Đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6

pdf 35 trang Hoài Anh 16/05/2022 8373
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_doc_hieu_mon_ngu_van_6.pdf

Nội dung text: Đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6

  1. 1. 1. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ĐỀ 1: ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 3) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? Câu 4: Liệt kê các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng. Câu 5: Đoạn văn đề cập tới vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn, có ý kiến cho rằng: “Dế Mèn có vẻ đẹp của một thanh niên cường tráng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không, hãy chứng minh. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc- hiểu. Câu 2 : Tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng khi tết đến, xuân về. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí - Tác giả: Tô Hoài Câu 2: - PTBĐ chính: Miêu tả 1
  2. Câu 3: - Văn bản kể theo ngôi thứ nhất - Tác dụng: giúp nhân vật Dế Mèn có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp => Làm câu chuyện trở nên chân thực hơn, Câu 4: - Các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn: + Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. + Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.  Phép so sánh được sử dụng gợi hình ảnh khỏe khoắn của Dế Mèn, đem đến ấn tượng về một chàng dế thanh niên hùng dũng, có sức mạnh, mang sự cường tráng Câu 5: - Em đồng ý với ý kiến đó - Chứng minh: Sự cường tráng thể hiện qua hình dáng và hành động + Hình dáng: Đôi càng nhẵn bóng; vuốt: cứng, nhọn hoắt; đôi cánh: dài; đầu to nổi từng tảng; hai răng đen nhánh; râu dài uốn cong. + Hành động: Đạp phanh phách, vỗ cánh phành phạch, nhai ngoàm ngoạp, trịnh trọng vuốt râu.  Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống, tự tin, yêu đời của Dế Mèn. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc Thân đoạn - Về nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu trọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời cho mình. - Về nghệ thuật: + Kể chuyện kết hợp với miêu tả + Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động: Xây dựng hình tượng nhân vật Dế mèn gần gũi với trẻ thơ. + Kể chuyện ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn + Sử dụng hiệu quả các phép tu từ. + Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Kết đoạn: Với giá trị nội dung, nghệ thuật ấn tượng, văn bản đã thu hút nhiều thế hệ bạn đọc 2
  3. ĐỀ 2: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.” “ Cái chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”. (Ngữ văn 6- tập 2, trang 3, 4) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Xác định năm sáng tác của tác phẩm đó. Câu 2: Hai đoạn văn trên có cùng sử dụng một phương thức biểu đạt không ? Đó là phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Hai nhân vật được đề cập trong hai đoạn văn là những ai? Câu 4: Cả hai nhân vật cùng được chọn tả các chi tiết thân hình, cánh, càng, râu nhưng mỗi nhân vật lại gợi cho người đọc một ấn tượng riêng về sức vóc và tính nết. Theo em, ấn tượng ấy là gì ? Nhờ đâu nhà văn có thể gợi cho ta ấn tượng đó về nhân vật. Câu 5: Tìm và viết lại các câu văn có sử dụng phép so sánh trong hai đoạn văn trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật được đề cập trong đoạn văn thứ nhất của phần I. Đọc – hiểu Câu 2 : Tả lại hình ảnh người mẹ kính yêu của em. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí - Thời gian ra đời: 1941 Câu 2: - Hai đoạn văn trên sử sụng cùng một phương thức biểu đạt: Miêu tả 3
  4. Câu 3: - Hai nhân vật được đề cập: + Đoạn 1: Dế Mèn + Đoạn 2: Dế Choắt Câu 4: - Theo em, ấn tượng đó là: + DM mang ấn tượng về một chàng dế khoẻ mạnh, cường tráng. Dế Choắt mang ấn tượng về sự ốm yếu, gầy gò. - Ấn tượng ấy có được là do cách chọn chi tiết miêu tả của nhà văn tạo nên. Câu 5: - Câu văn sử dụng phép so sánh: + Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. + Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. + Cái chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện + Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: HS viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế Mèn Mở đoạn: Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn là một nhân vật chính để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thân đoạn Qua bài văn, chúng ta cảm nhận về nhân vật chính – Dế Mèn với những ấn tượng nổi bật với: - Mặt chưa tốt: + Tính cách kiêu căng, hống hách, coi thường người khác + Làm việc thiếu suy nghĩ trước sau, bày trò trêu chị Cốc dẫn tới cái chết oan của Dế Choắt - Mặt tốt: + Là một chú Dế thanh niên sinh hoạt điều độ, mang vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ + Biết ân hận, hối lỗi trước những việc làm sai trái, rút ra bài học cho mình để sống tốt hơn Kết đoạn: Có thể nói, Dế Mèn là nhân vật quan trọng thể hiện chủ đề tác phẩm. ĐỀ 3: Phần I: Đọc – hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 4
  5. “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Ngữ văn 6 - tập 2, trang 4) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn diến tả lại tâm trạng của của Dế Mèn khi đứng trước mộ Dế Choắt (theo lời của nhân vật Dế Mèn) Câu 2 : Tả lại hình ảnh phượng vĩ nơi sân trường. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất Câu 2: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự Câu 3: - Nhân vật Dế Choắt bị chị Cốc dung mỏ mổ oan đến thoi thóp rồi phải bỏ mạng - Nguyên nhân: Chỉ vì trò nghịch dại không suy nghĩ - trêu chị Cốc của Dế Mèn Câu 4: - Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt. nông nỗi, dại dột, hung hăng, bậy bạ, ăn năn - Biện pháp tu từ: Nhân hóa 5
