Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 3530
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_de_xuat_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_giao_duc_cong.docx

Nội dung text: Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THANH HOÁ Môn thi: Môn GDCD Đề đề xuất Lớp 9 THCS Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 07 câu, gồm 02 trang Câu 1 (2,0 điểm). Điền vào chỗ trống ( ) những từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành một số nội dung của Điều 9 trong Luật giao thông đường bộ năm 2008. Điều 9. Quy tắc chung 1. Người tham gia giao thông phải đi theo chiều đi của mình, đi đúng , phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống đường bộ. 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải Câu 2 (3,0 điểm) Thế nào là di sản văn hóa? Cho ví dụ? Vì sao phải bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc? Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa? Câu 3 (3,0 điểm) Thế nào là pháp luật, kỷ luật? Pháp luật, kỷ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Để trở thành người có ý thức chấp hành pháp luật tốt và có tính kỷ luật, mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì? Câu 4 (3,0 điểm) Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của các tệ nạn xã hội? Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? Câu 5 (2,0 điểm) Biểu hiện của người có tính tự chủ là gì? Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Học sinh cần phải rèn luyện như thế nào trong học tập, sinh hoạt để là người tự chủ? Câu 6 (4,0 điểm) Sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh là gì? Thế nào là bảo vệ hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Để bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh chúng ta cần làm những gì?
  2. Câu 7 (3,0 điểm). Tình huống: Lan 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà Hồng. Chứng kiến cảnh Lan bị chủ hàng cơm bắt làm những công việc nặng nhọc, lại thường xuyên chửi mắng, đánh đập, Hồng rất thương Lan nên có ý định tố cáo hành động đó với cơ quan công an. Nhưng Huệ can ngăn và nói: "Chúng mình còn nhỏ mới là học sinh lớp 9 làm gì có quyền được tố cáo người khác, với lại chuyện này là chuyện của người ta mà". a) Em có đồng ý với ý kiến của bạn Huệ không? Vì sao? b) Nhận xét về hành vi của chủ hàng cơm? c) Nếu được chứng kiến cảnh của Lan, em sẽ làm gì?
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG MÔN GDCD LỚP 9 Câu 1:( 2đ )Điền lần lượt các cụm từ sau vào chỗ ( ): mỗi từ, cụm từ 0,5đ 1. Bên phải; làn đường; báo hiệu 2. Thắt giây an toàn * Lưu ý: (Mỗi trường hợp HS phải điền đúng, đủ từ ngữ mới cho điểm) Câu 2: (3đ) * Nêu được đảm bảo các ý sau: - Di sản bao gồm: Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ví dụ: Cố đô Huế, áo dài, lễ hội đền Hùng 1đ - Phải bảo vệ di sản văn hoá vì: + Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa tuyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. 0,75d + Di sản văn hoá của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới tài sản quý của nhân loại. 0,25đ - HS cần bảo vệ di sản văn hoá: + Luôn tôn trọng và tự hào về di sản văn hoá quê hương, đất nước, luôn quan tâm tìm hiểu về di sản văn hoá như các phong tục, trang phục, nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh phê phán các hành vi việc làm phá hoại di sản văn hoá, chê bai coi thường di sản văn hoá dân tộc 0,5đ + Tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá phù hợp với khả năng như: làm vệ sinh khu di tích, danh lam thắng cảnh, tuyên truyền giá trị văn hoá của các di sản văn hoá của quê hương 0,5đ Lưu ý: (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp) Câu 3 (3đ) Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: - Khái niệm pháp luật, kỷ luật + Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 0,75 + Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. 0,75
  4. - Pháp luật, kỷ luật có ý nghĩa trong cuộc sống: Xác định được trách nhiệm cá nhân; bảo vệ được quyền lợi của mọi người; tạo đk cho cá nhân và XH phát triển. 0,5đ - Để thực hiện tốt pháp luật và kỷ luật mỗi học sinh chúng ta cần phải + Tôn trọng PL và KL, biết thực hiện tốt nội quy của lớp, trường, chấp hành nghiêm túc các quy định của PL trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc. 0,5đ + Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt PL của Nhà nước, các quy định của cộng đồng, tập thể; biết đồng tình, ủng hộ, làm theo những hành vi tuân thủ PL và KL; phê phán những hành vi VP PL và KL. 0,5đ Câu 4 (3đ) * Nêu được đảm bảo các ý sau: - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Ví dự như: Ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan 0,5đ - Các tệ nạn xã hội gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội như: Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc 0,5đ - Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội: + Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc, ma túy, mại dâm: Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào; cấm sản xuất, tàng trữ, vân chuyển, sử dụng, trái phép chất ma túy; nghiêm cấm hành vi mại dâm, chứa chấp, dụ dỗ, dẫn dắt gái mại dâm, 0,5đ + Một số hành vi trẻ em không được làm: Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe, 0,25đ + Nghiêm cấm hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em vào tệ nạn xã hội. 0,25đ - Trách nhiệm của công dân nói chung và công dân học sinh nói riêng trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội: + Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao. 0,5đ + Không uống rượu, đánh bạc, đua xe máy, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, xem phim ảnh, băng hình đồ trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm. 0,25đ + Biết bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa vào tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạ xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. 0,25đ Lưu ý: (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp) Câu 5 (2đ) * Nêu được đảm bảo các ý sau:
  5. - Biểu hiện của người tự chủ: Biết kìm chế cảm xúc, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống; không nao núng hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình, 0,5đ - Con người cần phải tự chủ vì nó sẽ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá, sẽ biết kìm chế cảm xúc, bình tĩnh tự ti trong mọi tình huống để đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ, không bị ngả nghiêng lôi kéo trước những áp lực tiêu cực Nếu thiếu tự chủ con người sẽ tự ti, đối phó trong học tập, lao động, hay chia bè phái mất đoàn kết, a dua đua đòi sa vào các tệ nạn xã hội, 0,75đ - Rèn luyện của HS: luôn trung thực, tự tin, trong học tập và các hoạt động tập thể; luôn có tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn biết bảo vệ lẽ phải, không a dua theo cái xấu, không gây mất đoàn kết bạn bè, không sa vào các tệ nạn xã hội, 0,75đ Lưu ý: (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để GK cho điểm phù hợp) Câu 6 (4đ) * Nêu được đảm bảo các ý sau: - Hòa bình: Không có xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên tự do, hạnh phúc; là khát vọng của toàn nhân loại. 0,5đ - Chiến tranh: Xảy ra xung đột vũ trang, mâu thuẫn bất bình đẳng giữa các dân tộc - quốc gia, giữa con người với con người. Gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, thiệt hại lớn về kinh tế; là thảm họa của loài người. 0,5đ - Bảo vệ hòa bình: Là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; là dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc,tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.0,75đ - Phải bảo vệ hòa bình vì: + Hòa bình đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no, bình yên cho con người còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, li tán, 0,5đ + Ngòi nổ chiến tranh vẫn âm ỉ ở nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta. Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.0,5đ - Để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh chúng ta cần: 1,25đ, mỗi ý 0,25đ + Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; + Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa những điểm mạnh của người khác; + Sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác;
  6. + Thiết lập được tình hữu nghị và tinh thần hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới; + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh như: đi bộ vì hòa bình, vẽ tranh vì hòa bình, viết thư UPU, giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế, Lưu ý: (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để GK cho điểm phù hợp) Câu 7 (3đ) a) 1đ - Không đồng ý. - Vì: Mọi công dân đều có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích nhà nước hay lợi ích của công dân. b) 1đ Nhận xét: Việc làm của chủ hàng cơm là vi phạm pháp luật. - Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục của trẻ em. c) 1đ Em sẽ: - Góp ý cho chủ hàng cơm để họ đối xử tử tế hơn đối với Lan. - Giải thích để chủ hàng cơm hiểu việc làm của họ là vi phạm pháp luật. - Tố cáo việc làm trái pháp luật của chủ hàng cơm với cơ quan có thẩm quyền (trực tiếp hoặc gián tiếp). Lưu ý: Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)