Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Lê Lợi

doc 2 trang thaodu 2630
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_132_truong_thpt_le_l.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KÌ Trường THPT Lê Lợi MÔN :Sinh Học Thời gian làm bài:45 phút; Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 132 Lớp: 01. ; / = ~ 06. ; / = ~ 11. ; / = ~ 16. ; / = ~ 02. ; / = ~ 07. ; / = ~ 12. ; / = ~ 17. ; / = ~ 03. ; / = ~ 08. ; / = ~ 13. ; / = ~ 18. ; / = ~ 04. ; / = ~ 09. ; / = ~ 14. ; / = ~ 19. ; / = ~ 05. ; / = ~ 10. ; / = ~ 15. ; / = ~ 20. ; / = ~ Phần trắc nghiệm Câu 1: Trong hô hấp giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất A. chuỗi chuyền điện tử. B. hô hấp kị khí. C. đường phân. D. chu trình Crep. Câu 2: Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì A. vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành. B. sử dụng con đường quang hợp C3. C. sử dụng con đường quang hợp CAM. D. giảm độ dày của lớp cutin ở lá. Câu 3: Giai đoạn đường phân diễn ra ở A. nhân. B. ti thể. C. tế bào chất. D. lục lạp. Câu 4: Ở nốt sần của cây họ đậu các vi khuẩn cố định nitơ lấy ở cây chủ: A. nitrat. B. Ôxi. C. prôtêin. D. đường. Câu 5: Khi lá cây bị vàng do thiếu chất diệp lục, có thể chọn nhóm các nguyên tố khoáng thích hợp bón cho cây là A. S, P, K. B. P, K, Mn. C. P, K, Fe. D. N, Mg, Fe. Câu 6: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 A. vì nhu cầu nước thấp. B. vì tận được ánh sáng cao. C. vì không có hô hấp sáng. D. vì tận dụng được nồng độ CO2 Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây các tế bào bị trương nước A. đưa cây ra ngoài ánh sáng. B. tưới nước cho cây. C. bón phân cho cây. D. đưa cây vào trong tối. Câu 8: Phần lớn chất hữu cơ của thực vật được tạo thành từ A. CO2 B. các chất khoáng. C. nitơ. D. nước. Câu 9: Sự biểu hiện của thiếu Fe của cây là A. lá nhỏ có màu vàng. B. lá nhỏ mềm, mầm đỉnh bị chết. C. lá non màu lục đậm không bình thường. D. gân lá có màu vàng, sau đó cả lá có màu vàng. Câu 10: Ánh sáng có hiệu quả quang hợp cao nhất là A. đỏ và xanh tím. B. vàng và xanh tím. C. xanh lục và xanh lam. D. đỏ và da cam. Câu 11: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là. A. pha sáng. B. chu trình Canvil. C. chu trình CAM. D. pha tối. Câu 12: Câu nào không đúng với tính chất của diệp lục Mã đề thi 132
  2. A. khi bị chiếu sáng có thể phát huỳnh quang. B. màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp. C. có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác. D. hấp thụ ánh ở phần đầu và phần cuối ánh sánh nhìn thấy. Câu 13: Một cây C3 và cây C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ CO2 trong chuông thay đổi thế nào? A. không thay đổi. B. nồng độ CO2 tăng. C. giảm đến điểm bù của cây C3. D. giảm đến điểm bù của cây C4. Câu 14: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào A. tham gia của năng lượng B. trao đổi chất của tế bào. C. Građien nồng độ chất tan. D. hiệu điện thế màng. Câu 15: Sự hút khoáng thụ động ở tế bào phụ thuộc vào A. hoạt động thẩm thấu B. chênh lệch nồng độ ion. C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động trao đổi chât. Câu 16: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là A. APG. B. AM. C. AOA. D. AlPG. Câu 17: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình Canvil A. CAM. B. C3 và CAM. C. C3 D. C4. Câu 18: Thế nước ở cơ quan nào trong cây là thấp nhất A. các lông hút ở rễ. B. lá cây. C. cành cây. D. mạch gỗ ở thân Câu 19: Thông thường độ Ph của đất khoảng bao nhiêu là phù hợp với việc hấp thụ tốt phần lớn các chất khoáng A. 6 đến 6,5. B. 5 đến 5,5. C. 7 đến 7,5. D. 6,5 đến 7,5. Câu 20: Chu trình Canvil diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào A. cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ôxi và nồng độ CO2 thấp. B. cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ôxi và nồng độ CO2 bình thường. C. cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ôxi cao. D. cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ôxi bình thường, nồng độ CO2 cao. Phần tự luận So sánh quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 và thực vật C4. HẾT Mã đề thi 132