnh của anh ấy rồi! Đây là thứ thuốc chị cần cho anh ấy dùng để mau khỏi ”. Nói xong, ông đưa cho chị ta một cái hộp to, nặng rồi ra về. Các bạn có biết hộp đựng gì không? Thật bất ngờ, khi chị vợ mở hộp ra cho chồng uống thuốc, chị kinh ngạc thấy toàn tiền là tiền. Tiền nén, tiền vàng, nhiều vô kể so với kẻ nghèo khổ bần hàn như gia đình chị. Như một lẽ tự nhiên, anh chồng hết bệnh ngay sau khi có món tiền đó. Thật ra anh không có bệnh gì ngoài chứng buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp. Vị bác sĩ nhân ái kia đã thấu hiểu điều đó và cho một bài thuốc “trúng bệnh”. Đấy là hành động mà đôi vợ chồng kia không bao giờ quên trong suốt cuộc đời. Về sau, mọi người đều biết vị cứu tinh cao quý nọ chính là ngài Gâu-xmít- một con người cho đến nay vẫn được ca ngợi trong lịch sự y học. (Theo Nguyễn Phúc) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Vì sao thứ thuốc mà bác sĩ cho người đàn ông nghèo lại khiến người vợ phải kinh ngạc? a- Vì nó có quá nhiều vị thuốc rất quý b- Vì đó không phải thuốc mà toàn là tiền c- Vì đó là hộp chứa đầy vàng bạc quý giá 2. Sau khi nhận được “thuốc” của vị bác sĩ, bệnh tình của người đàn ông thế nào? a- Vẫn không khỏi bệnh b- Sức khỏe khá dần lên c- Hết bệnh ngay 3. Nguyên nhân nào khiến người đàn ông nghèo mắc bệnh? a- Buồn khổ vì không có tiền mua thuốc b- Buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp c- Chưa có bài thuốc nào chữa đúng bệnh (4). Lí do chủ yếu nào khiến vị bác sĩ xác định đúng “bệnh” và chữa khỏi “bệnh” cho người đàn ông? a- Vì có trình độ giỏi và tay nghề cao
  6. b- Vì luôn chữa miễn phí cho bệnh nhân c- Vì biết cảm thông và có lòng nhân ái II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Tìm 2 từ ngữ có tiếng in đậm và ghi vào ô trống: Tranh Chanh trái chải M: tranh giành trổ chỗ chẻ trẽ 2. Gạch chéo (/) để phân tách các từ trong hai câu thơ dưới đây và viết vào 2 nhóm: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt (Tố Hữu) - Từ đơn: - Từ phức: 3. Tìm từ khác nhau có tiếng nhân điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: a) Bác Tâm đã mở rộng vòng tay . đón nhận những đứa trẻ gặp khó khăn. b) Hội đã lập quỹ để giúp đỡ những người không nơi nương tựa. c) Ở xóm tôi ai cũng khen bà cụ Bính là một người . 4. a) Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp: Bé cầm quả lê to và hỏi xem có phải lê không chia thành nhiều múi như cam là để dành riêng cho bé phải không. Quả lê nói là lê không chia thành nhiều múi không phải để dành riêng cho bé mà để bé biếu bà cả quả. Bé reo lên vui vẻ rồi đem biếu quả lê cho bà. (Lời dẫn trực tiếp) b) Dựa vào câu mở đoạn, viết tiếp 4-5 câu để hoàn chỉnh đoạn thư thăm hỏi ông bà: Bà ơi, dạo này bà có khỏe không? TUẦN 4 I – Bài tập về đọc hiểu Cậu bé người Nhật Tối 16-3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát thực phẩm cho người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hàng người xếp hàng rồng rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro
  7. trong gió rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên nó thì chẳng còn thức ăn nên đi đến hỏi thăm. Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc gần đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu bé quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc đến người thân. Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhung cậu bé ôm túi lương khô, để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”. (Hà Minh Thành) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Tác giả chú ý điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm? a- Các học sinh của trường tiểu học b- Hàng người xếp hàng rồng rắn c- Cậu bé chừng 9 tuổi co ro trong gió rét 2. Khi động đất và sóng thần ập đến, cậu bé đã chứng kiến chuyện gì xảy ra với người thân trong gia đình? a- Người cha mắc kẹt trong chiếc xe, bị cuốn phăng theo dòng nước b- Nhà cậu ở ven biển nên mẹ và em cậu không kịp thoát thân c- Cả hai ý trên 3. Khi người cảnh sát đưa cho túi lương khô (khẩu phần ăn tối), cậu bé đã làm gì? a- Để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng b- Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành c- Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô rồi tiếp tục xếp hàng (4). Câu nói của cậu bé ở đoạn cuối câu chuyện (“Chắc có nhiều người cho công công bằng chú ạ !”) cho thấy điều gì? a- Cậu sợ người khác phản đối vì bị đối xử không công bằng b- Cậu luôn nghĩ về người khác, muốn sống thật công bằng c- Cậu bé chưa cảm thấy đói bụng bằng những người khác. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Điền vào chỗ trống: a) r, d hoặc gi Cánh .iều no ó Nhạc trời éo vang Tiếng iều xanh lúa Uốn cong tre làng. (Theo Trần Đăng Khoa) b) ân hoặc âng
  8. Thủy Tinh d nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại n đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thủy tinh d .d đuối sức, cuối cùng phải rút lui. 2. Dựa vào tiếng cho trước, tìm 1 từ ghép, 1 từ láy để ghi vào ô trống trong bảng: Tiếng Từ ghép Từ láy mới . đẹp . sáng . 3. Xếp các từ ghép dưới đây bào hai nhóm: Học lỏm, học hành, học tập, học vẹt, bạn học, bạn hữu, anh em, anh trai a) Từ ghép có nghĩa phan loại: b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: 4. Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (ở cột B) cho câu chuyện về người con hiếu thảo, theo cốt truyện sau: Ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Khi người mẹ sắp qua đời, bà chỉ mong được ngắm một bông hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích. Người con đi vào rừng sâu, vượt qua bao trở ngại khó khăn để về biếu mẹ bông hoa như ý. A B a) Mở bài a) Mở bài (Giới thiệu): . Chuyện xảy ra từ bao . giờ? Nói về ai, về việc gì? b) Thân bài b) Thân bài - Sự việc mở đầu câu . chuyện thế nào? (Người . mẹ sắp qua đời ) - Diễn biến những sự việc tiếp theo ra sao? . (Người con đi tìm hoa . lan rừng, những khó khăn phải vượt qua .) - Sự việc kết thúc thế . nào? (Người con mang . bông hoa về biếu mẹ, người mẹ đón nhận bông hoa ) c) Kết bài c) Kết bài Nêu kết cục cuả câu . chuyện người mẹ ra sao, .
  9. người con thế nào - có thể kết hợp nêu suy nghĩ về người con hiếu thảo) . TUẦN 5 I – Bài tập về đọc hiểu Ai thông minh hơn Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói “cái này đẹp quá”, “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời. Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy ngay đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế để với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì. Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước !”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng, cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu, ấp úng: “Mẹ mẹ hỏi .cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé !” Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước. (Theo Trần Thị Mai Phước) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì? a- Để tận mắt nhìn thấy chiếc máy vi tính nhà Hùng b- Để tận mắt nhìn thấy những điều nghe được về Hùng c- Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp nhất 2. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào? a- Nhanh nhẹn, khéo chiều lòng người khác b- thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế c- Táo bạo, dám làm những việc con trai cũng “bó tay” 3. Câu chuyện cho em hiểu thế nào là người thông minh? a- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính hơn nhiều người khác b- Nhanh nhẹn và khéo léo trong nói năng, cư xử với người khác
  10. c- Nhanh trí và biết xử trí các tình huống xảy ra trong thực tế (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện? a- Chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác b- Chớ nên cư xử không công bằng đối với các bạn nữ c- Không nên có thái độ coi thường người chị họ ở quê II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Điền vào ô trống a) l hoặc n ong .anh đáy .ước in trời Thành xây khói biếc, .on phơi bóng vàng. (Theo Nguyễn Du) - Chị Chấm bầu bạn với ắng với mưa để cho cây úa mọc ên hết vụ ày qua vụ khác, hết ăm .ày qua ăm khác. (Theo Đào Vũ) b) en hoặc eng Ao làng vẫn nở hoa s Bờ tre vẫn chú dế m vuốt râu (Theo Trần Đăng Khoa) - Bà kể chuyện Hà Nội xưa L . k . tàu điện sớm trưa đi về. (Theo Đức Hoài) 2. Trung thực nghĩa là thẳng thắn, thành thực (thành thật). Hãy tìm tiếng thích hợp ghép với tiếng thẳng, tiếng thật và ghi vào chỗ trống để có được các từ ghép cùng nghĩa với trung thực M: thẳng thắn, thành thật (1) thẳng (2) thẳng . (3) thật (4) thật (5) thật (6) thật . 3. Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau: Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn tỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. (Khuất Quang Thụy) 4. a) Viết một đoạn thư (khoảng 5 câu) có nội dung thăm hỏi, chúc mừng thầy (hoặc cô giáo) cũ nhân dịp năm mới. b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại kết thúc câu chuyện về người con hiếu thảo (tuần 4) với câu mở đầu dưới đây:
  11. Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ. . TUẦN 6 Người thợ xây Một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hiệu quả trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc, về hưu để vui thú với gia đình và sống thanh nhàn trong suốt quãng đời còn lại. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình ra đi. Ông hỏi thợ xem có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc biệt không. Người thợ xây đáp “vâng” nhưng ngay lúc đó ông đã không còn để tâm vào công việc. Vì biết mình sẽ giải nghệ, ông ta làm việc miễn cưỡng, qua quýt, xây dựng căn nhà một cách tắc trách với những vật liệu không được chọn lọc kĩ càng. Mấy tháng sau, căn nhà hoàn thành. Người chủ thầu mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm. Để khen thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa mới xây xong.” Thật là một cú sốc, một sự xấu hổ vô cùng! Cầm chiếc chìa khóa cửa căn nhà trên tay, người thợ xây không thể ngờ được rằng nó lại dành cho ông. Nếu người thợ xây biết được đang xây ngôi nhà cho chính mình thì ông đã xây dựng nó hoàn toàn khác rồi. Giờ đây người thợ xây đang phải sống trong căn nhà không ra làm sao cả do ông tự tay làm nên với sự cẩu thả - điều mà trước kia chưa từng có – và ông thấy vô cùng ân hận. (Theo bản dịch của Nhị Tường) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông làm việc gì? a- Mua vật liệu để xây dựng một căn nhà mới b- Xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu c- Kéo dài thêm thời gian làm việc một năm nữa 2. Người thợ đã xây dựng ngôi nhà cuối cùng trong sự nghiệp của mình như thế nào? a- Xây rất nhanh và hoàn thành tốt trước kì hạn b- Xây rất cẩn thận, tỉ mỉ như trước kia ông vẫn làm c- Xây miễn cưỡng với nguyên liệu không chọn lọc kĩ 3. Điều gì bất ngờ đối với người thợ khi ngôi nhà xây xong? a- Chủ thầu tặng ngôi nhà xây xong cho người thợ b- Chủ thầu bán ngôi nhà cho người thợ với giá rẻ c- Chủ thầu thường cho người thợ một khoản tiền lớn (4). Lời khuyên nào dưới đây có ý nghĩa nhất đối với người thợ xây? a- Hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm để được thưởng
  12. b- Hãy làm việc chuyên cần, có trách nhiệm khi xây nhà cho mình c- Hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm cho đến cuối đời II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Ghép tiếng ở cột A với tiếng thích hợp ở cột B rồi ghi vào chỗ trống: a) A B xuất ăn suất khẩu sung túc xung khắc b) ngỏ ngách Ngõ cửa lỏng bõng Lõng lẻo Câu 2. Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào hai nhóm trong bảng: Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điên Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn. (Thép Mới) Danh từ riêng Danh từ chung . . . . . Câu 3. Chọn từ có tiếng tự điền vào chỗ trống cho thích hợp: a) Hùng giận quá, mất bình tĩnh, không còn được nữa. b) Cứ đến bảy giờ tối, bé Nhật Linh lại .ngồi vào bàn học bài, không cần ai nhắc nhở. c) Thầy luôn khuyên chúng tôi phải chịu khó suy nghĩ làm bài. Câu 4. a) Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, hãy ghi lại cốt truyện Hai anh em:
  13. (Cốt truyện Hai anh em) : . . b) Phát triển ý diễn tả trong tranh 5 để viết thành một đoạn văn kể chuyện
  14. (Chú ý: Cần hình dung cụ thể để kể rõ hành động, lời nói và kết hợp tả ngoại hình nhân vật ) TUẦN 7 I – Bài tập về đọc hiểu Ước mơ Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống nay đây mai đó. Kết quả là việc học hành của cậu bé không ổn định. Một hôm, thầy giáo giao cho cậu bé viết một bài văn với đề bài “Lớn lên, em muốn làm nghề gì?” Đêm đó, cậu bé đã viết bài bày tỏ khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại ngựa tương lai với diện tích khoảng hai trăm mẫu. Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với điểm 1 to tướng. Cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi: - Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1? - Em đã nói về một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền, lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về nhà làm lại bài văn. Nếu em viết cho thực tế hơn thì tôi sẽ sửa lại điểm số của em. Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Sau đó cậu bé đến gặp thầy giáo của mình: - Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình. Nhiều năm trôi qua, một hôm vị thầy giáo đó dẫn ba mươi học trò của mình đến một trang trại rộng hai trăm mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, đó chính là trang trại của cậu học trò năm xưa. Hai thầy trò gặp nhau. Thầy tỏ ra rất ân hận, nhưng cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp: - Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em thì chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình. (Theo báo Điện tử) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Cậu bé ước mơ lớn lên sẽ làm nghề gì? a- Huấn luyện ngựa đua b- Chủ trường đua ngựa c- Chủ trại nuôi ngựa 2. Vì sao thầy giáo cho điểm 1 về bài văn của cậu bé? a- Vì vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa trong bài b- Vì nội dung bài viết lan man, lạc đề
  15. c- Vì nội dung nói về ước mơ xa thực tế 3. Cậu bé đã hành động như thế nào sau khi nghe thầy giáo giải thích lí do bị điểm kém? a- Viết lại bài văn khác có nội dung thực tế hơn b- Chấp nhận điểm 1, vẫn giữ ước mơ của mình c- Từ bỏ ước mơ trở thành người chủ trang trại ngựa (4). Theo em, câu chuyện muốn nói lên điều gì? a- Viết văn chỉ cần đúng thực tế, không nói những điều khó xảy ra b- Hãy quyết tâm theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình c- Thầy giáo chỉ mong học trò viết những điều tốt, đúng với thực tế II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền đúng: a) tr hoặc ch - .ăm ỉ - .òn ịa - àn ề - .ậm ạp b) ươnhoặc ương -n rẫy -l thực -v vai -v .vãi Câu 2. Gạch dưới 10 danh từ riêng chỉ người, địa danh rồi viết lại cho đúng chính tả: Thế kỉ X, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà tống, vua lê hoàn hỏi nhà sư đỗ pháp thuận về vận nước, nhà sư nói: “Ngôi nước như mây cuốn/ Trời nam mở thái bình”. Thế kỉ XIII, sau khi đánh đuổi quân xâm lược mông nguyên, theo xa giá, nhà vua trở lại kinh đô, vị thượng tướng trần quang khải, tuy hết sức tự hào về chiến công chương dương, hàm tử vẫn không quên nhắc nhở : “Thái bình cần gắng sức. / Non nước ấy ngàn thu”. Mùa xuân 1428, nguyễn trãi thừa lệnh lê lợi viết Bình Ngô đại cáo, có câu: “Muôn thuở nền thái bình vững chắc / Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”. (1) . (2) . (3) (4) . (5) . (6) (7) . (8) . (9) .(10) Câu 3. Giải các câu đố về tên riêng và ghi vào chỗ trống: a) Vua nào xuống chiếu dời đô Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam? Là vua b) Vua nào đại thắng quân Thanh Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời? Là vua c) Sông nào nổi sóng bạc đầu Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan? Là sông . d) Núi gì bên vịnh Hạ Long Tên gợi vần điệu trong lòng ngân nga? Là núi .
  16. e) Tỉnh nào quê Bác kính yêu Non xanh nước biếc như thêu gấm vàng? Là tỉnh Câu 4. Câu 3. Tập làm văn Cho cốt truyện sau: (1) Liên đang đi bộ về nhà sau giờ học. (2) Liên nhặt được một chiếc ví màu đỏ có rất nhiều tiền bên trong. (3) Liên đem ví đến đồn cảnh sát và nộp cho chú công an. (4) Liên trở về nhà với niềm vui sướng khi đã làm được một việc tốt. Em hãy chọn một trong các sự kiện của cốt truyện trên và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. TUẦN 8 I- Bài tập về đọc hiểu Chiếc dù màu đỏ Bên sườn đồi, một ngôi làng nhỏ đang phải gánh chịu nạn hạn hán kéo dài nhất từ trước đến nay. Người dân trong làng buồn bã, lo âu trước dấu hiệu của một mùa thu hoạch thất bại. Không còn cách nào hơn, mọi người cùng đến nhà thờ để cầu nguyện với hi vọng Chúa Trời nghe thấu những lời cầu khấn mà thương tình đổ mưa xuống trần gian. Vị cha xứ già lặng lẽ nhìn quanh. Sự hiện diện của ông không được mấy ai để ý. Bỗng ông chú ý đến một bé gái quỳ ngay hàng ghế đầu tiên. Cô bé đang cầu nguyện – bình thản, thánh thiện giữa đám đông ôn ào. Ngay cạnh cô bé là một chiếc dù* màu đỏ - chiếc dù duy nhất xuất hiện trong nhà thờ. Ông trìu mến ngắm nhìn khôn mặt ngây thơ, đáng yêu nhưng tràn đầy niềm tin của cô bé, lòng đầy xúc động. Cuối cùng, buổi cầu nguyện cũng kết thúc trong sự nôn nóng của phần đông những người tham dự. Khi họ đang vội vàng chuẩn bị trở về nhà thì lạ thay, một cơn mưa ào tới. Tất cả đều hò reo, vui mừng vì bao trông ngóng suốt thời gian qua cuối cùng đã trở thành hiện thực.
