Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC SƠN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những kỉ niệm thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ. ( Trích “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đặng Tâm) Câu 1: (1,0 đ )Tìm và chỉ ra phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2: (1,0 đ ) Câu văn: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” Mang hàm ý gì? Tác dụng ? Câu 3: (1,0 đ ) Hãy tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn? II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2,0 đ) Viết đoạn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính tự tin . Câu 2: (5,0 đ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9 ,Tập 2) Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 9 ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG * phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng : - Phép thế: Tất cả, Bản nhạc đó 0,5 1 - Phép lặp: Bản nhạc 0,5 Hàm ý của câu: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” : Mỗi thành viên của lớp trong buổi chia tay đều 1,0 2 mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải I. chia tay bạn bè, thầy cô ĐỌC * Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những biện HIỂU pháp tu từ - Liệt kê: Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa 0,25 bịn rịn lặng thinh 3 - So sánh: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản 0,25 nhạc Ballad * Tác dụng: Làm nổi bật cảm nhận của tác giả về những kỉ niệm của tuổi thơ và khơi gợi trái tim bạn đọc tình 0,5 yêu mái trường, bạn bè, thầy cô * Về kĩ năng: - Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của đoạn văn 0,5 nghị luận xã hội có độ dài (khoảng 200 chữ). - Luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; - Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu 1 * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
  3. *Giới thiệu được vấn đề nghị luận: đức tính tự tin 0,25 * Giải thích: - Tự tin là niềm tin vào bản thân chính mình có thể làm 0,25 được việc gi đó - Tự tin là thấy rõ năng lực của mình có thể thực tốt một công việc * Bàn luận: + Biểu hiện + Ý nghĩa 0,5 + Mặt trái *Bài học nhận thức: - Tự tin là một đức tính tốt của con người - Phải biết tự tin trong cuộc sống nhưng không nên tự 0,5 II tin thái quá TẬP LÀM * Về kĩ năng: VĂN Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận văn học: có bố cục ba phần ;Luận điểm rõ ràng, 0,5 Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu * Về nội dung: Học sinh cần đảm bảo được các ý sau: 4,0 2 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vị 0,5 trí đoạn trích. a. Cảm nhận: Lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác : * Khổ 1: 1,5 - Tác giả đã xưng “con”. + “Con” và “Bác” là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
  4. + Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ “thăm “để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh sinh li tử biệt. + Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. - Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.( gần gũi thân thuộc, biểu tượng của dân tộc) + “Bão táp mưa sa” là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc. * Khổ 2: - Hai câu thơ : 1,5 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” + Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.->thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác. - Ở hai câu thơ tiếp:
  5. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như “tràng hoa” dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác. + “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác b. Đánh giá: Nội dung và nghệ thuật. 0,5 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và suy nghĩa của bản 0,5 thân. * Lưu ý:Trên đây là những gợi ý có tính chất tham khảo, khi chấm, giáo viên nên linh động căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc