Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chương: Hô hấp

docx 2 trang thaodu 19144
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chương: Hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_sinh_hoc_lop_11_chuong_ho_hap.docx

Nội dung text: Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chương: Hô hấp

  1. HÔ HẤP Câu 1 (đề thi 2007 - 2008): Cơ quan hô hấp của ĐV tiến hoá theo những hướng nào? Câu 2. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? Câu 3 (đề thi 2008 - 2009): Quá trình hô hấp của cá và chim có những đặc điểm nào nổi bật? HÔ HẤP 1 Câu 1: Nêu ưu điểm về cấu tạo và hoạt động hô hấp của chim và côn trùng? Câu 2: Để đảm nhận chức năng hô hấp thì bề mặt trao đổi khí cần có những đặc điểm nào? Câu 3: Nêu sự tiến hóa trong hô hấp ở động vật? Câu 4: Tại sao mang cá lại thích hợp cho trao đổi khí ở dưới nước nhưng không thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn? Câu 5: Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường?. Kể tên ? Hãy sắp xếp các loài động vật sau : châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào hình thức trao đổi khí phù hợp ? Câu 6 : Tại sao động vật có phổi không trao đổi khí được trong nước ?. So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể động vật với cơ thể thực vật ? Vì sao khi hít thở sâu vài lần người ta nhịn thở được lâu hơn ? Câu 7: Vì sao mặc dù phổi chim không có nhiều phế nang như phổi thú nhưng hô hấp ở chim vẫn đạt hiệu quả cao hơn thú để có thể bay ở những độ cao với không khí loãng? Câu 7’: Vi sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn? Câu 8: Tại sao nói CO2 trong máu là yếu tố chủ yếu điều hòa TĐK? Câu 9: Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất? Nêu cấu tạo của da giun đất phù hợp với chức năng hô hấp? Câu 10: Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau: O2 CO2 O2 CO2 Môi trường =>khí quản =-> (1) => các ống khí trong phổi => (2) => khí quản => môi trường a. Cho biết (1), (2) là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim? b. Hoạt động của 2 bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào và thở ra? HÔ HẤP 2 Câu 1: Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn. Câu 2. a/ Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong. b/ Tại sao khi ta ngủ say hay khi đang làm việc không hề để ý mà ta vẫn thở đều đặn? c/ Tại sao khi tập thể dục người ta phải hít thở thật sâu? hoặc: Hô hấp sâu có ý nghĩa như thế nào? Câu 3: Tại sao ta không thể nhịn thở được lâu? Câu 4.a/ Tại sao khi ta ngủ say hay khi đang làm việc không hề để ý mà ta vẫn thở đều đặn? b/ Tại sao khi tập thể dục người ta phải hít thở thật sâu? Câu 5 .Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất? Nêu cấu tạo của da giun đất phù hợp với chức năng hô hấp? Câu 6. Chức năng của ống khí ở sâu bọ (Chân khớp) và ống khí ở phổi chim giống nhau hay khác nhau? Câu 7 a. Vì sao khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong? b. Hemoglobin ở người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì? c. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng gì ? Câu 8: a)Tại sao nói chim hô hấp kép? CÂU HỎI, BÀI TẬP VẬN DỤNG CHUYÊN SÂU Câu 1: a. Thí nghiệm “tuần hoàn chéo” của Frederic tiến hành trên chó vào năm 1890 chứng minh điều gì? Hãy trình bày thí nghiệm trên? b. Cho bảng số liệu: Áp suất từng phần tính mm thuỷ ngân Khí Không Không khí trong phế Máu trong động mạch các mạch đi tới các Máu tĩnh mạch trong các mạch từ phế khí nang phế nang nang đi ra O2 159 100-110 40 102 CO2 0.2-0.3 40 47 40 1. Từ bảng trên rút ra được điều gì?
  2. 2. Tại sao sự chênh lệch của khí CO 2 tuy thấp, mà sự trao đổi khí CO 2 giữa máu và không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường? Câu 2: Các bề mặt trao đổi khí cần những đặc điểm gì để giúp cho quá trình khuếch tán đạt hiệu quả cao hơn? Câu 3: Tại sao người bình thường có thể thở ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả lúc ngủ)? Câu 4: Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao? Câu 5: a. Giải thích tại sao công nhân làm việc trong các hầm than trường có hiện tượng ngạt thở? b. Tại khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể lực thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người hay tập luyện? Câu 6: a. Tại sao lại có sự chênh lệch về tỉ lệ các loại khí CO2 và O2 trong không khí hít vào thở ra? b. Một số loài cá trong bụng có bong hơi. Bóng hơi để làn gì? Câu 7: Tại sao người ta lại dùng khí cacbogen (5%CO 2 và 95% O2) để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở mà không phải là O2 nguyên chất? Câu 8: a. Cơ chế điều hoà hô hấp được diễn ra như thế nào? b. Những dẫn chứng về vai trò của CO2 trong hô hấp. Câu 9: Quá trình trao đổi khí ở côn trùng diễn ra như thế nào? Ưu điểm của hình thức trao đổi khí đó? Câu 10: a. Giải thích vì sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn bề mặt trao đổi khí của lưỡng cư và bò sát ? Hãy chứng minh sự trao đổi khí của chim hiệu quả hơn ở thú ? b. Trong cơ thể người có sắc tố hô hấp là hemoglobin và mioglobin. Cả 2 loại sắc tố này đều có khả năng kết hợp và phân li oxi. Tại sao cơ thể không sử dụng mioglobin vào việc vận chuyển và cung cấp oxi cho tất cả các tế bào của cơ thể ? Câu 11: a. Vì sao ở người khi hít vào gắng sức thể tích khí bổ sung ở phổi không lớn hơn 1,5 đến 2,0 lít? Ý nghĩa của hiện tượng này. b. Áp lực âm của lồng ngực là gì? Nguyên nhân tạo ra áp lực âm của lồng ngực? Nếu màng phổi bị thủng thì dẫn đến hậu quả gì? Câu 12: a. Trình bày mối liên quan giữa hai quá trình trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở mô? b. Đối với 1 số động vật hô hấp bằng phổi (cá voi, hải cẩu, ) nhờ những đặc điểm nào có thể giúp chúng lặn được rất lâu trong nước? Câu 13: a. Hb được gọi là sắc tố hô hấp nhờ đặc tính nào? b. Nhờ đặc tính và sự chênh lệch áp suất CO2 và O2, Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 nhờ đó cung cấp O2 và lấy CO2 cho tế bào bằng các phản ứng: I. HbCO2 Hb + CO2 II. Hb + 4O2 HbO8 III. HbO8 4O2 + Hb IV. Hb + CO2 HbCO2 Hãy cho biết các phản ứng trên xảy ra ở đâu và có vai trò gì? c. Giải thích hiệu ứng Borh? Câu 14: a. Phân tích những đặc điểm độc đáo giống nhau về bề mặt trao đổi khí ở cá xương và chim mà ở thú không có được giúp cá xương và chim trao đổi khí hiệu quả với môi trường sống ? b. Tại sao nồng độ CO2 trong máu tăng cao thì dẫn tới tăng nhanh trao đổi O2 trong máu ? Câu 15: a. Dựa vào hiểu biết về các ái lực của các sắc tố hô hấp đối với oxy, hãy cho biết trong các đường cong A, B, C và D ở hình bên đường nào là đường cong phân ly oxy của hemoglobin người lớn, hemoglobin thai nhi, hemoglobin lạc đà sống trên núi cao và của mioglobin. Giải thích. b. Tại sao đường cong phân ly của hemoglobin lại có dạng gần giống hình chữ S? Câu 16: a. Ở người, khi nồng độ CO2 trong máu tăng thì huyết áp, nhịp và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao? b. Sự tăng lên của nồng độ ion H + hoặc thân nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li của ôxi - hêmôglobin (HbO2)? Liên hệ vấn đề này với sự tăng cường hoạt động thể lực. Câu 17: Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn.