Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 2850
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_de_xuat_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_sinh_hoc_lop.doc

Nội dung text: Đề đề xuất thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THANH HOÁ NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ ĐỀ XUẤT XUẤTTHỨC (Đề thi gồm 01 trang) I- Lịch sử thế giới (8 điểm) Câu 1: (5 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự phát triển “thần kì” như thế nào? Những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự phát triển đó? Tại sao nói “Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỷ XX” ? Câu 2 (3 điểm) Vì sao các nước tây Âu lại tổ chức liên kết khu vực? Sự liên kết đó thể hiện như thế nào? II- Lịch sử Việt Nam (10 điểm) Câu 3: (6 điểm) Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử cách mạng nước ta trong giai đoạn 1939 – 1945, em hãy: a) Phân tích các yếu tố tạo thời cơ của cách mạng tháng tám năm 1945? b) Đảng ta đã chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở các địa phương như thế nào? Câu 4 (4 điểm) Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? III- Lịch sử địa phương Câu 5. (2 điểm) Có người khuyên bà lấy chồng, bà khẳng khái đáp: “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quôn Ngô giành lại giang sơn, cỡi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” là câu nói của ai, trong cuộc khởi nghĩa nào? Em hãy trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa đó?
  2. ĐÁP ÁN Nội dung cần đạt Điểm Câu 1: (5 điểm) * Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai: 0,5 - Nhật Bản là nước bại trận trong chiến tranh, kinh tế bị tàn phá, thị trường bị thu hẹp Từ 1945 – 1950, kinh tế phát triển chậm, phụ thuộc vào Mỹ. Khi mỹ tiến hành xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật được phục hồi và phát triển - Từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ xâm lược Việt Nam, kinh tế 0,5 Nhật có cơ hội mới để đạt sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua Tây Âu đứng thứ hai trong thế giới tư bản. - Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950: 20 tỉ USD, năm 1968 đạt 183 tỉ 0,25 USD. Thu nhập đầu người năm 1990 đạt 23 796 USD - Sản xuất công nghiệp: Từ 1950-1960 tăng trưởng bình quân hàng năm 15 %, từ 1961-1970 là 13,5% Sản xuất nông nghiệp: Từ 1967-1969, 0,5 cung cấp 80% nhu cầu lương thực, 2/3 nhu cầu thịt sữa, ngành đánh cá phát triển mạnh - từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật trở thành một trong ba trung tâm 0,25 kinh tế - tài chính của thế giới * Nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Nhật: - Những cải cách dân chủ của Nhật sau chiến tranh như cải cách ruộng đất, 0,25 ban hành hiến pháp mới đã tào nền tảng cho sự phát triển kinh tế. - Truyền thống văn hóa giáo dục của Nhật. Con người Nhật Bản được đào 0,5 tạo chu đáo, cần cù, kỉ luật, tiết kiệm, có trí vươn lên - Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp. Vai trò 0,5 quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển kinh tế - Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các thành tựu của 0,25 cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật - Có điều kiện Quốc tế thuận lợi: Sự phát triển chung của kinh tế thế giới, 0,5 những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, được Mĩ bảo đảm an ninh nên chi phí quốc phòng thấp * Sở dĩ nói: “Nước Nhật đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX” vì: - Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục (từ 1991 – 1995 0,5 là 1,4%, năm 1996 tăng lên 2%, năm 1997 xuống âm 0,7% ), nhiều công ty bị phá sản, ngân sách nhà nước thâm hụt - Kinh tế Nhật suy giảm bởi vì: Sự phát triển không cân đối của nền kinh tế, những khó khăn về năng lượng, nguyên liệu; sự cạnh tranh quyết liệt 0,5
  3. của Mĩ, Tây Âu Câu 2: (3 điểm) * Nguyên nhân: - Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là 0,5 cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. - Từ năm 1950, sau khi đã hồi phục, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các 0,5 nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. * Thể hiện: 2 điểm - Tháng 4 – 1951 cộng đồng than – thép Châu Âu ra đời. - Tháng 3 – 1957 “Cộng đồng năng lượng nguyên tử ở Châu Âu”, sau đó là “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập. - Năm 1965, ba cộng đồng trên sáp nhập lại thành Cộng đồng châu Âu (EC). - Hội nghị Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan) tháng 12-1991 đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu với hai quyết định quan trọng về kinh tế-tài chính và chính trị. - Ngày 1-11-1993 – Liên minh châu Âu (EU). - Ngày 1-1-1994, Cộng đồng kinh tế châu Âu mang tên mới Liêm minh châu Âu (EU). - Năm 1999, số thành viên EU là 15 nước (thêm Áo, Phần Lan, Thụy Điển). - Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung với sức mạnh của dân số 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao. - Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hóa châu Âu về kinh tế và chính trị. - Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước. Câu 3: (6 điểm) a) Các yếu tố tạo thời cơ của cách mạng tháng tám năm 1945: * Điều kiện khách quan: - Chiến trang thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật nhảy vào Đông Dương kết 0,5 cấu với Pháp. Ngày 9/3/1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