  6. - Tác dụng: khiến các nhân vật trong đoạn văn:Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, buồn vui. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn.) Câu 5: - Dế Choắt khuyên Dế Mèn: + Không được hung hăng kiêu ngạo + Trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ thật kĩ càng  Qua đó, em thấy Dế Choắt là là một người nhân hậu. Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Choắt quả là một người có trái tim độ lượng. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: HS viết đoạn văn diễn tả tâm trạng ăn năn, hối hận của Dế Mèn khi đứng trước mộ Dế Choắt, dùng ngôi thứ nhất Mẫu: Anh DC đáng thương ơi, giờ đây, đứng trước mộ anh, tôi ân hận lắm. Có lẽ suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên câu chuyện đau lòng này. Chính bởi cái thói ngông cuồng, dại dột của tôi mà anh phải lìa trần trong đau đớn. Anh phải chết oan ức là tại tôi. Tôi biết, lời nói hối hận bây giờ đã quá muộn rồi. Chỉ mong sao linh hồn anh được yên nghỉ. Tôi tự trách mình, giá như tôi biết suy nghĩ hơn, giá như tôi đừng tự tin thái quá, Tôi không dám cầu xin sự tha thứ của anh, mà cho dù anh có tha thứ cho tôi thì tôi cũng không bao giờ có thể tha thứ cho mình. Tôi hứa sẽ từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo, sẽ khiêm nhường, học hỏi các bậc đàn anh, bênh vực giúp đỡ những kẻ yếu. Chỉ thế, tôi mới chuộc được lỗi lầm của mình. Yên nghỉ nhé người có trái tim nhân hậu, người đã cho tôi một bài học đường đời thấm thía! ĐỀ 4: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ ” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 4) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Nhân vật này đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao lại đặt tên như vậy? Câu 4: Tìm các phó từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu ý nghĩa. 6
  7. Câu 5: Kết thúc văn bản, Dế Choắt chết, có ý kiến cho rằng: “Dế Choắt chết là do lỗi của chị Cốc nhầm. Tội phạm gây ra cái chết của Dế Choắt là chị Cốc”em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Choắt Câu 2 : Hãy viết thư cho một người bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm nơi em ở vào một ngày mùa đông giá lạnh Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài Câu 2: - PTBĐ chính: Miêu tả Câu 3: - Nhân vật chính: Dế Mèn - Dế Mèn đặt tên cho Dế Choắt như vậy vì: + Dế Mèn thấy Dế Choắt lúc nào cũng ốm yếu + Dế Mèn coi thường Dế Choắt Câu 4: - Các phó từ được sử dụng: + “đã”: chỉ quan hệ thời gian + “chỉ”: chỉ mức độ Câu 5: - Em không đồng ý hoàn toàn với ý kiến đó - Vì: Nếu xét một cách trực tiếp, chị Cốc đã gây ra cái chết cho Dế Choắt, nhưng nguyên nhân gián tiếp đẩy Dế Choắt vào tình cảnh đó là do ban đầu Dế Mèn đã không suy nghĩ mà trêu chị Cốc mới dẫn đến hiểu lầm. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên , Dế Choắt là nhân vật gợi lại trong em nhiều ấn tượng đặc biệt. Thân đoạn - Ấn tượng về một chàn Dế có vẻ ngoài gầy gò: Như một gã nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, có lớn mà không có khôn, hôi như cú mèo 7
  8. - Nhưng đó lại là nhân vật giàu lòng bao dung, nhân hậu, vị tha: Thể hiện qua việc Dế Choắt không hề than trách Dế Mèn vì đã gây ra cái chết cho mình, ngược lại còn khuyên nhủ Dế Mèn bài học lẽ sống đầy ý nghĩa. Kết đoạn: Có thể thấy, Dế Choắt là một nhân vật quan trọng làm nổi bật chủ đề văn bản, cũng là nhân vật chúng ta cần học tập bởi những đức tính đáng quý 2. SÔNG NƯỚC CÀ MAU ĐỀ 5 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đên như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng . Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 19) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào ? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó. Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào? Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên? Phần II: Tập làm văn Câu 1 :Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được ở phần I: Đọc- hiểu Câu 2 : Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên tuyền hình Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Sông nước Cà Mau - Tác phẩm: Đất rừng phương Nam - Tác giả: Đoàn Giỏi Câu 2: - PTBĐ chính: Miêu tả Câu 3: - Biện pháp tu từ: so sánh 8
  9. - Sử dụng 3 lần: + Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đên như thác + cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch + rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận  Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Giúp ta hình dung được dòng sông Năm Căn mênh mông, hùng vĩ, tràn ngập một màu xanh, thiên nhiên thơ mộng. Bộc lộ năng lực quan sát và sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Câu 4: - Đoạn văn trên miêu tả hình ảnh dòng sông Năm Căn - Thông qua chi tiết: mênh mông, nước ầm ầm, cá nước bơi hàng đàn, rộng hơn ngàn thước, hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất Câu 5: - Bài học: Thiên nhiên vùng Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung tươi đẹp và phong phú, chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát triển, làm môi trường thiên nhiên ngày càng đa dạng, giàu có hơn Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Văn bản Sông nước Cà Mau mang giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc Thân đoạn Gía trị nội dung: - Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. - Chợ Năm căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc Gía trị nghệ thuật: - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. - Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ. - Sử dụng ngôn ngữ địa phương. Kết đoạn: Chính giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc đã đem đến thành công cho văn bản nói riêng và toàn bộ tác phẩm. ĐỀ 6: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau . Những dòng sông rộng hơn ngàn thước Trùng điệp một màu xanh lá đước 9
