Đề cương ôn thi môn Vật lý 6 - Học kì II - Năm học 2018-2019

docx 8 trang thaodu 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Vật lý 6 - Học kì II - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_vat_ly_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Vật lý 6 - Học kì II - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VẬT LÝ 6 HKII NĂM HỌC 2018 – 2019 I. TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau. 1. Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là: A. ròng rọc cố định. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng D. ròng rọc động. 2. Khi làm lạnh một vật rắn thì: A.thể tích và khối lượng của vật tăng. B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm. C. thể tích tăng và khối lượng không đổi. D. khối lượng riêng của vật tăng. 3. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì : A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm. C. Cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng. 4. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì: A. khối lượng của chất lỏng tăng. C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm. B. thể tích của chất lỏng tăng. D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng. 5. Khi làm nóng một lượng chất khí thì: A. khối lượng riêng chất khí không đổi. C. khối lượng riêng của chất khí giảm. B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng. D. khối lượng riêng của chất khí tăng. 6. Trong các câu sau, câu phát biểu sai là: A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi. D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 7. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là: A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng. 8. Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để : A. tiết kiệm đinh B. tôn không bị thủng nhiều lỗ. C. tiết kiệm thời gian đóng. D. tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt. 9. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta sẽ : A. hơ nóng nút. B. hơ nóng cổ lọ. C. hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. hơ nóng đáy lọ. 10. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn. 11. Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D.chiều dài thanh ray không đủ. 12. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng. B. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất. C. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. D. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất. 13. Trong các câu sau đây, câu nào sai? A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy. B. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau. C. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau. D. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi. 14. Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai? A. Có thể tích khác nhau B. Có khối lượng khác nhau C. Có khối lượng riêng khác nhau D. Có trọng lượng khác nhau 15. Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta dùng những dụng cụ nào sau đây? A. Một cái cân và một lực kế B. Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ C. Một lực kế và một bình chia độ D. Một bình chia độ và một cái cân 16. Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào?
  2. A. Lực lớn hơn trọng lượng của vật B. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật C. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật 17. Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một cách dễ dàng, vì: A. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn B. Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớn C. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể D. Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật 18. Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây? A. Hơ nóng cổ chai B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai C. Hơ nóng đáy chai D. Hơ nóng nắp chai 19. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? A. Tăng lên hoặc giảm xuống B. Tăng lên C. Giảm xuống D. Không thay đổi 20. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng? A. Để dễ thoát nước B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 21. Chọn phát biểu sai: A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau 22. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? A. Làm bếp bị đẹ nặng B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài C. Tốn chất đốt D. Lâu sôi 23. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng của chất lỏng giảm C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm D. Khối lượng của chất lỏng tăng 24. Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng? A. Thể tích của chất lỏng giảm B. Khối lượng của chất lỏng không đổi C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 25. Chọn câu trả lời đúng: Tại 40C nước có: A. Trọng lượng riêng lớn nhất B. Thể tích lớn nhất C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất D. Khối lượng lớn nhất 26. Chọn câu trả lời chưa chính xác: A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra B. Nước co dãn vì nhiệt C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại D. Ở 00C nước sẽ đóng băng 27. Băng kép được cấu tạo bằng: A. Một thanh đồng và một thanh sắt B. Hai thanh kim loại khác nhau C. Một thanh đồng và một thanh nhôm D. Một thanh nhôm và một thanh sắt 28. Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng: A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi nóng lên C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi lạnh đi 29. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn? A. Để tiết kiệm thanh ray B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt D. Để dễ uốn cong đường ray 30. Thân nhiệt của người bình thường là: A. 370C B. 690F C. 310 K D. 98,60F 31. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây? A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn 32. Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào: A. Nước ở nhiệt độ 300C B. Nước ở nhiệt độ 00C C. Nước ở nhiệt độ -300C D. Nước ở nhiệt độ 100C 33. Khi đúc đồng, gang, thép người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào? A. Hoá hơi và ngưng tụ B. Nóng chảy và đông đặc C. Nung nóng D. Tất cả các câu trên đều sai 34. Hiện tượng đông đặc là hiện tượng: A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng
  3. C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn 35. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây? A. Chất lỏng biến thành hơi B. Chất rắn biến thành chất khí C. Chất khí biến thành chất lỏng D. Chất lỏng biến thành chất rắn 36. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: A. Mặt thoáng lọ càng nhỏ B. Lọ càng nhỏ C. Lọ càng lớn D. Mặt thoáng lọ càng lớn 37. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: A. Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu B. Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu C. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh D. Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh 38. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào? A. Đông đặc B. Bay hơi C. Ngưng tụ D. Cả A- B và C đều đúng 39. Các loại cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai để: A. Hạn chế bốc hơi nước B. Vì thiếu nước C. Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá D. Vì đất khô cằn 40. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng: A. Chất khí biến thành chất lỏng B. Chất lỏng biến thành chất khí C. Chất rắn biến thành chất khí D. Chất lỏng biến thành chất rắn 41. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước là A. Do nước thấm ra ngoài B. Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại C. Do không khí bám vào D. Do nước bốc hơi ra và bám ra ngoài 42. Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra “khói”? A. Do hơi nước ngưng tụ lại B. Do trong không khí có hơi nước C. Do hơi thở ra nóng hơn D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ 43. Sương động trên cây cối vào ban đêm, nguyên nhân từ đâu? A. Do ban đêm có mưa B. Do sự bay hơi của nước ở xung quanh C. Do ban đêm trời lạnh D. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí 44. Các đám mây hình thành là do: A. Nước bốc hơi B. Hơi nước ngưng tụ C. Khói D. Nước bốc hơi bay lên cao gặp hơi lạnh ngưng tụ thành mây 45. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng: A. ngưng tụ B. đông đặc C. bay hơi D. nóng chảy 46. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá B. sương mù C. hơi nước D. mây 47. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đúc một cái chuông đồng B. Đốt một ngọn nến C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước 48. Trong các so sánh sau đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc D. Nhiệt độ nóng chảy bằng hơn nhiệt độ đông đặc 49. Khí oxi, khí nitơ, khí hyđro khi bị đốt nóng thì A. Hy đrô nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất. C. Nitơ nở vì nhiệt ít nhất. D. Cả ba chhất khí đều nở vì nhiệt như nhau. 50. Khi đun nước,người ta không đổ nước đầy ấm chủ yếu để : A Tiết kiệm củi. C. Giúp nước nhanh sôi. B. Tránh nước nở vì nhiệt trào ra làm tắt bếp. D. Giúp nước nhanh sôi, đồng thời tiết kiệm củi. II. BÀI TẬP Bài 1: Nguời ta đo thể tích của môt khối lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau: Nhiệt độ (0C) 0 20 50 80 100 Thể tích (lít) 2,00 2,14 2,36 2,60 2,72 Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này - Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 100C - Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 0,2 lít Bài 2: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau:
  4. Thời gian (giờ) 7 9 10 12 16 18 Nhiệt độ (0C) 250 270 290 310 300 290 a. Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờ b. Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gian Bài 3: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10? Bài 4: Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của băng phiến khi bị đun nóng rồi sau đó để nguội. Thời gian (phút) 0 2 4 5 7 10 12 13 16 18 20 22 Nhiệt độ (0C) 50 65 75 80 80 90 85 80 80 75 70 60 a. Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến? b. Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ? c. Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy? d. Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút? e. Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu? f. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? g. Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm Bài 5: Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ ( oC ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian b. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ? chất tồn tại ở những thể nào? c. Chất lỏng này có tên gọi là gì ? Bài 6 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Bài 7: Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian theo bảng số liệu sau: Thời gian(phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhiệt độ(0C) -6 -4 -3 -2 0 0 0 1 2 4 Bài 8: Những ngày trời nóng gắt, để xe đạp ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp. Tại sao? Bài 9: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan? Bài 10: Tại sao rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước sôi vào cố thuỷ tinh mỏng? Bài 11: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá? (1đ) ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm: Chọn và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh. C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao. D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. Câu 2: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để : A. Đo nhiệt độ. B. Đo khối lượng. C. Đo thể tích. D. Đo lực. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, lỏng, rắn C. Rắn, khí, lỏng D. Khí, rắn, lỏng. Câu 5: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.
  5. Câu 6: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ là vì : A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt. C. Nước nóng tràn vào bóng. D. Không khí tràn vào bóng. II. Tự luận 1. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? 2. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? 3. Giải thích tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa có để một khe hở? 4. Em hãy lấy một ví dụ, phân tích trong đó có sự nóng chảy và đông đặc? ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng. D. Thể tích của vật giảm. Câu 3: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? A. Làm bếp bị đè nặng B. Nước nóng tăng thể tích sẽ tràn ra ngoài. C. Lâu sôi D. Tốn chất đốt Câu 4: Nhiệt kế nào có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Nhiệt kế thủy ngân. B. nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế dầu. Câu 5: Nhiệt kế y tế dung để đo: A. Nhiệt độ của nước đá. B. Thân nhiệt của con người. C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi. D. Nhiệt độ của khí quyển. Câu 6: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật có đặc điểm gì? A.Giảm dần đi B. Tăng dần lên C. Không thay đổi D.Có lúc tăng, có lúc giảm Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là: A. 700 B. 900 C. 800 D. 750 Câu 8: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sự bay hơi? A. Xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng. B. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. C. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của một chất lỏng. D. Xảy ra đối với mọi chất lỏng. II. TỰ LUẬN: Câu 9: Tại sao tháp Epphen bằng Thép ở Pháp về mùa hè cao hơn mùa đông? Câu 10: Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Câu 11: Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lâp được bảng sau: Thời gian (phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 Nhiệt độ (OoC ) -2 -1 0 0 0 1 2 3 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian. b. Em hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá trong quá trình trên. Câu 12: Nhiệt độ a. Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt (0C) độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào? 6 b. Hãy mô tả sư thay đổi nhiệt độ và thể của chất 4 đó khi nóng chảy? 2 0 -2 -4 0 1 2 3 4 5 6 7 Thời gian Câu 13: Sương mù thường có về mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời lên sương mù lại tan?
  6. ĐỀ 3 I. TRẮC NGHIỆM Phần A . Chọn và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là: A. Ròng rọc cố định B. Đòn bẩy C. Mặt phẳng nghiêng D. Ròng rọc động Câu 2: Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao, để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng máy cơ đơn giản nào trong số các máy sau đây? A. Mặt phẳng nghiêng B. Đòn bẩy C. Ròng rọc động D. Ròng rọc cố định Câu 3: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng: A. Sắt, nước, không khí B. Không khí, sắt, nước C. Nước, không khí, sắt D. Không khí, nước, sắt. Câu 4: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 5. Một băng kép làm từ hai kim loại sắt và đồng, sau khi nung nóng một thời gian nó sẽ cong về phía: A. Kim loại tiếp xúc nhiệt B. Thanh kim loại bằng đồng C. Thanh kim loại bằng sắt D. Tuỳ thuộc thời gian đốt nóng Câu 6. Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật giảm vì: A. Thể tích của vật tăng, khối lượng của vật không thay đổi B. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không thay đổi C. Thể tích của vật giảm, khối lượng của vật tăng D. Thể tích của vật tăng, khối lượng của vật không thay đổi Câu 7. Chọn câu trả lời đúng để điền vào chỗ .trong câu sau đây: Sự co dãn (1) . khi bị ngăn cản có thể gây ra (2) . A. (1): Vì nhiệt, (2): những lực rất lớn B. (1): Vì nhiệt, (2): những lực rất nhỏ C. (1): Vì khí hậu, (2): những lực rất nhỏ D. (1): Vì khí hậu, (2): những lực rất lớn Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước D. Sự tạo thành mây. Câu 9: Khi đun nước ở nhà, các hiện tượng nào cho ta biết là nước sôi? A. Mặt nước xáo động mạnh B. Nghe thấy tiếng nước reo C. Có khói bốc lên ở vòi ấm D. Cả 3 hiện tượng trên Câu 10. Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ nào sau đây? A. Nhiệt độ sôi của nước B. Nhiệt độ không khí trong phòng C. Nhiệt độ cơ thể người D. Nhiệt độ của nước đá đang tan Câu 11. Khi Mặt trời lên sương, ta thấy lạnh. Kêt luận nào sau đây là đúng? A. Hơi nước từ cơ thể ta thoát ra ngoài B. Sương tan làm giảm nhiệt độ của môi trường C. Khi sương tan cơ thể bị ẩm D. Khi đó ta tiếp xúc nhiều với hơi nước Câu 12. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? a. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước lạnh b. Đốt một ngọn nến c. Đốt một ngọn đèn dầu d. Đúc một cái chuông đồng Câu 13. Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không làm cốt trụ bê tông bằng các kim loại khác? A. Vì thép không bị gỉ. C. Vì thép giá thành thấp. B. Vì thép có độ bền cao. D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau. Phần B. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ ( ) Câu 14: Băng kép gồm 2 thanh (1) có bản chất (2) được tán chặt vào với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì (3) khác nhau nên băng kép bị (4) Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc (5) Câu 15: a. Trong nhiệt giai Xen xi út nhiệt độ của nước đá đang tan là (6) của hơi nước đang sôi là (7) b. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là (8) của hơi nước đang sôi là (9)
  7. c. Trong nhiệt kế y tế, nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là (10) , nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là (11) II. TỰ LUẬN Câu 1: Nhiệt kế dùng để làm gì? Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng? Câu 2: Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống? Câu 3: Tại sao khi bỏ hoa quả, thực phẩm vào tủ lạnh người ta thường gói kín chúng lại. ĐỀ 4 A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau Câu 1. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng A. đổi hướng của lực kéo. B. giảm độ lớn của lực kéo. C. thay đổi trọng lượng của vật. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo. F Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới đây, nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế y tế Hình 1 C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế dầu Câu 3. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc? A. Ngọn nến vừa tắt. B. Ngọn nến đang cháy. C. Cục nước đá để ngoài nắng. D. Ngọn đèn dầu đang cháy. Câu 4. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi. B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm. C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên. D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi. Câu 5. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn. D. đỡ tốn diện tích đất trồng. Câu 6. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi? A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình. B. Các bọt khí nổi lên. C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra. D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước. B. TỰ LUẬN. Câu 7. Em hãy nêu một thí dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống. Câu 8. Tại sao không nên để xe đạp ngoài nắng? Câu 9. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Câu 10. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng? ĐỀ 5 I. Chọn một ý hợp lý nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Khi nâng vật từ dưới lên cao, ròng rọc động giúp ta: A. Đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. B. Có thể đổi hướng và giảm được lực kéo so với khi kéo trực tiếp. C. Dùng lực kéo lớn hơn so với khi kéo trực tiếp. D. Kéo vật với lực kéo bằng lực kéo khi kéo trực tiếp. Câu 2: Một quả cầu kim loại bị nung nóng không thể lọt qua chiếc vòng kim loại, nhưng sau khi nhúng vào nước lạnh thì nó có thể lọt qua chiếc vòng vì A. Quả cầu đã nở ra sau khi nhúng vào nước lạnh. B. Quả cầu đã co lại sau khi nhúng vào nước lạnh. C. Quả cầu đã nhẹ đi và nhỏ lại sau khi nhúng vào nước lạnh. D. Quả cầu đã nặng thêm và nở ra sau khi nhúng vào nước lạnh. Câu 3: Trước khi tra cái khâu bằng sắt vào cán dao, người ta phải: A. Nung nóng cái khâu cho nó nở ra để dễ tra vào cán. B. Nhúng cái khâu vào nước đá cho nó co lại để dễ tra vào cán. C. Nung nóng cán dao cho nó nở ra để dễ tra khâu vào cán. D. Nung nóng cái khâu và cán dao để dễ tra khâu vào cán. Câu 4: Hãy chọn một ý sai trong những ý sau đây: A. Khi nóng lên, hầu hết các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra. B. Khi lạnh đi, hầu hết các chất rắn, lỏng, khí đều co lại.
  8. C. Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, và chất khí. D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí, và ít hơn chất rắn. Câu 5: Theo nhiệt giai Xen-xi-ut (Celsius) thì: A. Nước đá có nhiệt độ 0 độ C và nước sôi có nhiệt độ là 100 độ C. B. Nước đá đang tan có nhiệt độ 0 độ C và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 100 độ C. C. Nước đá đang tan có nhiệt độ 100 độ C và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 0 độ C. D. Nước đá đang tan có nhiệt độ 32 độ F và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 212 độ F. Câu 6: Sự nóng chảy là: A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. D. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. II. Tự luận. Câu 1: Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng vật lý nào? Kể tên 2 loại nhiệt kế mà em biết. Câu 2: Nêu kết luận và đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Vận dụng: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần sự nở vì nhiệt của 100cm3 các chất sau khi chúng tăng thêm 400C: không khí, đồng, rượu, nước. Câu 3: Nêu cấu tạo của băng kép, băng kép thường được sử dụng trong các thiết bị nào? Em hãy cho một ví dụ về vật dụng có sử dụng băng kép. Câu 4: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi ngâm vào nước nóng nó lại phồng lên như cũ? Câu 5: Quan sát đồ thị biểu diễn sự nóng chảy của chì, trả lời câu hỏi sau: a. Quá trình nóng chảy xảy ra trong bao lâu? b. Chì nóng chảy ở bao nhiêu 0C? Vì sao em biết? c. Từ phút 20 đến phút 30 trên đồ thị chì tồn tại ở thể nào? Nhiệt độ (0C) 400 327 210 Thời gian (phút) 0 10 20 30 Câu 6: Nêu các kết luận về sự đông đặc? Câu 7: a. Khi phơi quần áo ta phơi như thế nào cho mau khô vì sao? b. Muốn quan sát sự ngưng tụ nhanh ta làm tăng hay giảm nhiệt độ? Câu 8: a. Em hãy mô tả lại thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí? b. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đố phải làm thế nào?