  4. - Tháng 5/1945, Đức bị tiêu diệt ở châu Âu. Tháng 8/1945, phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chính quyền tay sai thân Nhật 0,5 hoang mang cực độ, trong khi đó quân đội Đồng minh chưa vào Đông Dương. * Điều kiện chủ quan: - Dưới ách thống trị Nhật – Pháp, đời sống của tần lớp nhân dân khổ cực, 0,5 mâu thuẫn với Pháp – Nhật ngày càng sâu sắc, muốn vùng dậy giành độc lập, tự do - Tại hội nghị Trung ương Đảng 8 (tháng 5/1941), Đảng đã đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, chủ trương xây dựng 0,5 lực lượng cách mạng, căn cứ cách mạng - Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng 0,5 Nhật cứu nước trong toàn quốc - Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, cao trào kháng Nhật 0,5 diễn ra sôi nổi, khí thế cách mạng đã sôi sục, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. b) Đảng ta đã chớp thời coTongr khởi nghĩa, giành chính quyền thẵng lợi: - Ngay sau khi nghe tin Nhật đầu hàng, Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ 14 – 15/8/1945 đã 0,5 quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy - Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào ngày 16/8/1945 đã nhất trí quyết định 0,5 Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch - Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đội quân giải 0,25 phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa. - Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả ngước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quãng Nam. 0,25 - Ở Hà Nội, ngày 19/8/1945,cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn 0,25 - Ngày 23/8, khởi nghĩa ở Huế thắng lợi, Ngày 25/8, Sài Gòn giành chính quyền và đến ngày 28/8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. 0,5 - Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên 0,25 ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Kết luân: Cách mạng tháng tám nổ ra, thắng lợi nhanh chóng và ít đổ 0,5 máu do sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo và kịp thời chớp thời của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  5. Câu 4: (4 điểm) - Pháp, Mĩ đưa ra “Kế hoach Na-va” nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định “kết cục chiến 0,75 tranh”. Để thực hiện kế hoach Na-va, Mĩ đã tăng thêm viện trợ cho Pháp, Pháp tăng thêm 12 tiểu đoàn, tập trung ở đồng bằng 44 tiểu đoàn (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương), thúc ngụy quân bắt thêm lính. - Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta đã buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Điểm then chốt của kế hoach Na-va là tập trung quân cơ động chiến lược, nhưng khối quân cơ động mà địch tập 0,75 trung ở đống bằng Bắc Bộ đã buộc phải phân tán để đối phó với các cuộc tiến công của ta, có nghĩa là kế hoach Na-va đã bước đầu bị phá sản. - Trong tình thế kế hoach Na-va bược đấu bị phá sản, Pháp, Mĩ tập trung 0,5 xây dựng Điện Biên Phủ thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”, chấp nhận cuộc cuộc quyến chiến với ta ở đây. - Ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. Sau 56 0,5 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va và ý chí xâm lược 0,5 của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi. - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa 0,5 của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh đến tình hình thế giới, làm “chấn dộng địa cầu”, cỏ vũ các dân tộc thuộc địa dấu tranh tự giải phóng. - Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quyết định việc kí Hiệp định Giơ- ne-vơ 1945 về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. 0,5 Các nước tham dự Hội nghị buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, Pháp buộc phải rút quân trở về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương, miền Bắc mước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 5: (2 điểm) - Câu nói đó là của Bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 0,5 - Những nét chính của cuộc khởi nghĩa: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà 0,25 Triệu. Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt-một hào 0,5 trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện
  6. Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà Triệu đã lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của 0,25 bọn quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. Được tin nhà Ngô vội cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục giận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hy sinh trên núi 0,5 Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc - Thanh Hóa). Ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.