  10. Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau (Ngữ văn 6- tập 2, trang 23) Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào? Thể loại? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng: Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Câu 4: Hình ảnh “Dòng sộng rộng hơn ngàn thước” gợi cho em liên tưởng tới dòng sông nào? Trong văn bản em vừa tìm được, dòng sông ấy được miêu tả như thế nào? Câu 5: Tìm, xác định kiểu và sắp xếp vào mô hình các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về vùng đất được nói đến trong đoạn thơ nói trên. Câu 2 : Hãy miêu tả người thầy/ cô mà em kính mến. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn thơ khiến em liên tưởng đến văn bản Sông nước Cà Mau - Tác phẩm: Đất rừng phương Nam - Thể loại: truyện dài Câu 2: - PTBĐ chính: Miêu tả Câu 3: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa  Tác dụng: Làm hình ảnh cây đước trở nên sinh động như con người, rừng đước vùng Cà Mau như con người giàu lòng yêu quê hương, bảo vệ non sông Câu 4: - Hình ảnh gợi em liên tưởng đến dòng sông Năm Căn - Dòng sống ấy được miêu tả thông qua chi tiết: mênh mông, nước ầm ầm, cá nước bơi hàng đàn, rộng hơn ngàn thước, hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất 10
  11. Câu 5: - Các hình ảnh so sánh: Phương diện Vế A Từ so sánh Vế B Kiểu SS Tổ quốc tôi như Một con tàu So sánh ngang bằng Mũi Cà Mau Mũi thuyền So sánh ngang bằng Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Phát biểu cảm nghĩ về vùng đất Cà Mau Mở đoạn: Vùng đất Cà Mau được nói đến là một vùng đất trù phú và thơ mộng Thân đoạn - Vùng đất gợi ấn tượng về một màu xanh bao phủ, thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, rộng lớn, nên thơ, trù phú, đầy sức sống - Vùng đất với thiên nhiên còn nguyên sơ, hoang dã, phong phú, đầy hấp dẫn và bí ẩn - Vùng đất với những chợ nổi sôi động, tấp nập với sự đa dạng, độc đáo về văn hóa. Kết đoạn: Khẳng định đây là vùng đất ấn tượng, nên khám phá ĐỀ 7: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung qunh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 18) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ văn bản đó. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Liệt kê một số chi tiết có liên quan đến màu xanh trong đoạn văn trên. Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Những chi tiết liên quan đến màu xanh của vùng sông nước Cà Mau đem đến cho em những cảm nhận gì? Hãy trình bày bằng một đoạn văn. Câu 2 : Dòng sông quê hương luôn là kí ức đẹp trong lòng mỗi con người. Bằng hiểu biết của mình, hãy tả lại dòng sông quê hương em. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu 11
  12. Câu 1: - Đoạn thơ trích trong văn bản Sông nước Cà Mau - Xuất xứ: Trích trong chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi Câu 2: - PTBĐ chính: Miêu tả Câu 3: - Các chi tiết liên quan đến màu xanh: trời xanh, nước xanh, sắc xanh cây lá, khu rừng xanh bốn mùa Câu 4: - Hình ảnh gợi em liên tưởng đến dòng sông Năm Căn - Dòng sống ấy được miêu tả thông qua chi tiết: mênh mông, nước ầm ầm, cá nước bơi hàng đàn, rộng hơn ngàn thước, hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất Câu 5: - Các hình ảnh so sánh: Vế A Phương diện Từ so sánh Vế B Kiểu SS Tổ quốc tôi như Một con tàu So sánh ngang bằng Mũi Cà Mau Mũi thuyền So sánh ngang bằng Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Phát biểu cảm nghĩ về vùng đất Cà Mau Mở đoạn: Vùng đất Cà Mau nổi bật với màu xanh trù phú, màu xanh ấy để lại trong lòng em những ấn tượng thú vị. Thân đoạn - Trình bày cảm nhận:Có thể nói màu xanh bao trùm cả vùng sông nước Cà Mau. Màu xanh bao trùm dễ tạo ra một cảm giác triền miên, đơn điệu. Nhưng cũng chính màu xanh ấy tạo ra sự sống, sức sống của vùng đất này. Xanh trời, xanh nước xanh cây lá Thiên nhiên ở đây thật thơ mộng. Dường như từ lúc sinh ra cho đến tận bây giờ nó vẫn vẹn nguyên như vậy. Và phải chăng đây cũng chính là nét đẹp riêng của đất rừng phương Nam. - Liên hệ ý thức bảo về môi trường, giữ môi trường luôn xanh, sạch, đẹp Kết đoạn: Khẳng định đây là vùng đất cần được bào vệ, gìn giữ để màu xanh còn mãi 3. 3. BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI ĐỀ 8 12
  13. Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “"Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ.Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: - Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" (Ngữ văn 6- tập 2, trang 33) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Giải thích vì sao nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy? Câu 4: Tìm các phó từ trong đoạn văn trên? Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho các động từ/ tình từ nào và bổ sung ý nghĩa gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1 :Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về kết thúc văn bản trong phần phần I. Đọc – hiểu Câu 2 : Em hãy tả lại quang cảnh sân trường em vào giờ ra chơi Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trích trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” - Tác giả: Tạ Duy Anh Câu 2: - PTBĐ chính: Tự sự Câu 3: - ngỡ ngàng: Người anh bất ngờ trước việc cô em gái vẽ chân dung mình để dự thi trong khi hằng ngày mình luôn xét nét, quát mắng em. Ngỡ ngàng trước tài năng của em gái mà bấy lâu nay người anh vẫn cố tình phủ nhận. - hãnh diện: vì thấy mình trong tranh đẹp đến hoàn hảo, bức tranh lại được treo ở nơi trang trọng giữa phòng trưng bày. Hãnh diện vì (bức tranh em gái vẽ mình được giải nhất) mình là anh trai của cô em gái tài năng. - xấu hổ: vì đã coi thường em, xa lánh, ghen tị với em, thấy mình hèn kém, ích kỉ, nhỏ nhen (vậy mà em vẫn coi mình là người thân thuộc nhất); soi vào bức tranh ấy, 13
  14. người anh đã nhận ra những hạn chế của mình, thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu của em gái Câu 4: - Các phó từ: + “chẳng”: bô sung cho “hiểu” về sự phủ định + “phải”: bổ sung cho “bám chặt” về sự cầu khiến + “rồi”: bổ sung cho “đến” về quan hệ thời gian + “trên”: bổ sung cho “đề” về hướng + “đã” bổ sung cho “nhận” về thời gian + “ra” bổ sung cho “nhận” về hướng + “vẫn” bổ sung cho “hồi hộp” về quan hệ thời gian + “Không” bổ sung cho “ trả lời”, “phải” về sự phủ định + “quá” bổ sung cho “muốn khóc” về mức độ + “sẽ” bổ sung cho “nói” về quan hệ thời gian Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Phát biểu cảm nghĩ về kết thúc truyện Mở đoạn: Kết thúc văn bản Bức tranh của em gái tôi đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc Thân đoạn Trình bày cảm nhận: * Cảm nhận về kết thúc truyện: + Người anh trai muốn khóc vì thấy xấu hổ khi nhận ra sự ích kỉ của mình: đố kị, ghen ghét với tài năng và sự thành công của em gái; mặc cảm tự ti khi thấy mình yếu kém hơn em; +Người anh trai muốn khóc còn vì xúc động trước tấm lòng bao dung độ lượng của cô em gái. Chính sự bao dung độ lượng của em gái đã giúp người anh nhận ra khuyết điểm và cố gắng tự sửa chữa lỗi lầm và hoàn thiện bản thân . Tâm trạng của người anh trai tạo cho câu chuyện một kết thúc có hậu. Liên hệ bài học: - Trước thành công và tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui, sự chia sẻ chân thành; - Có lòng nhận hậu, độ lượng, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác - Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của đoạn truyện ĐỀ 9: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức 14
  15. tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến ” (Ngữ văn 6, tập 2, trang 32) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Câu 4: Trong đoạn trích, người anh có hành động gì đối với Mèo? Theo em, trong đời sống, chúng ta có nên làm những hành động như vậy không? Vì sao? Câu 5: Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1 :Hãy viết một đoạn văn trình bày bài học em rút ra được sau khi học văn bản trong phần I. Đọc – hiểu Câu 2 : Em hãy tả lại một cảnh đẹp quê hương em ấn tượng nhất Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trích trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” - Tác giả: Tạ Duy Anh Câu 2: - PTBĐ chính: Tự sự Câu 3: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Tác dụng: Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, bằng lời của người anh. Ngôi kể này cho phép tác giả có thể miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của người anh một cách tự nhiên nhất. Đằng ngôi kể này, người anh tự bộc lộ những suy nghĩ chân thật nhất của mình đổng thời người anh cũng có dịp để tự suy ngẫm, tự soi xét lại mình và vượt lên trên sự ghen tị nhỏ nhen. Qua đó chủ đề của tác phẩm cũng được bộc lộ rõ hơn => Câu chuyện trở nên chân thực hơn Câu 4: - Hành động người anh: Lén xem trộm những bức vẽ của Mèo - Trong cuộc sống, chúng ta không nên có những hành động như vậy, vì xem đồ của người khác khi chưa nhận được sự đồng ý của họ là thiếu lịch sự, văn hóa Câu 5: Hình ảnh so sánh: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến => so sánh không ngang bằng Phần II: Tập làm văn Câu 1: 15
  16. Gợi ý: Phát biểu cảm nghĩ về kết thúc truyện Mở đoạn: Văn bản Bức tranh của em gái tôi đã đem đến cho em nhiều bài học sâu sắc Thân đoạn Trình bày bài học: - Trước tài năng và thành công của người khác chúng ta không nên ghen tị, mặc cảm, tự ti mà nên trân trọng, chia sẻ niềm vui thực sự chân thành. - Tình cảm trong sáng, chân thành và lòng nhân hậu, độ lượng có thể giúp con người nhận rõ được những sai lầm của mình, tự vượt lên bản thân mình, làm cho con người xích lại gần nhau. => Trong cuộc sống, cần lòng nhận hậu, độ lượng, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác - Văn bản còn cho ta thấy sức mạnh của nghệ thuật chân chính giúp con người tự hoàn thiện mình=> chúng ta nên trân trọng, đề cao các tác phẩm nghệ thuật chân chính Kết đoạn: Liên hệ bản than, khẳng định lại vấn đề 4. VƯỢT THÁC ĐỀ 10 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.” (Ngữ văn 6, tập 2, trang 38) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên Câu 3: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn văn. Qua đó, em thấy Dượng Hương Thư đang thực hiện công việc gì? Câu 4: Tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.” Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc – hiểu Câu 2 :Hoàng hôn buông xuống, nắng chiều đỏ rực là một hình ảnh đep. Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy tả lại cảnh hoàng hôn trên quê hương em 16
  17. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trích trong văn bản Vượt thác - Tác giả: Võ Quảng Câu 2: - PTBĐ chính: Miêu tả Câu 3: - Chi tiết miêu tả: Ngoại hình: đánh trần, Hành động: đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, trụ lại  Dượng Hương Thư đang vượt thác Câu 4: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Văn bản Vượt thác mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc Thân đoạn Nội dung Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên , đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn. Nghệ thuật - Từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác, tác giả phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người. - Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả. - Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiềù liên tưởng. Kết đoạn: Có thể thấy, chính giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc đã làm nên thành công của văn bản Vượt thác nói riêng và tác phẩm Đất rừng phương Nam nói chung. 5. BUỔI HỌC CUỐI CÙNG ĐỀ 11: 17
  18. Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tôi bước qua hàng ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp,, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa. (Ngữ văn 6, tập 2, trang 52) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên Câu 3: Tại sao nhân vật “tôi” cảm thấy “lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng”? Câu 4: Tìm và xác định ý nghĩa của phó từ trong câu:“Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng” Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Dựa vào đoạn văn trên kết hợp với cảm nhận của riêng em, hãy miêu tả hình ảnh người thầy giáo trong buổi học này. Câu 2 : Em đã từng chứng kiến cảnh bão lũ nơi mình sinh sống hay trên ti vi. Hãy nhớ lại và miêu tả lại cảnh tượng đó. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trích trong văn bản Buổi học cuối cùng - Tác giả: An – phông- xơ Đô- đê - Hoàn cảnh sáng tác: Lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến trang Pháp – Phổ năm 1870- 1871, khi nước Pháp thua trận và phải cắt 2 vùng An –dát và Lo – ren cho Phổ, truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở môt trường thuộc An-dat Câu 2: - PTBĐ chính: Tự sự Câu 3: - Nhân vật tôi cảm thấy: ““lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng” bởi cậu thấy người thầy giáo của mình ăn mặc khác bình thường , lớp học lại có sự 18
  19. hiện diện của những người dân làng và cụ Ho-de. Lớp học khác thường bởi hôm nay là buổi học cuối cùng. Câu 4: - Phó từ: + đã: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “hoàn hồn” về quan hệ thời gian + hơi: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “hoàn hồn” về mức độ + mới: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “nhận” về quan hệ thời gian + ra: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “nhận” về hướng Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Hình ảnh người thầy giáo Ha – men trong buổi học cuối cùng hiện lên khác những ngày thường. Thân đoạn Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc . Buổi học kết thúc, nghẹn ngào, không nói được hết câu, thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Kết đoạn: Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ ĐỀ 12 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mơ hồ thấm từng âm thanh tiếng mẹ Tôi bỗng tỉnh ra. Tới giây phút lạ lùng Tôi chợt hiểu, người chữa tôi khòi bệnh Chẳng thể là ai, ngoài tiếng mẹ thân thương. Những tiếng khác dành cho dân tộc khác Cũng sẽ khiến cho lành bệnh bao người! Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt, buông xuôi.” (R.Gam – da – top, Ngữ văn 6, tập 2, trang 56) 19
  20. Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Câu 2: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó. Câu 3: Văn bản em vừa tìm được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Câu 4: Tại sao tác giả lại khẳng định: “Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt, buông xuôi.”? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa văn bản em vừa tìm được Câu 2 : Em đã từng chứng kiến cảnh bão lũ nơi mình sinh sống hay trên ti vi. Hãy nhớ lại và miêu tả lại cảnh tượng đó. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trích trong văn bản Buổi học cuối cùng Câu 2: - Thể loại: Truyện ngắn - PTBĐ chính: Tự sự Câu 3: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Người kể: chú bé Phrăng Câu 4: - Tác giả khẳng định như vậy bởi ông nhận ra vai trò to lớn của tiếng nói dân tộc. Đó không phải chỉ là phương tiện để đồng bào hiểu nhau mà còn là nơi lưu giữ cả lịch sử, văn hóa độc đáo, riêng biệt của mỗi một đất nước. Tiếng nói dân tộc cũng đồng thời là biểu hiện của lòng yêu nước, là chìa khóa giúp dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Trình bày ý nghĩa văn bản Buổi học cuối cùng Mở đoạn: Truyện ngắn Buổi học cuối cùng mang ý nghĩa sâu sắc Thân đoạn Truyện thể hiện lòng yêu nước, thái độ trân trọng, yêu quý tiếng nói của dân tộc. Câu chuyện ngắn gọn giản dị nhưng giúp chúng ta hiểu một điều hết sức lớn lao, đó là phải biết yêu quý tiếng nói của dân tộc mình vì tiếng nói dân tộc không chỉ là niềm tự hào tự tôn dân tộc mà đó còn là chìa khóa chốn lao tù khi đất nước rơi vào vòng nô lệ Kết đoạn: Chính ý nghĩa nhân văn ấy đã khiến người đọc thêm yêu quý tiếng nói dân tộc họ, tác phẩm vì thế càng khăng định được sức lan tỏa của mình 20
  21. 6. LƯỢM ĐỀ 13: Phần I. Đọc hiểu Đọc ngữ liếu sau và trả lời câu hỏi: “Ngày Huế đổ máu ” Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ đầu trong một bài thơ em đã học Câu 2. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? Câu 3: Nhân vật chính trong bài thơ đó là ai? Đặt 1 câu nói về phẩm chất của nhân vật chính có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Là gì?” Câu 4. Nêu nội dung chính của khổ thơ trên. Câu 5. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên và xác định kiểu? Em cho biết việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội khổ thơ ấy Phần II. Tập làm văn Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn trình giá trị nghệ thuật văn bản em vừa tìm được Câu 2: Viết bài văn miêu tả hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - HS chép tiếp các câu thơ tiếp theo: “Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè” Câu 2: - Bài thơ: Lượm - Tác giả: Tố Hữu Câu 3: - Nhân vật chính: Lượm - Đặt câu: Lượm là một chú bé hồn nhiên và dũng cảm Câu 4: - Nội dung khổ thơ: Cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi giữa chú – tác giả và Lượm Câu 5: - Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên: Hoán dụ “đổ máu”(Kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật) Hoán dụ “Huế” (Kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng) 21
  22. - Tác dụng: + Nhấn mạnh những đau thương mà chiến tranh gây ra cho Huế + Cho biết về hoàn cảnh gặp gỡ giữa “chú” và “cháu” là hoàn cảnh chiến tranh ác liệt Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Trình bày giá trị nghệ thuật văn bản Lượm Mở đoạn: Lượm không chỉ là một bài thơ mang nội dung cảm động mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc Thân đoạn -Bài thơ sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện. -Tác giả sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã thể hiện một cách thành công vẻ đáng yêu, đáng mến của chú bé Lượm - Bài thơ kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự và miêu tả. - Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiện sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh. - Tác phẩm được xây dựng với kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm - Mặt khác, những câu hỏi tu từ, những đoạn điệp khúc kết hợp với sự thay đổi cách xưng hô: chú bé, cháu, chú đồng chí nhỏ, Lượm cũng góp phần biểu lộ xúc động những sắc thái tình cảm khác nhau của người viết. Kết đoạn: Chính những đặc sắc về nghệ thuật đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bài thơ. ĐỀ 14: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng” (Ngữ văn 6, tập 2, trang 72 - 73) Câu 1: Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn thơ nhắc đến nhân vật nào? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên Câu 3: Chỉ ra những từ láy có trong đoạn thơ. 22
  23. Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai và nêu rõ tác dụng của nó. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn tả lại hình ảnh nhân vật “chú bé”. Câu 2 : Hãy miêu tả hình ảnh mẹ/cha khi em được điểm tốt Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Bài thơ: Lượm - Tác giả: Tố Hữu - Đoạn thơ nhắc đến nhân vật Lượm Câu 2: PTBĐ chính: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả Câu 3: - Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật”: so sánh và ẩn dụ Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh. - Chú bé Lượm khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con chim chích nhảy trên đường vàng”. - Tác dụng gợi hình: Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch, nhanh nhẹn của chú. - Gợi cảm: Người đọc trân trọng vẻ đáng yêu, hồn nhiên và sự nhanh nhẹn của chú bé Lượm Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũngcó thể hiểu là hình ảnh ẩn dụ chỉ con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Nhiệm vụ gấp gáp, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư 23
  24. vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê thơm mùi lúa chín. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc, Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước. 7. ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ ĐỀ 15: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 65) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu tác giả và hoàn cảnh sáng tác. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được. Câu 3: Chỉ ra các thành phần câu trong hai câu sau: “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ” Câu 4: Trong đoạn thơ, anh đội viên đã phát hiện ra một chân lí bình dị nhưng lớn lao, đó là gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên Câu 2 : Tả lại hình ảnh một nghệ sĩ khi đang biểu diễn Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Tác giả: Minh Huệ - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trục tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu. Đẩu năm 1951, Minh Huệ ỏ Nghệ An, một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về. Người bạn ấy kể cho nhà thơ một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch Biên giới. Câu chuyện gây xúc động cho Minh Huệ và ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ. Câu 2: PTBĐ chính: Biểu cảm Câu 3: - Đêm nay (TN)/ Bác (CN)/ngồi đó (VN) - Đêm nay (TN) Bác (CN)/ không ngủ (VN) 24
  25. Câu 4: - Khổ thơ cuối bài đã cho thấy một chân lý vô cùng bình dị nhưng rất lớn lao mà anh đội viên đã phát hiện và cảm nhận được về Bác: Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Đây là khổ thơ cuối trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ. - Khổ thơ cuối bài đã cho thấy một chân lí vô cùng bình dị nhưng rất lớn lao mà anh đội viên đã phát hiện và cảm nhận được về Bác: Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. - Lí giải : Trong cuộc đời Bác không chỉ có một đêm nay không ngủ mà còn có vô vàn những đêm Bác không ngủ vì nỗi lo cho dân, cho nước. Việc Bác không ngủ là một điều bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được. Đó là “lẽ thường tình”của vị Cha già suốt đời cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân như Tố Hữu từng viết: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. ĐỀ 16: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác (Ngữ văn 6- tập 2, trang 65) Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? Câu 2: Từ “Bác” trong câu thơ chỉ ai? Đặt 1 câu nói về “Bác” có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?” Câu 3. Nêu nội dung chính của khổ thơ trên Câu 4: : Lí giải vì sao anh chiến sĩ từ hốt hoảng, giật mình lại chuyển sang “Lòng vui sướng mênh mông” Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh Bác trong một đêm không ngủ Câu 2 : Tả lại hình ảnh một nghệ sĩ khi đang biểu diễn Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ 25
  26. - Tác giả: Minh Huệ Câu 2: - Từ Bác chỉ Bác Hồ (Hồ Chí Minh) - Đặt câu: Bác Hồ như một vị cha già kính yêu chăm lo cho đàn con của mình. Câu 3: - Nội dung chính khổ thơ: Niềm vui sướng của anh đội viên khi được cùng thức với Bác Câu 4: - Khi Bác tâm sự với anh về những điều Người trăn trở thì người chiến sĩ trẻ hiểu ra tất cả. Lúc này anh mới thực sự cảm nhận rõ tình yêu thương cao cả và lớn lao của Bác. Anh thực sự thấy hạnh phúc và: Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác» - Ở bên Bác, được đón nhận tình cảm của Người, hiểu ra lẽ sống của con người Hồ Chí Minh, anh đội viên đã lớn thêm lên thêm về tâm hồn, tình cảm. Anh không chỉ có thể cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương của Bác mà anh còn có thể chia sẻ với Bác tình yêu thương cao cả đó. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thật đẹp. Trong một đêm mưa, giữa cái lạnh của núi rừng vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ. Đó là Người Cha với mái tóc đã bạc vẫn chu đáo, ân cần đi dém chăn từng người một, cẩn trọng và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn . Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá của mùa đông, Bác chẳng khác nào một người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Người Cha ấy không ngủ, lúc nào cũng ngồi đó với vẻ trầm ngâm với chòm râu dài im phắc. Trước thái độ năn nỉ mong Bác đi ngủ của anh đội viên, Bác tâm sự đầy chân thành và xúc động bằng giọng trầm ấm. Bác không ngủ vì những người chiến sĩ khi họ được trang bị vô cùng ít ỏi, thiếu thốn nhiều thứ, chỉ có lá cây thay chiếu để nằm, manh áo mỏng manh dùng để làm chăn. Qua đó, càng thấy rõ hơn nỗi lo cho dân cho nước của Bác. ĐỀ 17 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng 26
  27. Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 65) Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản. Câu 2: Bài thơ em vừa tìm được kể về chuyện gì? Qua điểm nhìn của ai? Câu 3: Tìm những từ láy trong đoạn thơ trên Câu 4. Phát hiện biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên, xác định kiểu và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản em vừa tìm được Câu 2 : Tả lại hình ảnh người mẹ kính yêu khi em bị ốm Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Tác giả: Minh Huệ - Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trục tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu. Đẩu năm 1951, Minh Huệ ỏ Nghệ An, một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về. Người bạn ấy kể cho nhà thơ một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch Biên giới. Câu chuyện gây xúc động cho Minh Huệ và ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ. Câu 2: - Bài thơ kể về một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác qua điểm nhìn của anh đội viên Câu 3: - Từ láy: mơ màng, lồng lộng Câu 4: - Biện pháp tu từ: So sánh + Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng  So sánh ngang bằng + Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng  So sánh không ngang bằng - Tác dụng: Hai câu thơ đầu “Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng” sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội 27
  28. viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao: “Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng”, tình cảm của Bác được so sánh “ấm hơn” ngọn lửa, tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​ => gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc Thân đoạn: Nội dung Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đới với lãnh tụ Nghệ thuật -Nhà thơ lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp biểu cảm,tự sự và miêu tả. -Minh Huệ lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, cónhiều hình ảnh thể hiện tìnhcảm tự nhiên,chân thành. -Bài thơ có nhiều từ láy tạo giá trị gợi hình và gợi cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. Kết đoạn: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản đã làm cho em thêm kính yêu và tự hào về vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc 8. CÔ TÔ ĐỀ 18: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 88) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn 28
  29. Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy. Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên. “ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.” Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Em hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản em vừa tìm được trong phần I. Đọc – hiểu Câu 2 : Tả lại cảnh bình minh trên quê hương em Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Văn bản: Cô Tô - Tác giả: Nguyễn Tuân Câu 2: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4/1976 nhân chuyến Nhà văn đi thực tế ra thăm đảo Cô Tô Câu 3: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Tác dụng: Những quan sát, miêu tả của tác giả đến với người đọc một cách chân thực hơn, phù hợp với đặc trưng thể loại kí Câu 4: - Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà , và cát lại vàng giòn hơn nữa” => Cảnh vật Cô Tô sau trận bão hiện lên thật trong trẻo, sáng sủa, tinh khôi, như được hồi sinh sau trận bão Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Bài kí mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc Thân đoạn: Nội dung - Bài thơ đã miêu tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc-quần đảo Cô Tô Nghệ thuật - Nhà thơ sử dụng kết hợp các PTBĐ: Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm - Đồng thời, ông dùng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện và sự miêu tả chính xác - Bài kí có nhiều hình ảnh so sánh , ẩn dụ, nhân hóa mới mẻ và độc đáo 29
  30. Kết đoạn: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản đã làm cho em thêm yêu mến mảnh đất Cô Tô cũng như tự hào về sự trù phú của đất nước ĐỀ 19: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông ”. Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại văn bản? Câu 2: Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 4: Xác định thành phần chính của câu: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh Mặt trời mọc ở đảo Cô Tô Câu 2 : Tả lại hình ảnh cụ già ngồi câu cá Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Văn bản: Cô Tô - Tác giả: Nguyễn Tuân - Thể loại: Kí Câu 2: - Đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô Câu 3: - Hình ảnh so sánh: Mặt trời nhú lên dẩn dẩn, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. - Hình ảnh ẩn dụ: quả trứng – chỉ mặt trời  Đó là một cái nhìn mới mẻ vể mặt trời. Mặt trời lên và trên cái nền trong trẻo, tinh khôi của bầu trời, qua màn hơi nước biển mờ ảo buổi sáng thì mặt trời quả đúng như lòng đỏ một quả trứng.  Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp của mặt trời lúc mới mọc ở biển.  gợi cảm giác nó dịu dàng, hiền hoà, phúc hậu và ta thấy óc quan sát, nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Câu 4: 30
  31. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ (CN) //đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng (VN) Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô đẹp đến kì lạ. Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao trùm cả mặt biển . Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cáichân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng, trông hệt một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho tất cả những người dân chài lưới nơi đây. Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển, vài cánh nhạn chao liệng.Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. 9. CÂY TRE VIỆT NAM ĐỀ 20 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Trích: Cây tre Việt Nam - Ngữ văn 6- tập 2, trang 97) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biếu đạt chính của đoạn văn trên Câu 2: Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Câu 3: Đoạn văn trên tác giả sử dụng phép tu từ gì? Xác định kiểu và nêu tác dụng của phép tu từ ấy. Câu 4: Xác định thành phần chính của câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín.” Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Có thể nói cây tre gắn bó với con người Việt Nam trong suốt cả cuộc đời. Em hãy chứng minh điều đó qua văn bản Cây tre Việt Nam Câu 2 : Tả lại hình ảnh một loài hoa em yêu Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Thể loại: Kí - PTBĐ chính: Tự sự Câu 2: 31
  32. - Đoạn văn đã ca ngợi cây tre là người bạn thân của người Việt Nam trong chiến đấu chống quân thù Câu 3: Biện pháp nhân hóa (dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật) để nói lên hành động dũng cảm, sự hi sinh cao cả của tre. Đó là các từ chống lại, xung phong, giữ, hi sinh. Qua đó tre hiện lên như một chiến sĩ quả cảm góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ đất nước, bảo vệ VN. Và chính vì thế, tác giả đã không ngớt lời ca ngợi, tôn vinh tre với danh hiệu cao quý: anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Nhờ phép nhân hóa tác giả đã khắc họa được phẩm chất của cây tre đồng thời ông cũng thể hiện niềm tự hào về loài cây thân thuộc này. Câu 4: Tre (CN)// giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín (VN)” Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Có thể nói cây tre gắn bó với con người Việt Nam trong suốt cả cuộc đời: - Từ thưở lọt lòng, chiếc nôi tre đã nâng đỡ, bao bọc chúng ta. Ta nằm trong nôi tre, lớn lên cùng lời ru của bà, của mẹ. - Lớn thêm một chút, tre trở thành nguồn vui của tuổi thơ. Những que chuyền đánh chắt bằng tre là những thứ đồ chơi vô cùng giản dị và rất đỗi thân thuộc. - Những chàng trai, cô gái mượn bóng tre xanh để tỏ mối tình quê thưở ban đầu. Những bóng tre mát rượi cũng là nơi bao lứa đôi hẹn hò, thề nguyền. - Tuổi già có chiếc điếu cày tre làm bạn. - Và khi nhắm mắt xuôi tay, chiếc giường tre lại đưa ta vào giấc ngủ vĩnh hằng. => Tre là người bạn gắn bó thủy chung với con người. ĐỀ 21 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 97) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn trên diễn tả điều gì ? Hãy tìm một câu văn nêu bật được ý đó. Câu 3: Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng. Câu 4: Xác định các TP chính, phụ trong từng câu. Các câu đó có phải là câu trần thuật đơn không ? Vì sao ? 32
  33. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Từ đoạn văn, hãy viết 5-7 dòng nêu lên giá trị nghệ thuật văn bản em vừa tìm được Câu 2 : Hãy tả lại hình ảnh một nhân vật hoạt hình mà em yêu thích Gợi ý: Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Văn bản: Cây tre Việt Nam - Tác giả: Thép Mới Câu 2: - Đoạn văn diễn tả sự gắn bó thân thiết của cây tre đối với con người VN. Câu văn " Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp" đã nêu bật ý đó. Câu 3: Đoạn văn đã sử dụng nhiều phép tu từ đặc sắc như phép điệp ngữ, phép nhân hoá; có tác dụng nhấn mạnh sự gắn bó ,gần gũi của cây tre đối với c/s của người dân VN, khắc hoạ phẩm chất tốt đẹp của cây tre. Nhờ các phép tu từ đó, hình ảnh cây tre hiện lên vừa gần gũi, vừa chân thực cụ thể, vừa rất sinh động và có hồn. Câu 4: Bóng tre (CN) //trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn(VN) . Dưới bóng tre của ngàn xưa (TN)//, thấp thoáng(VN) //mái đình, mái chùa cổ kính (CN). Dưới bóng tre xanh (TN), ta (CN)//gìn giữ một nền văn hoá lâu đời(VN). Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời (TN)//, người dân cày Việt Nam (CN)//dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang (VN). Tre(CN)// ăn ở với người (VN) //đời đời, kiếp kiếp (TN)  Tất cả các câu đều là câu trần thuật đơn vì đều do một cụm C-V tạo thành và dùng để giới thiệu, tả , kể. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu .Tre có mặt khắp nơi trên đất nước ta, tre gắn bó với con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và tương lai Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. LÒNG YÊU NƯỚC ĐỀ 22: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 33
  34. “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 106) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó. Câu 3: Xác định kiểu câu của câu văn sau: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Câu 4: Tại sao tác giả lại khẳng định: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất”? Câu 5: Nêu bài học em rút ra được sau khi đọc đoạn văn trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Từ đoạn văn, viết đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản em vừa tìm được. Câu 2 : Hãy tả lại quang cảnh phiên chợ Tết. Gợi ý: Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Văn bản: Lòng yêu nước - Tác giả: I-li-a E-ren - bua Câu 2: - Xuất xứ: được trích trong bài báo Thử lửa - Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào cuối tháng 6/1942, thời kì khó khăn trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô chống Phát xít Đức Câu 3: - Kiểu câu: Câu trần thuật đơn có từ là (1 cụm C-V) - “Lòng yêu nước (CN) // ban đầu(TN)// là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. (VN) Câu 4: - Tác giả khẳng định “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất” - Vì tất cả những gì lớn lao đều bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt, “cái cây trồng trước nhà”, “Phố nhỏ”, “ vị thơm chua mát trái lê”, “mùa cỏ thảo nguyên”, đó là 34
  35. biểu hiện của sự sống đất nước được con người tạo ra, chúng đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự sống cho con người. Câu 5: - Bài học: + Hãy yêu quê hương đất nước mình từ những gì nhỏ bé, giản dị nhất, bắt nguồn từ yêu cha, yêu mẹ, yêu gia đình, thầy cô, bè bạn, làng xóm, quê hương, + Phải ra sức học tập luyện rèn để xây dựng đất nước Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Nội dung văn bản Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời, bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất ( ). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc Nghệ thuật - Tác giả kết hợp chất chính luận với trữ tình: + Chất chính luận: Cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục + Chất trữ tình: Kết hợp tự sự, miêu tả tinh tế, chọn lọc hình ảnh tiêu biểu cho từng miền 35