  17. Chợt mọi người lặng yên, bối rối nhường đường cho cô bé với khuôn mặt rạng ngời, cầm trên tay chiếc dù màu đỏ nhẹ nhàng bước ra trong làn mưa. Tất cả đều đến nhà thờ để cầu nguyện, nhưng chỉ có cô bé là người có niềm tin chắc chắn vào những lời cầu nguyện của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn) *Dù (tiếng Nam Bộ): ô Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mọi người đến nhà thờ để làm gì? a- Để cầu nguyện không bị hạn hán b- Để cầu nguyện cho trời đổ mưa c- Để cầu nguyện mùa màng không thất bại Câu 2. Cha xứ xúc động về điều gì ở cô bé khi cầu nguyện trong nhà thờ? a- Quỳ ngay ở hàng ghế đầu tiên của nhà thờ b- Cầu nguyện bình thản giữa đám đông ồn ào c- Khuôn mặt ngây thơ nhưng tràn đầy niềm tin Câu 3. Vì sao trời nắng hạn mà cô bé lại mang theo chiếc dù màu đỏ vào nhà thờ cầu nguyện? a- Vì đó là đồ vật ngày nào cô cũng mang theo bên mình b- Vì cô muốn người đi nhà thờ cầu nguyện chú ý đến mình c- Vì cô tin rằng lời cầu nguyện sẽ thành sự thật, trời sẽ mưa Câu (4). Câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? a- Cần phải chân thành, nghiêm túc khi cầu nguyện b- Cần phải đặt niềm tin vào điều mình mong ước c- Cần thận trọng, biết lo xa trước mọi tình huống II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống a) r, d hoặc gi - ạn .ày sương ó - .ấy ách phải ữ lấy lề b) iên hoặc iêng - M nói tay làm - T học lễ, hậu học văn Câu 2. Các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn sau đều viết chưa đúng quy định chính tả, em hãy gạch dưới và viết lại cho đúng các tên riêng đó: Nhà thơ người i ta li a pe tra cô (1304 – 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này. (Dẫn theo Nguyễn Lân Dũng) * Viết lại các tên riêng:
  18. Câu 3. Trong những câu sau, có một từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt và một câu là lời nói trực tiếp nhưng chưa dùng dấu ngoặc kép. Em hãy điền dấu cho từ ngữ và câu đó. Chiều đến, bầu trời trở nên phẳng phiu, xanh ngắt. Hạt Nắng dạo chơi trên cánh đồng. Nghe mẹ gọi, Hạt Nắng vội vàng chia tay những hạt lúa vàng xuộm, bám theo cánh tay hồng của mẹ, trở về ngôi nhà nằm khuất sau dãy núi. Nó đâu biết nơi mà mình đã đi qua đang xào xạc dậy lên những âm thanh trìu mến: Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con! Câu 4.Tập làm văn Em hãy viết mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp cho bài văn kể về người bạn thân của em. TUẦN 9 I – Bài tập về đọc hiểu Hòn Đá và Chim Ưng Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, Chim Ưng làm tổ. Sớm chiều, nó thường đứng bên Hòn Đá to lớn, nhìn xuống những dải mây xa, nhìn xuống biển xanh tít tắp dưới sâu. Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói: - Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước. Chim Ưng kinh ngạc hỏi: - Đá không có cánh, làm sao bay được? - Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi ta tự biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi. Nào, ngươi hãy giúp ta đi! Chim Ưng lưỡng lự. Hòn Đá nói khích: - Chẳng lẽ ngươi sợ thua ta hay sao? Chẳng lẽ dòng giống chim ưng thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao? Sau một lúc phân vân, Chim Ưng áp sát thân mình rắn chắc vào Hòn Đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn Đá từ từ chuyển động, lăn lộc cộc vài bước khô khốc rồi reo lên: - A, ta sắp bay rồi! Nào Chim Ưng, ngươi hãy cất cánh cùng ta bay!
  19. Vụt một cái, Hòn Đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim Ưng lao vút theo nhưng không sao theo kịp Hòn Đá. Hòn Đá như không nhìn thấy biển ở dưới, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển tóe lên cao, thế là hết Từ đấy, sớm sớm chiều chiều, Chim Ưng thường bay lượn trên đỉnh núi cao, nhìn xuống biển sâu, tưởng nhớ người bạn cũ. Còn Hòn Đá thì mòn mỏi vì năm tháng và sóng đánh cát mài, suốt đời cầu khẩn được trở lại với ngọn núi mẹ yêu quý. (Theo Vũ Tú Nam) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vì sao Hòn Đá thách thức Chim Ưng bay xuống dưới sâu? a- Vì Hòn Đá thích được thi tài bay liệng với Chim Ưng b- Vì Hòn Đá biết chắc mình bay nhanh hơn Chim Ưng c- Vì Hòn Đá đã chán cảnh đứng mãi trên núi cao Câu 2. Vì sao Chim Ưng lưỡng lự không muốn thi tài với Hòn Đá? a- Vì Chim Ưng sợ thua tài của Hòn Đá b- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá chỉ nói cho vui c- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá không bay được Câu 3. Hòn Đá bay bằng cách nào? a- Tự chuyển mình b- Nhờ Chim Ưng đẩy c- Nhờ luồn gió thổi Câu (4). Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? a- Không nên kiêu căng thách đố người khác b- Phải nghĩ kĩ trước khi hành động để khỏi ân hận c- Không coi thường khả năng của người khác II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Tìm và viết đúng chính tả: a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh) - 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang) b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán) - 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương) Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: Người ta ai cũng phải có Những sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn. (Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp) Câu 3. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau: a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
  20. b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng Câu 4. Tập làm văn a) Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại suy nghĩ của một trong hai nhân vật trong câu chuyện “Hòn Đá và Chim Ưng” sau khi kết thúc câu chuyện: b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nhằm thuyết phục bố (hoặc mẹ) đồng ý cho em tham gia lớp học bơi do nhà trường tổ chức trong dịp nghỉ hè. Gợi ý: Việc học bơi đem lại những lợi ích gì thiết thực (về tinh thần và sức khỏe, về phòng tránh tai nạn đuối nước )? Người bơi giỏi sẽ có tương lai thế nào? (Chú ý dùng từ xưng hô phù hợp khi nói với bố, mẹ) TUẦN 10 A- Kiểm tra đọc I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm) Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 4, tập một ) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý) (1) Truyện cổ nước mình từ Mang theo truyện cổ tôi đi đến Cho tôi nhận mặt ông cha mình – 8 câu) TLCH: Hai câu thơ “Chỉ còn truyện cổ thiết tha / Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.” Ý nói gì ? (2) Người ăn xin (từ Tôi chẳng biết làm cách nào đến Ông lão nói bằng giọng khản đặc) TLCH: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng tại sao ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi,”? (3) Tre Việt Nam (từ Lưng trần phơi nắng phơi sương đến xanh màu tre xanh) TLCH: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? (4) Những hạt thóc giống (từ Mọi người đều sững sờ đến chú bé trung thực và dũng cảm này) TLCH: Vì sao chú bé Chôm lại được vua truyền ngôi cho? (5) Trung thu độc lập ( từ Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng đến nông trường to lớn, vui tươi) TLCH: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Điều đó có ý nghĩa gì? II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Con chó Xôm và cậu chủ nhỏ
  21. Pê-tơ-rô học ở lớp tôi. Cậu có một con chó tên là Xôm. Hằng ngày, cậu đến trường cùng con Xôm tin cẩn của mình. Con chó ngậm một cái túi nhỏ đựng đôi giày của chủ nó. Trước kì nghỉ xuân, Pê-tơ-rô phải đi cùng bố mẹ đến một nơi rất xa. Họ không thể mang Xôm theo được. Pê-tơ-rô chỉ khẩn khoản xin các bạn một điều: - Tớ sẽ để lại cái túi có đôi giày. Hằng ngày, các bạn cứ cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ của nó để nó đỡ buồn. Chúng tôi đem Xôm về nhà Ni-cô-la và dựng một cái lều con gần trường cho Xôm để phòng khi mưa gió. Con chó rất buồn bã. Nhưng mỗi sáng, Ni-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi ngậm ở miệng thì nó trở nên rất vui vẻ và còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó ngỡ được đi gặp chủ cũ. Lúc đến trường, Ni-cô-la cầm túi vào lớp thì Xôm lặng lẽ nhìn cậu ta như muốn hỏi: “Pê-tơ-rô của nó bây giờ ở đâu?” Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường. Trước cảnh đó, ai cũng muốn vuốt ve Xôm vì cảm thông với nỗi cô đơn của con vật. Trên đường về nhà, Xôm lại ngậm cái túi có đôi giày của Pê-tơ-rô. Con chó lại nhìn chủ mới như dò hỏi: “Pê-tơ-rô của nó ở đâu?”. Nhìn cảnh đó, ai nấy đều xúc động. Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm. Một lần, Xtê-pan đã nói: - Này, chúng mình lừa dối nó làm gì nhỉ? Hãy để cái túi ở nhà, Ni-cô-la ạ! Cứ để Xôm biết sự thật rằng: chủ nó đã đi rất xa. Chúng tôi đem chuyện này đến hỏi thầy giáo. Thầy trả lời: - Đừng làm thế các em ạ! Hãy cứ để cho nó tin tưởng. Và như vậy, chắc nó sẽ sống thanh thản hơn. – Sau một phút im lặng, thầy nói tiếp: “Chính các em cũng cần học cách sống như vậy.” (Theo Xu-khôm-lin-xki) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lười đúng Câu 1. Trước khi phải cùng bố mẹ đi xa, Pê-tơ-rô khẩn khoản xin các bạn điều gì? a- Đem Xôm đến nhà Ni-cô-la để chăm sóc chu đáo b- Cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ để nó đỡ buồn c- Cho Xôm biết tin Pê-tơ-rô đã cùng bố mẹ đi rất xa Câu 2. Vì sao khi No-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi, Xôm trở nên vui vẻ và mừng rỡ? a- Vì Xôm được đi học cùng với Ni-cô-la b- Vì Xôm ngỡ được đi học cùng chủ cũ c- Vì Xôm ngỡ được đi gặp người chủ cũ Câu 3. Chi tiết “Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm.” cho thấy điều gì? a- Các bạn muốn chia sẻ nỗi cô đơn với Xôm b- Các bạn muốn đem niêm vui đến cho Xôm c- Các bạn chỉ muốn nói cho Xôm biết sự thật Câu 4. Câu trả lời của thầy giáo ý nói gì? a- Không biết sự thật thì sẽ sống thanh thản b- Cần có niềm tin trong cuộc sống c- Không biết sự thật thì sẽ luôn tin tưởng Câu 5. Tiếng “ở” gồm những bộ phận nào? a- Vần b- Vần và thanh c- Âm đầu và vần Câu 6. Dùng từ nào dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu “Dòng sông chảy giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.”? a- hiền lành b- hiền từ c- hiền hòa
  22. Câu 7. Hai dòng nào dưới đây có từ không thuộc cách cấu tạo của các từ trong nhóm? a- vắng vẻ, vắng lặng, văng vắng b- mong đợi, mong mỏi, mong chờ c- cuống quýt, cuống cuồng, luống cuống Câu 8. Câu “Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường” có mấy động từ? a- Một động từ (đó là từ : ) b- Hai động từ (đó là các từ : .) c- Ba động từ (đó là các từ : ) B- Kiểm tra viết I- Chính tả nghe - viết (5 điểm) Buổi sáng trên bờ biển Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyến thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. (Bùi Hiển) * Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài chính tả trên giấy kẻ ô li II- Tập làm văn (5 điểm) Kể lại câu chuyện (khoảng 12 câu) nói về kỉ niệm của em với một người bạn cùng lứa tuổi.
  23. TUẦN 11 I – Bài tập về đọc hiểu Cá Chép hóa Rồng Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước. Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời: “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài. Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch, rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng . (Thúy Bình) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì? a- Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng b- Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa c- Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian Câu 2. Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn? a- Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó b- Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập c- Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác Câu 3. Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì? a- Sức khỏe phi thường b- Tài năng và sự khéo léo c- Lòng quyết tâm và sự kiên trì Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện? a- Có bột mới gột nên hồ b- Có chí thì nên c- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Viết lại các câu tục ngữ, ca dao sau cho đúng chính tả a) Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai đổi hướng soay nền mặc ai
  24. b) Chớ thấy xóng cã mà rả tay chèo c) Thắng không kiêu, bại không nãn Câu 2. Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây cho thích hợp: Sư tử và chuột nhắt Một hôm, khi sư tử nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn chuột và nói: - Hay lắm, mi là món khai vị cho bữa tối của ta. Chuột run lên vì sợ hãi: - Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi trả ơn anh. Sư tử phá lên cười rồi nói: - Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta . .thả ngươi ra. Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử . bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra. Sư tử được chuột cứu thoát như vậy đó! (Theo La-phông-ten) Câu 3. a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau: Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng. Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng. (Theo Vũ Tú Nam) b) Khoanh tròn những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau: (1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng b) Tính bạn ấy rất trẻ con (2). a) Học hay cày giỏi b) Bố bạn hôm nay đi cày hay đi bừa? Câu 4. a) Tưởng tượng em và mẹ cùng đọc truyện “Cậu bé người Nhật” ở tuần 4, sau đó có cuộc trao đổi về tính cách đáng khâm phục của cậu bé. Dựa vào một số lời đối thoại dưới đây, em hãy hoàn chỉnh nội dung cuộc trao đổi. Con: Mẹ thấy truyện Cậu bé người Nhật thế nào, hả mẹ? Mẹ:- Câu chuyện cảm động quá! Nhưng, con có biết cậu bé đã làm mẹ bị bất ngờ và xúc động nhất vì điều gì không? Con: - Mẹ: - Con nói đúng đấy. Mẹ sẽ kể câu chuyện về cậu bé người Nhật cho mọi người nghe. Chắc những người đang chen lấn để tính tiền trong siêu thị, những thanh niên
  25. ung dung ngồi ghế trong khi cụ già phải đứng trên xe buýt sẽ phải xấu hổ trước cậu bé này. Mỗi chúng ta đều cần học tập cậu bé đó, phải không con? Con: - b) Viết mở bài của truyện “ Cá Chép hóa Rồng” theo cách gián tiếp: TUẦN 12 I- Bài tập về đọc hiểu Chuyện về hai hạt lúa Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. (Theo báo Điện tử) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”? a- Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống b- Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt c- Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất Câu 2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất? a- Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới b- Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới c- Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa? a- Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì. b- Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt. c- Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước. Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? a- Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công b- Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.
  26. c- Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn: Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) tr hoặc ch (1) .iều .iều, bọn .ẻ .ăn .âu úng tôi rủ nhau ơi uyền, .ơi .ong óng , .ơi .ận giả .ên .iền đê. (2) Chúng tôi phải đăng kí tạm .ú tại .ụ sở ủy ban với vị phó .ủ tịch vì đồng .í công an phụ .ách hộ khẩu bận đi họp. b) Tiếng có vần ươn hoặc ương (1) Cá không ăn muối cá Con cãi cha mẹ trăm .con hư. (2) Lưỡi không .nhiều .lắt léo. (3) người như thể .thân. Câu 2. a) Gạch dưới các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người: (1) Thắng không kiêu, bại không nản (2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (3) Thua keo này, bày keo khác (4) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. (5) Có công mài sắt, có ngày nên kim. b) Điền từ có tiếng chí vào chỗ trống trong những câu sau: (1) Ý kiến của bạn Tuấn quả là (2) Lan là người bạn của tôi (3) Nữ Oa .vá trời. Câu 3. Viết vào chỗ trống 1 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xanh, chậm) Cách thể hiện mức độ xanh chậm (1) tạo ra từ ghép hoặc . . từ láy . . (2) thêm các từ rất, quá, . . lắm . . . . (3) tạo ra phép so sánh Câu 4. a) Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói lên suy nghĩ của em về câu chuyện : b) Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu hoặc có ước mơ cao đẹp.
  27. TUẦN 13 I – Bài tập về đọc hiểu Cậu bé Niu-tơn Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12 tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các bài tập thầy giáo ra, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo ngợi khen. Năm 16 tuổi, đang khao khát học giỏi, Niu-tơn buộc phải bỏ học, về nông thôn giúp mẹ lo việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú công việc làm ăn. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết học. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên chị nên cho cháu học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đã đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la. Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy. (Theo Tsi-chi-a-kốp) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò thế nào? a- Là học trò bình thường b- Là học trò giỏi nhất lớp c- Là học trò xuất sắc nhất Câu 2. Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp? a- Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình b- Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp c- Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh Câu 3. Niu-tơn làm thế nào để trở thành học trò xuất sắc nhất lớp? a- Tự đề ra kế hoạch học tập rất tích cực; say sưa đọc thêm nhiều sách
  28. b- Miệt mài làm hết các bài tập; học thật kĩ, nắm thật chắc bài học c- Cả hai ý nêu trên Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? a- Nhờ được ra thành phố để học tập từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới. b- Nhờ có ý chí, nghị lực và năng khiếu, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới c- Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Chép lại các câu tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống: a) l hoặc n ói ời thì giữ ấy ời Đừng như con bướm đậu rồi ại bay. . . b) i hoặc iê (1) Lúa ch m lấp ló đầu bờ Hễ nghe t .ng sấm phất cờ mà lên. . (2) Ch im trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. . Câu 2. a) Ghi lại 1 từ đồng nghĩa với từ quyết chí: . b) Ghi lại 5 từ trái nghĩa với từ quyết chí (biết rằng có 3 từ có tiếng chí và 2 từ có tiếng nản): (1) (2) (3) (4) (5) Câu 3. Gạch dưới 3 câu hỏi có trong đoạn sau và ghi vào băng theo mẫu: (1) Chợt bé Chuối để ý đến một bác có thân người bù xù, đầy những gai góc tua tủa. (2) Bé Chuối thấy ngộ quá liền hỏi mẹ : (3) – Mẹ ơi, cái bác gì bù xù, đầy những gai nhọn, lại đứng chắn ngang lối vào góc vườn nhà mình, hở mẹ? (4) - À, đó là bác bồ kết, con ạ! (5) – Bồ kết là thế nào cơ hả mẹ? (6) Sao mình bác ấy mọc nhiều gai thế? Câu hỏi Câu hỏi của ai Để hỏi ai Từ nghi vấn Câu số . . Câu số . Câu số .
  29. Câu 4. Chọn một câu chuyện trong SGK Tiếng Việt nói về đề tài “thật thà, trung thực” trong đời sống (VD :Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt giống, Ba lưỡi rìu (SGK Tiếng Việt 4); Ai ngoan sẽ được thưởng – SGK Tiếng Việt 2 ) sau đó trả lời câu hỏi : a) Tên câu chuyện: . . b) Trả lời câu hỏi: (1) Câu chuyện có những nhân vật nào? (2) Tính cách của nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào? (Chọn 1 nhân vật ) . (3) Câu chuyện nói với em điều gì ? . (4) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào em đã học ? . TUẦN 14 I – Bài tập về đọc hiểu Tên bạn khắc bằng vàng An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”. Ma-ri hào hứng: - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô- la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”. An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức : - Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được. Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại: - Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi. An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói: - Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần. Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để teenMa-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt: - Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích! Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên: - Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo. - Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne? - Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!
  30. Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh. Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE. (Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì? a- Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp b- Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng c- Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi? a- Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp b- Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm c- Giận dỗi, diễ cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa. Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp? a- Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp b- Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú c- Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình? a- Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình b- Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt c- Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x Mùa . Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng .bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì .trên trái đất lại vươn lên ánh . mà sinh nảy nở với một mạnh không cùng. (Theo Nguyễn Đình Thi) b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia: - Cuộc sống của chúng ta chán đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được lên khỏi giếng, nhung khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng. Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói: - Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp. (Theo La Phông-ten) Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm: a) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : b) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi :
  31. c) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : Câu 3. Đặt câu hỏi phù hợp với mỗi tình huống sau: a) Có một điểm trong bài học em chưa hiểu, em muốn nhờ bạn giải thích hộ. b) Tan học về, em gặp một bà cụ đang cần sang bên kia đường. Em muốn giúp bà cụ qua đường. . c) Một bạn ở lớp em viết chữ rất đẹp. Hãy bộc lộ sự thán phục của em về chữ viết của bạn bằng một câu hỏi. d) Em đánh vỡ lọ hoa, em tự trách mình bằng một câu hỏi. Câu 4. a) Đọc đoạn văn sau và điền vào chỗ trống các từ ngữ miêu tả từng sự vật: Từ thuở nhỏ, phong cảnh quê hương đã in sâu vào lòng tôi. Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố tôi là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng. Những con đường mòn nhỏ chạy ngoằn ngoèo qua những vách đá trông như những con rắn dài, còn những lối vào hang trông như miệng thú há ra. Sau rặng núi này là một rặng núi khác nhô lên. Các quả núi tròn tròn nhấp nhô như lưng con lạc đà. (Theo Ra-xun Gam-za-tốp) (1) Thảo nguyên: (2) Những con đường mòn nhỏ : (3) Những lối vào hang : (4) Các quả núi : b) Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau: Xuân đến Đỏ như ngọn lửa Lá bàng nhẹ rơi Bỗng choàng tỉnh giấc Cành cây nhú chồi. Dải lụa hồng phơi Phù sa trên bãi Cơn gió mê mải Đưa hương đi chơi. Thăm thẳm bầu trời Bồng bềnh mây trắng Cánh chim chở nắng Bay vào mùa xuân. (Nguyễn Trọng Hoàn) . . . . . . . .
  32. TUẦN 15 I- Bài tập về đọc hiểu Tiếng sáo diều Không biết từ bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ. Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, tối được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ. Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu. Nhưng tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức. Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê với nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy Ôi, sáo diều có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này. (Nguyễn Anh Tuấn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vì sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả? a- Vì đó là mùa tác giả được nghỉ hè, chơi thả diều b- Vì đó là mùa tác giả được về quê và chơi thả diều c- Vì đó là mùa của cánh diều gợi khát vọng tuổi thơ Câu 2. Cảnh thả diều của trẻ em được miêu tả bằng hình ảnh nào? a- Ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ b- Đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng c- Tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ Câu 3. Dòng nào dưới đây trực tiếp miêu tả âm thanh của tiếng sáo diều? a- Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi. b- Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè c- Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Câu 4. Vì sao “tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả” khiến tác giả “sững người” ? a- Vì đó là âm thanh gợi nhớ đến mùa hạ vui chơi của tuổi trẻ b- Vì đó là âm thanh gợi ra không khí yên bình của đồng quê c- Vì đó là âm thanh gợi ra kí ức tuổi thơ in dấu suốt cuộc đời II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Ghi lời giải câu đố vào trong ngoặc đơn sau khi điền vào chỗ trống: a) Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch Gà không đẻ .cây
  33. Mà sao cây có Trứng không có lòng trắng .toàn lòng đỏ thôi Gà mẹ chẳng phải ấp Trứng .nhờ mặt ? (Là quả .) b) Tiếng chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã Quả gì nho Chín như hoa Tươi đẹp vườn nhà Mà cay xé ? (Là quả .) Câu 2. Ghi tên các trò chơi, đồ chơi vào cột trái đúng với lời giải thích ở cột phải: Hoạt động dựng tạm chỗ ở, thường dùng cọc cắm làm cột, a) . dùng bạt hoặc vải làm mái che. Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném b) trong trò chơi ở ngày hội của một số vùng miền núi Đồ chơi hình em bé, thường làm bằng nhựa, cao su, vải c) . bông . Câu 3. Gạch dưới những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau và chữa lại cho phù hợp: Hoàng, Việt, Minh rủ nhau đi tập văn nghệ. Gặp cô giáo, Hoàng hỏi: - Ngày mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không? - Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới tập tiếp. Việt hỏi tiếp: - Chúng em phải chuẩn bị gì không? - Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé! Minh tiếp lời cô giáo : - Thưa cô, mấy giờ lớp ta bắt đầu tập ạ? (Viết lại câu hỏi cho phù hợp): . Câu 4. a) Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (B) bài văn tả một đồ chơi mà em thích: A B a) Mở bài a) Mở bài (Giới thiệu đồ chơi em chọn . . tả) VD: Đó là đồ chơi gì, có từ . bao giờ, ai mua hay cho, .
  34. tặng ? b) Thân bài b) Thân bài - Tả bao quát (một vài nét . . về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu làm đồ . chơi ) . - Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể tả . . bộ phận của đồ chơi lúc “tĩnh” rồi đến lúc “động” có . những điểm gì đáng chú ý, . làm em thích thú) c) Kết bài c) Kết bài Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ . . của em về đồ chơi được tả. b) Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều và trò chơi thả diều cùng các bạn. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một cánh diều mà em nhớ nhất. TUẦN 16 I – Bài tập về đọc hiểu Kiến Mẹ và các con Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
  35. Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì: - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy! Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con. (Theo Chuyện của mùa Hạ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? a- Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con b- Đếm lại cho đủ những đứa con yêu c- Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con Câu 2. Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? a- Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ b- Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con c- Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con Câu 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi? a- Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ b- Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con c- Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh Câu (4). Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện? a- Kiến Mẹ vĩ đại b- Cú Mèo thông minh c- Nụ hôn của mẹ II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) r, d hoặc gi Trong vòm lá mới chồi non Chùm cam bà ữ vẫn còn đung đưa Quả ngon .ành tận cuối mùa Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào. iêng, hai .ét cứa như ao Nghe tiếng chào mào chống gậy a trông Nom Đoài ồi lại ngắm Đông Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn Quả vàng nằm ữ cành xuân Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương. (Theo Võ Thạnh An) b) ât hoặc âc Cuộc sống quanh ta th . đẹp. Có cái đẹp của đ trời : núi cao ch . ng , nắng chan hòa như rót m .xuống quê hương, những bông hoa lóng lánh sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên : mái chùa cổ kính nổi b .giữa làng quê, những bức
  36. tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca c lên nghe rạo rực lòng người. Nhưng quý nh vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn của con người. (Theo Hòa Bình) Câu 2. Khoanh tròn từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau: (1) đèn ông sao, nhảy dây, quân cờ, diều, cờ tướng,dây thừng, bộ xếp hình, khăn bịt mắt, que chuyền, các viên sỏi. (2) kéo co, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chơi chuyền, chồng nụ chồng hoa, lắp ghép hình, rước đèn, nhảy dây, thả diều. b) Đặt tên cho mỗi nhóm từ (bài 2a) : (1) (2) Câu 3. a) Chia các câu kể (đã được đánh số) trong đoạn văn sau thành hai nhóm: kể về sự vật và tả về sự vật (1) Gà của anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. (2) Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. (3) Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. (4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. (5) Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. (6) Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Câu kể về sự vật Câu tả về sự vật Các câu số . Các câu số Chú ý: Chỉ ghi số thứ tự câu vào hai cột b) Mỗi câu trên kể hoặc tả sự việc gì? M: Câu 1: Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh Câu 2 : Câu 3 : Câu 4 : Câu 5 : Câu 6 : Câu 4. a) Dựa vào gợi ý, em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. Gợi ý: - Quê em ở đâu? Nơi đó có trò chơi (lễ hội) gì làm em thích thú, muốn giới thiệu cho các bạn biết? - Trò chơi (lễ hội) thường diễn ra ở vị trí nào? Hình thức tổ chức trò chơi (lễ hội) ra sao? - Trò chơi (lễ hội) được diễn ra như thế nào? Có những nét gì độc đáo, thú vị làm em và mọi người thích thú?
  37. b) Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 (tuần 15), hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) tả vài nét nổi bật của một đồ chơi em thích. Chú ý: Cần nêu một vài đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay điểm nổi bật về cấu tạo của đồ chơi; dùng từ ngữ gợi tả, cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. TUẦN 17 I- Bài tập về đọc hiểu Thả diều Cánh diều no gió Trời như cánh đồng Sáo nó thổi vang Xong mùa gặt hái Sao trời trôi qua Diều em – lưỡi liềm Diều thành trăng vàng. Ai quên bỏ lại. Cánh diều no gió Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần Nhạc trời reo vang Diều hay chiếc thuyền Tiếng diều xanh lúa Trôi trên sông Ngân. Uốn cong tre làng. Cánh diều no gió Ơi chú hành quân Tiếng nó chơi vơi Cô lái máy cày Diều là hạt cau Có nghe phơi phới Phơi trên nong trời. Tiếng diều lượn bay? (Trần Đăng Khoa) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào? a- trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời
  38. b- trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm c- trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều? a- trong ngần, chơi vơi, reo vang b- trong ngần, phơi phới, réo vang c- trong ngần, phơi phới, lượn bay Câu 3. Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì? a- Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng. b- Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn. c- Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn. Câu (4). Ý chính của bài thơ là gì? a- Tả vẻ đẹp của trăng vàng trên bầu trời quê hương. b- Tả vẻ đẹp của bầu trời và cánh đồng lúa quê hương. c- Tả vẻ đẹp của cánh diều bay lượn trên bầu trời quê. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn: Câu 1. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: Sông (1) uốn khúc giữa (2) . rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông (3) lánh thì mặt (4) . gợn sóng,(5) . linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6) ra sông hóng mát. Trong sự yên (7) của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8) . (Theo Dương Vũ Tuấn Anh) (Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng ) Câu 2. a) Gạch dưới những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau: (1) Khi biết bà đi chợ, tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu của bà loan tin cho nhau rất nhanh. (2) Thế là, sáng hôm ấy, dù làm gì thì cỡ chín, mười giờ, chúng tôi cũng về đông đủ ở ngõ nhà. (3) Trong khi chờ đợi, chúng tôi đánh khăng, chơi khăng, chơi khăng, chơi quay. (4) Khi thấy bà về, chúng tôi bỏ ngay con khăng, chạy ùa ra túm lấy áo bà. (5) Chúng tôi giậm chân, vỗ tay kéo về sân nhà. (6) Bà tôi từ từ hạ thúng xuống. (7) Ôi, một chiếc bánh đa vừng to như cái vỉ nằm ở trên cùng. (8) Bà tôi bẻ ra từng mẩu bằng bàn tay chia cho từng đứa một. (9) Chúng tôi ăn rau ráu. (10) Bánh đa giòn quá, có vị bùi của vừng, có vị ngọt của mật. (11) Bà ngồi nhìn các cháu ăn ngon lành, cười sung sướng. (Theo M. Hùng) b) Chọn 3 câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên và ghi chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vào bảng: Chủ ngữ Vị ngữ Trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Trả lời cho câu hỏi: Làm gì? M: (1) tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu của bà loan tin cho nhau rất nhanh
  39. Câu 3. Chữa dòng sau thành câu đúng theo 2 cách khác nhau (a, b): Hình ảnh bà ngồi ở bậc cửa mỉm cười nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành. a) Bỏ đi một từ . b) Thêm bộ phận vị ngữ Câu 4. Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em. Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. TUẦN 18 – Đề 1 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút. - Người tìm đường lên các vì sao Ông trạng thả diều - Rất nhiều mặt trăng Cánh diều tuổi thơ - Vẽ trứng 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều” (Trang 104 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1); khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi: Câu 1: (1 điểm) Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (M1) a. Chú có trí nhớ lạ thường. b. Bài của chú chữ tốt văn hay. c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Câu 2: (1 điểm) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? (M1) a. Vì chú rất ham thả diều.
  40. b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. c. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé. Câu 3: (1 điểm) Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào? (M1) a. Trần Thánh Tông b. Trần Nhân Tông c. Trần Thái Tông Câu 4: (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? (M2) a. Ngoan ngoãn b. Tiếng sáo c. Vi vút Câu 5: (0.5 điểm) Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người? (M2) a. Chí phải, chí lí b. Quyết tâm, quyết chí c. Nguyện vọng, chí tình Câu 6: (0.5điểm) Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng? (M2) Có danh từ riêng. Đó là các từ: Câu 7: (0.5 điểm) Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (M2) “Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta” . . Câu 8: (0.5 điểm) Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi?(M3) Câu 9: (0.5 điểm) Ai là trạng nguyên trẻ nhất nước nam (M3) a. Nguyễn Hoàng b. Nguyễn nhạc c. Nguyễn Hiền Câu 10: (1điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền (M4) B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm): Bài: Ông Trạng thả diều Viết đoạn: “Vào đời vua Trần Thái Tông, chơi diều”. 2. Tập làm văn (8 điểm): Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
  41. Đề 2 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Cho bài văn sau: Cây xương rồng Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ nhỏ. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai. Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình. Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng. Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy. Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ quạnh hiu. (Theo Văn 4- sách thực nghiệm CNGD) Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1 (0,5 điểm). Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào? a. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. b. Ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc. c. Hiếu thảo, biết quan tâm đến mẹ. Câu 2 (0,5điểm). Người con khi chết biến thành gì? a. Người con biến thành gió. b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc. c. Người con biến thành một cái cây. Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”? a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng. b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương những đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu. c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát. Câu 4(1điểm). Trong câu: “Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.” có mấy tính từ?
  42. a. Một tính từ: (đó là từ ) b. Hai tính từ: (đó là các từ: ) c. Ba tính từ: (đó là các từ: ) Câu 5(1 điểm). Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân dưới đây : Người mẹ rất mực thương yêu con. Câu 6 (0,5điểm). Từ nào sau đây là từ ghép ? a. cằn cỗi b. nghiệt ngã c. xương rồng Câu 7 (1điểm). Viết một câu hỏi để tỏ thái độ khen (hoặc chê). A. Kiểm tra viết 1/ Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm): 25 phút (M2) Cái đẹp Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bài ca náo nức lòng người Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. 2. Tập làm văn: (8 điểm) : Viết bức thư gửi cho bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em.
  43. TUẦN 19 I – Bài tập về đọc hiểu Thầy Thành lên lớp Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ đồ dài trắng cổ đứng, đi guốc mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bươc khoan thai vào lớp. Thầy cầm phần viết lên bảng tên bài học lịch sử: Hùng Vương dựng nước, thời Hồng Bàng. Thầy giảng: - Hồng Bàng là thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng. Công lớn nhất của các vua Hùng là dựng nước. Một trò mạnh dạn hỏi thầy: - Thưa thầy, con xin lỗi, sự tích Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra trăm con, một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, chuyện hoang đường ấy có ý nghĩa gì ạ? Thầy Thành bước xuống bục, đi qua đi lại trước lớp, mắt mơ màng, giọng tha thiết: - Sự tích một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, nói lên người Việt mình đã trải qua bao mưa nắng, người đi phương này, kẻ đi nơi kia để khai phá, mở mang bờ cõi, dựng xây đất nước. Nước Việt Nam ta được như ngày nay ta đừng quên công lao của bao đời đã đổ mồ hôi và máu Cả lớp không một em nào động đậy, lắng hồn đón nhận từng lời thầy như đêm dày được ánh sáng soi vào. Trống trường ra chơi điểm từng tiếng. Bóng nắng theo chân học trò chạy nhảy tung tăng trên sân trường. (Theo Sơn Tùng) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Thầy Thành nói cho học sinh biết thời kì Hồng Bàng là thời kì nào của nước ta? a- Thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng b- Thời kì kết thúc của mười tám đời vua Hùng c- Thời kì giữa của mười tám đời vua Hùng Câu 2. Theo thầy Thành, ý nghĩa của sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ là gì? a- Con người Việt Nam trải bao mưa nắng, đi khắp nơi để khai sơn, lập địa, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước. b- Dân tộc Việt Nam luôn ghi nhớ công lao của bao đời đã đổ mồ hôi xương máu để xây dựng đất nước c- Cả hai ý trên Câu 3. Hình ảnh nào cho thấy tác động của lời thầy Thành đến học sinh? a- Cả lớp trầm trồ xuýt xoa rồi thi nhau đặt tiếp câu hỏi b- Cả lớp không động đậy, lắng hồn đón nhận lời thầy như đêm dày được soi ánh sáng soi vào c- Từng bước chân học sinh nhảy nhót tung tăng trên sân trường Câu 4. Câu chuyện Thầy Thành lên lớp muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? a- Tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, có ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước.
  44. b- Nguyễn Tất Thành là một thầy giáo giỏi, được học sinh yêu quý, kính trọng. c- Mọi người dân Việt từ lâu đã có cùng một tổ tiên, nòi giống II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) s hoặc x b) iêc hoặc iêt Chiều .au khu vườn nhỏ Hai thạch sùng gặp nhau Vòm lá rung tiếng đàn Lại chơi trò đuổi bắt Ca ĩ là chim ẻ Miệng cứ kêu t t Khán giả là hoa vàng Là đếm nhịp hai ba. Tất cả cùng hợp .ướng Cả hai vui đi ngửa Những lời ca reo vang. Ngoe nguẩy bụng trần nhà (Theo Lê Minh Quốc) Điều này chưa ai b Gánh x . đầy tài hoa. (Theo Phùng Ngọc Hùng) Câu 2. a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. b) Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu sau: (1) Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường. (2) Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống. Câu 3. a) Khoanh tròn từ có tiếng tài không cùng nghĩa với tiếng tài ở các từ còn lại trong mỗi dãy sau: (1). Tài giỏi, tài ba, tài sản, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử (2). Tài chính, tài khoản, tài sản, tài hoa, gia tài, tài vụ, tiền tài, tài lộc b) Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong câu: (1) Không thể để những kẻ phạm tội tham nhũng mà sống ngang nhiên. (2) Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có . (3) Dập dìu Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. (Theo Nguyễn Du) Câu 4. Viết đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một đồ chơi của em. a) Đoạn mở bài: b) Đoạn kết bài:
  45. TUẦN 20 I – Bài tập về đọc hiểu Bông sen trong giếng ngọc Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường. Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ. Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2). Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước). (Thái Vũ) (1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa (2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ chức Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào? a- Là người đen đủi, xấu xí b- Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ c- Là người thông minh, học giỏi nhất trường Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ? a- Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất b- Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt c- Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân Câu 3. Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? a- Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường b- Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay c- Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông Câu 4. Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”? a- Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý. b- Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý. c- Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống rồi giải câu đố (ghi vào chỗ trống trong ngoặc): a) tr hoặc ch
  46. Có mắt mà ẳng có tai Thịt ong thì ắng, da ngoài thì xanh Khi .ẻ ngủ ở ên cành Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon? (Là .) b) uôt hoặc uôc Con gì trắng m .như bông Bên người cày c trên đồng sớm hôm. (Là . ) Câu 2. a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau: (1) Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. (3) Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. (4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. (7) Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra. (Theo Tô Hoài) b) Chọn 3 câu em tìm được điền vào bảng sau: Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ Câu số . . . Câu số . . Câu số . . . Câu 3. a) Nối từ khỏe (trong tập hợp từ chứa nó) ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B: A B 1) Ở trạng thái cảm thấy khoan a) Một người rất khỏe khoái, dễ chịu 2) Cơ thể có sức trên mức bình b) Chúc chị chóng khỏe thường ; trái với yếu c) Uống cốc nước dừa thấy khỏe cả 3) Trạng thái khỏi bệnh, không còn người ốm đau b) Chọn từ thích hợp trong các từ khỏe, khỏe mạnh, khỏe khắn, vạm vỡ để điền vào chỗ trống: (1) Cảm thấy .ra sau giấc ngủ ngon. (2) Thân hình (3) Ăn , ngủ ngon, làm việc . (4) Rèn luyện thân thể cho . Câu 4. Tập làm văn: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích
  47. TUẦN 21 I- Bài tập về đọc hiểu Đôi cánh của Ngựa Trắng Trên đồng cỏ xanh mênh mông, Ngựa Trắng sống no đủ trong tình yêu thương và sự chở che của mẹ. Hễ chạy xa vài bước, Ngựa Trắng lại nghe mẹ dặn: “Con phải ở cạnh mẹ đây, đừng rời xa vó mẹ!” Thấy Ngựa Trắng suốt ngày quẩn quanh bên mẹ “gọi dạ bảo vâng”, Đại Bàng bật cười. Tuy chỉ là một chú chim non nhưng sải cánh Đại Bàng đã khá vững vàng. Mỗi lúc chú liệng vòng, cánh không động đậy, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng loang loáng trên đồng cỏ. Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao làm sao bay được như Đại Bàng. - Làm thế nào mà anh Đại Bàng bay được thế? - Từ cao lao xuống, xòe cánh ra mà lượn. Từ thấp vút lên, vỗ cánh, vỗ cánh. - Nhưng em không có cánh? - Phải đi tìm! Cứ ở cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh! Muốn đi thì hãy theo anh. Ngựa Trắng thích quá chạy theo Đại Bàng. Thoáng một cái đã xa lắm Chao ôi, chưa thấy “đôi cánh” nào cả nhưng đã gặp biết bao nhiêu cảnh lạ. Bỗng có tiếng “hú .ú .ú” rống lên, Sói Xám đang lao đến. Ngựa Trắng sợ quá, hí to gọi mẹ. Đúng lúc Sói định vồ Ngựa Trắng thi Đại Bàng từ trên cao lao xuống bổ một nhát như trời giáng xuống giữa trán Sói, khiến Sói hoảng hồn chạy mất. Ngựa Trắng khóc gọi mẹ. Đại Bàng vỗ nhẹ cánh lên lưng Ngựa, an ủi: - Em đừng khóc! Nào, về với mẹ đi!
  48. - Em không nhớ đường đâu! - Có anh dẫn đường. - Nhưng anh bay, mà em thì không có cánh! Đại Bàng cười, chỉ vào chân Ngựa: - Cánh của em đấy chứ đâu! Hãy phi nước đại, em sẽ “bay” như anh! Đại Bàng sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên, lao mạnh và thấy mình bay như Đại Bàng. Tiếng hí của Ngựa Trắng vang xa, mạnh mẽ đến nỗi Sói nghe thấy cũng phải lùi vào hang. (Theo Thy Ngọc) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Lúc đầu, Ngựa Trắng là một cậu bé như thế nào? a- Sống quẩn quanh bên mẹ, trong sự che chở của mẹ b- Rất nghịch ngợm, hay rời mẹ chạy đi chơi xa c- Không ngoan ngoãn, ít khi vâng lời mẹ Câu 2. Ngựa Trắng ước ao điều gì? a- Luôn luôn ở bên mẹ b- Bay được như Đại Bàng c- Được biết nhiều cảnh lạ Câu 3. Hành động nào cho thấy rõ nhất tính cách vững vàng, dũng cảm của Đại Bàng? a- Sài cánh bay liệng ở trên cao b- Dẫn Ngựa Trắng đi tìm “đôi cánh” c- Lao xuống bổ một nhát vào trán Sói để cứu Ngựa Trắng Câu 4. Vì sao Ngựa Trắng thấy mình “bay như Đại Bàng”? a- Vì đã dũng cảm, nỗ lực phi nước đại b- Vì đã tìm được cánh cho mình c- Vì được Đại Bàng dạy cho biết bay II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây (gạch dưới chữ viết đúng chính tả đã chọn) (Rừng /Dừng / Giừng) cây im lặng quá. Một tiếng lá (rơi/ dơi/ giơi) lúc nào (củng / cũng) có (thể / thễ) khiến người ta (rật/ dật / giật) mình. Lạ quá, chim chóc (chẳng/ chẵng) nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm,vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? (Ró/ Dó/ Gió) cũng bắt đầu (thổi / thỗi) rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng (rực/ dực/ giực) xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ (tỏa / tõa) lên, (phủ / phũ) mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan (rần/ dần/ giần) theo hơi ấm mặt trời. Phút yên (tỉnh/ tĩnh) của (rừng/dừng/ giừng) ban mai dần dần biến đi. (Theo Đoàn Giỏi) Câu 2. a) Gạch dưới những câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau: (1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3) Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. (4)
  49. Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh gỗ rắn chắc. (7)Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8) Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng. b) Chọn 3 câu kể Ai thế nào? ở bài tập a và điền vào bảng sau: Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ . Câu số . . Câu số . Câu số Câu 3. a) Nối từng câu ở cột trái với nhận xét về cấu tạo của vị ngữ ở cột phải cho thích hợp: (1) Vị ngữ do tính từ hoặc cụm a) Mặt trăng lấp ló sau đám mây tính từ tạo thành (2) Vị ngữ do động từ hoặc cụm b) Nước chảy cuồn cuộn động từ tạo thành c) Những bông hoa gạo đỏ rừng rực như những ngọn lửa d) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh b) Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả chú gà trống: (1) Chú gà trống nhà em (2) Đầu chú . (3) Bộ lông (4) Đôi chân của chú Câu 4. Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây có bóng mát mà em thích (Viết dàn ý ra vở nháp) Gợi ý: a) Mở bài: (Giới thiệu) Đó là cây gì? Cây được trồng ở đâu, từ bao giờ? b) Thân bài - Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Đến gần, thấy nét gì rõ nhất về sự phát triển của cây? - Tả chi tiết từng bộ phận: Thân cây, gốc cây, vỏ cây có những đặc điểm gì? Cành lá có điểm gì nổi bật? Quả cây (nếu có) thế nào? - Tả một số sự vật khác (VD: nắng, gió, chim chóc ) hoặc sinh hoạt của người có liên quan đến cây .
  50. c) Kết bài: Nêu ích lợi của cây, cảm nghĩ của em về cây TUẦN 22 I – Bài tập về đọc hiểu Mùa thu trong tôi Sáng sớm buổi đầu thu, không khí khác lạ thường. Cái lành lạnh thoáng qua làm tôi giật mình nhận ra. Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè. Đường chân trời không xa thẳm, bình minh không còn vẻ gắt gỏng. Từng tia nắng nhẹ nhàng và yếu ớt còn trốn sau những đám sương mù, vẫn muốn đùa nghịch trên ngọn cây nơi sườn đồi xa xa. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Một mùa thu nữa lại đến.
  51. Suốt mười một năm trôi qua, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được từng ngày mùa thu đến. Phải chăng mình đã lớn. Thời gian trôi nhanh thật đấy! Mới ngày nào, khi lần đầu tiên đượcnghe thấy từ “mùa thu’, tôi còn hỏi mẹ: - Mẹ ơi mùa thu là gì? Nó thế nào hả mẹ? Vậy mà bây giờ tôi đã có thẻ giải thích thế nào là mùa thucho em nhỏ rồi. Mùa thu. Mùa của tựu trường, mùa đi xây những ước mơ, mùa mà rừng bắt đầu chuyển sang màu vàng ối. Mùa thu cũng là mùa thôi thúc cái gọi là ý chí trong tôi, nó nhắc cho tôi nhớ đến nhiệm vụ mà mình phải cố gắng trong năm học tới. Mẹ ơi, con làm được mẹ ạ! Con sẽ nuôi ước mơ của con và cả của mẹ nữa, không chỉ trong mùa thu mà cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ. Suốt cả bốn mùa mẹ ơi. (Khuất Minh Quyên) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Bài văn miêu tả thời điểm nào của mùa thu? a- Đầu mùa thu b- Giữa mùa thu c- Cuối mùa thu Câu 2. Sáng ớm mùa thu được miêu tả bằng hình ảnh nào? a- Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè b- Đường chân trời trở nên xa thẳm, bình minh vẫn còn vẻ gắt gỏng c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Câu 3. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận của tác giả về mùa thu vào năm mười một tuổi? a- Mùa thu kế tiếp sau mùa hè làm cho ta biết kì vui chơi đã hết b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả Câu 4. Trong đoạn cuối bài, tác giả thầm hứa với mẹ điều gì? a- Vào mùa thu sẽ quyết tâm học tốt b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa c- Sẽ làm cho mẹ rõ ước mơ của mình và của mẹ trong suốt bốn mùa. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (l /n, ut/ uc) trong mỗi câu tục ngữ, ca dao rồi chép lại các câu đó cho đúng: a) Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể nặng mới yên tấm nòng. b) Nời nói chẳng mất tiền mua Nựa nời mà nói cho vừa nòng nhau.
  52. c) Nước lục thì lúc cả làng Muốn cho khỏi lục, thiếp chàng cùng lo. d) Giữ quần áo lút mới may, giữ thanh danh lút còn trẻ. Câu 2. a) Dùng dấu gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau: (1) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. (2) Bầu trời dần tươi sáng. (3) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. (4) Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt. b) Nối từng câu ở cột trái với những nhận xét về chủ ngữ của câu ở cột phải cho thích hợp: (a) Câu 1 (1) Chủ ngữ do danh từ tạo thành (b) Câu 2 (2) Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành (c) Câu 3 (3) Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ (d) Câu 4 (4) Chủ ngữ chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ Câu 3. Tìm 3 từ khác nhau có tiếng tuyệt điền vào 3 chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: a) Nàng Bạch Tuyết đẹp b) Vịnh Hạ Long là một món quà .thiên nhiên dành cho đất nước ta. c) Bức tượng Thần Vệ nữ quả là một . Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận của cây mà em thích Gợi ý: Khi tả cần nêu cụ thể, chân thực những nét tiêu biểu về bộ phận đã chọn tả (gốc hoặc thân, cành, lá, hoa .) dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa thích hợp để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
  53. TUẦN 23 I- Bài tập về đọc hiểu Cảnh đẹp Sa Pa Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú. Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để thể hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh. Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới. (Theo Lãng Văn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Sa Pa nằm ở đâu? a- Ở chân núi Hoàng Liên Sơn b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn c- Ở đỉnh núi Hoàng Liên Sơn Câu 2. Sa Pa giống như Đà Lạt của Tây Nguyên ở hai điểm nào dưới đây? a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam b- Đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây Câu 3. Hai chi tiết nào dưới đây nói lên sức quyến rũ của mùa hè Sa Pa? a- Thiên nhiên bốn lần thay sắc áo mau lẹ, bất ngờ b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng Câu 4. Các điệp từ trong câu văn tả cơn mưa rào Sa Pa có tác dụng gì? a- Nhấn mạnh sự dữ dội cuẩ những cơn mưa b- Nhấn mạnh sự phong phú của cảnh vật Sa Pa c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống a) Tiếng có âm đầu s hoặc x Bức tranh vẽ cảnh dòng .dập dờn vỗ, những rặng tre . biếc nghiêng mình . .gương nước, đàn cò trắng . cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông . . b) Tiếng có vần ưc hoặc ưt
  54. Cảnh sống cơ . trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day . khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công . để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung. Câu 2. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải: (1) Tuấn Anh – lớp trưởng 4A – vừa đoạt a)Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán của nhân vật trong đối thoại cấp Thành Phố (2) Nhiệm vụ của chúng ta là: b) Đánh dấu phần chú thích - Học tập tốt trong câu - Lao động tốt c) Đánh dấu các ý trong một (3)- Hôm nay ai trực nhật? đoạn liệt kê - Bạn Lan Phương Câu 3. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B: A B a) Đẹp người đẹp nết (1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời b) Đẹp như Tây Thi (2) Nết na quý hơn sắc đẹp (3) Người con gái hoàn hảo, được cả người c) Cái nết đánh chết cái đẹp lẫn tính nết b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống ; (1) Hôm qua là một ngày . (2) Ông cụ nhà chị Hòa rất . (3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật . (4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng c) Gạch dưới câu tục ngữ được em chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Cô giáo em vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, hòa nhã. Có hôm cô đến thăm gia đình em, trao đổi về việc học hành của em. Khi cô về, bà em nhận xét: - Cô giáo con nói năng thật dễ thương. Đúng là: . (1) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (2) Cái nết đánh chết cái đẹp (3) Đẹp như tiên (4) Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây ăn quả mà em thích: Gợi ý - Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung
  55. - Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực về một số nét tiêu biểu của quả(chùm quả ) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. - Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về bộ phận đã tả. . . . . . TUẦN 24 I- Bài tập về đọc hiểu Vẻ đẹp Mát-xcơ-va Với những người đã đặt chan lên nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng. Bạch dương là loài cây biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mat-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rợi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông lạnh giá. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga. (Theo Trường Giang) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mát-xcơ-va là một thành phố như thế nào? a- Lãng mạn và cổ kính nhất b- Sôi động và đẹp đẽ nhất c- Lãng mạn và đẹp đẽ nhất Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của Mát-xcơ-va? a- Nơi đó có những giấc mơ, con đường và thơ Pút-skin b- Nơi đó có những giấc mơ, thơ Pút-skin, rừng bạch dương c- Nơi đó có rừng bạch dương, những giấc mơ, con đường Câu 3. Hai dòng nào dưới đây miêu tả những điểm nổi bật của cây bạch dương? a- Trắng thẳng, cao vút, triền miên trên những con đường
  56. b- Đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa c- Xanh tuyệt đẹp mùa hè, vàng rợi mùa thu, buồn bã mùa đông Câu 4. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của tác giả khi nhớ về Mát-xcơ-va? a- Thương nhớ giấc mơ tuổi thơ, bay bổng với vần thơ của đại thi hào Pút-skin b- Ngây ngất nhớ vẻ đẹp gợi buồn của rừng bạch dương và sự ấm áp của lá phong đỏ rực c- Nuối tiếc vẻ đẹp phồn hoa của đường phố thủ đô chạy dài miên man không dứt II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. a) Điền tr hoặc ch vào chỗ trống: Mười lăm năm, mỗi sáng iều Bác Hồ .ăm .út, nâng niu từng cành Cây càng khỏe, lá càng xanh Như miền Nam đó, ưởng thành nở hoa Dạn dày sương gió nắng mưa .ái ngon vẫn đậu đợi mùa ín thơm Mặc .o lửa đạn mưa bom Ong xây bọng mật ong vòm lá xanh Đã nghe thơm nắng Ba Đình Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười. (Theo Quốc Tuấn) b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng: Cây chuối nghiêng ca thân mình Cong cho buồng qua to kềnh không rơi Cây cau chót vót lưng trời Dâu moi cô vân không rời đàn con Qua chuối chín cho ngọt thơm Qua cau tô đo môi son cho bà Cành cong nụ nơ đầy hoa Cây lúa cong hạt cho mùa bông sây Muôn ngàn hoa trái co cây Cong trên vai trái đất này bé ơi! (Theo Lê Hồng Thiện) Câu 2. a) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu: (1) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi (2) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu (3) Cây hoa lạ lạ, có nhiều bông trắng xinh xinh ấy là hoa mai (4) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích b) Đánh dấu X vào ô thích hợp để nhận xét về các câu ở bài tập a: Nhận xét Được dùng để giới thiệu Được dùng để nhận định Câu
  57. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 3. a) Gạch dưới những câu thuộc kiểu câu Ai là gì? sau đó gạch chéo (/) phân cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu đó: (1) Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt (2) Hôm qua, anh Sơn nói như thế là không đúng (3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. b) Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?: (1) Cao Bá Quát là (2) Chu Văn An là . (3) Tô Hoài là (4) Trần Đăng Khoa là Câu 4. Đọc dàn ý của bài văn tả cây dừa dưới đây: - Giới thiệu cây dừa - Tả bao quát cây dừa - Tả các bộ phận của cây dừa (tàu lá, quả dừa, vỏ dừa, cùi dừa, nước dừa .) - Nêu lợi ích của cây dừa Dựa vào dàn ý trên, bạn Hoài Nam dự kiến viết bốn đoạn văn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bốn đoạn văn này (Viết vào chỗ có dấu [ .] và hoàn chỉnh đoạn văn trong vở nháp) Đoạn 1: [ ] Nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng mát rượi của cây dừa. Đoạn 2: Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trồng rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ cứng sần sùi màu nâu đen [ . . ] Đoạn 3: Vào ngày giỗ, tết, trái dừa cũng có mặt trên mâm ngũ quả của mọi nhà [ . ] Đoạn 4: Cây dừa tô điểm cho miền Nam một vẻ đáng yêu [ ]
  58. TUẦN 25 I- Bài tập về đọc hiểu Mèo Mẹ và Đại Bàng Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ. Mặt trời mùa xuân tỏa xuống ấm áp và cái gia đình bé ấy rất hạnh phúc. Đột nhiên, không rõ từ đâu, một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện. Nhanh như chớp, nó lao từ trên cao xuống và quắp lấy một chú mèo con. Nhưng khi Đại Bàng chưa kịp bay lên, Mèo Mẹ đã túm chặt lấy nó. Con chim dữ bèn buông Mèo Con ra để chống lại Mèo Mẹ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, một mất, một còn. Đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài đã tạo cho Đại Bàng ưu thế lớn: nó cào toạc da và mổ lòi một mắt Mèo Mẹ. Song Mèo Mẹ vẫn anh dũng bám chặt lấy Đại Bàng bằng những móng vuốt của mình và cắn rách cánh phải của nó. Từ lúc ấy, chiến thắng đã nghiêng về phía Mèo Mẹ. Song Đại Bàng vẫn còn rất khỏe mà Mèo Mẹ thì đã thấm mệt. Tuy vậy, nó vẫn cố thu hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất. Ngay lập tức, Mèo Mẹ cắn đứt đầu Đại Bàng, và rồi không để ý tới những vết thương mang trên mình, Mèo Mẹ bắt đầu liếm đứa con bé bỏng vừa bị thương bởi móng vuốt của Đại Bàng. (Theo U-sin-xki) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ thì có chuyện gì xảy ra? a- Một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện bay ở trên cao b- Chim Đại Bàng khổng lồ lao xuống quắp một chú mèo con c- Bỗng phát hiện ra lạc mất một chú mèo con Câu 2. Chi tiết nào mô tả ưu thế lớn của Đại Bàng? a- Đôi cánh khỏe, mỏ cứng, đôi chân chắc với móng nhọn cong dài b- Lao từ trên cao xuống, quắp lấy một chú Mèo Con c- Bám chặt lấy Mèo Mẹ bằng móng vuốt của mình Câu 3. Hai chi tiết nào dưới đây cho thấy Mèo Mẹ chiến đấu quyết liệt với Đại Bàng để bảo vệ con mình? a- Bị cào toạc da và mổ lòi một mắt vẫn bám chặt lấy Đại Bàng, dùng móng vuốt cắn rách cánh phải của nó b- Dùng đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài để chiến đấu quyết liệt c- Cố dồn hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất, rồi cắn đứt đầu con Đại Bàng hung ác. Câu 4. Nhờ đâu Mèo Mẹ chiến thắng Đại Bàng? a- Nhờ lòng yêu thương con, dũng cảm bất chấp nguy hiểm b- Nhờ có sức mạnh kiên cường và sự khôn khéo c- Nhờ nhanh nhẹn và mưu trí tìm ra cách đánh Đại Bàng II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: