Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Trường THCS Hùng Cường (Có đáp án)

doc 10 trang thaodu 2901
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Trường THCS Hùng Cường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_de_1_truon.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Trường THCS Hùng Cường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I THCS HÙNG CƯỜNG Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian 90 phút ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội là thể loại truyện dân gian nào? A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2: Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Lung linh B. Khấp khểnh C. Đền đài D. Xanh xanh Câu 3: Cho chú thích sau: “Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa” Từ “nao núng” trong chú thích trên được giải nghĩa bằng cách nào? A. Nêu khái niệm mà từ biểu thị B. Dùng từ đồng nghĩa C. Dùng từ trái nghĩa D. Dùng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là: A. Ông lão đánh cá B. Mụ vợ ông lão đánh cá C. Cá vàng D. Biển cả Câu 5: Giá trị nội dung của truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là: A. Chế giễu con ếch tự kiêu tự đại. B. Khuyên con người muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. C. Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài của một chú ếch, truyện phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. D. Nêu lên bài học làm người phải biết mình, biết ta, không nên coi thường mọi thứ xung quanh.
  2. Câu 6: Trong cụm từ “một túp lều nát trên bờ biển”, đâu là danh từ trung tâm? A. túp lều B. một túp lều C. túp lều nát D. trên bờ biển Câu 7: Xây dựng các tình huống tăng tiến và đối lập là hai nghệ thuật đặc sắc trong văn bản nào? A. Thánh Gióng B. Ông lão đánh cá và con cá vàng C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng D. Lợn cưới, áo mới Câu 8: Trong cụm động từ “còn đang đùa nghịch ở sau nhà” thì thành phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về: A. Thời gian B. Mục đích C. Nơi chốn D. Sự tiếp diễn II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) (Làm phần tự luận vào giấy thi) Câu 1 (2 điểm): Từ văn bản “Mẹ hiền dạy con” (SGK Ngữ văn 6 – tập 1), em hãy viết một đoạn văn nêu lên ý nghĩa của truyện và bài học được rút ra từ câu chuyện này. Câu 2 (6 điểm): Do một lần mắc lỗi, em bị phạt buộc phải biến thành một con vật nào đó trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện lí thú đó.
  3. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án D C D A,B C A B C II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Từ văn bản “Mẹ hiền dạy con” (SGK Ngữ văn 6 – tập 1), em hãy viết 1 một đoạn văn nêu lên ý nghĩa của truyện và bài học được rút ra từ 2,0 câu chuyện này. 0.5 * Yêu cầu hình thức: - Tạo lập được một đoạn văn hoàn chỉnh - Diễn đạt trôi chảy. - Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp câu. 1.5 * Yêu cầu nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu truyện - Khái quát ngắn gọn nội dung chính của truyện - Nêu được ý nghĩa của truyện: truyện ca ngợi bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con cho các bậc cha mẹ noi theo. - Bài học: Cha mẹ có công lao to lớn, làm con phải kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; cố gắng học tập, rèn luyện để làm người tốt, có ích cho xã hội, đáp lại công lao dưỡng dục của cha mẹ. Phải chọn môi trường sống tốt. Nếu sống trong môi trường không tốt cần dũng cảm tránh xa, không bắt chiếc những thói hư tật xấu. (HS có thể rút ra những bài học khác nữa phù hợp với giá trị tư tưởng của truyện)
  4. Do một lần mắc lỗi, em bị phạt buộc phải biến thành một con vật nào 2 6 đó trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện lí thú đó. * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - HS làm đúng kiểu bài kể chuyện tưởng tượng. - HS tạo lập văn bản theo phương thức tự sự, lấy tự sự làm chính, có thể kết hợp với tả để bài thêm sinh động. - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” tự kể về mình. - Bố cục đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài - Viết đúng chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: - HS vận dụng trí tưởng tượng của mình hình dung ra 1 câu chuyện kể về việc vì sao em phải biến thành con vật, trong ba ngày đội lốt vật có những sự khác thường nào xảy ra với em và em đã trở lại làm người như thế nào. Cảm nghĩ của em về việc đó. - HS tùy chọn con vật mà mình đội lốt, sự việc xảy ra có thể vui hoặc buồn song phải bám vào sự thật cuộc sống. - Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: Kể để giới thiệu lỗi lầm của mình dẫn đến việc bị biến thành con vật. Thân bài: Kể diễn biến chính của việc bị biến thành con vật nào đó trong ba ngày theo các sự việc sau: + Tôi đã bị biến thành con vật (kể cái cách bị biến thành vật như thế nào, chọn con vật nào để đội lốt, tính nết con vật đó) + Sự việc xảy ra trong ngày đầu tiên (làm việc gì, cụ thể ra sao, ảnh hưởng của việc đó đến tâm tính mình ) + Sự việc xảy ra trong ngày thứ hai (làm việc gì, cụ thể ra sao, ảnh hưởng của việc đó đến tâm tính mình )
  5. + Sự việc xảy ra trong ngày cuối cùng (làm việc gì, cụ thể ra sao, ảnh hưởng của việc đó đến tâm tính mình ) Kết bài: Tôi được giải thoát. Suy nghĩ về lỗi lầm. Suy nghĩ về việc được sống là Con người có ý nghĩa như thế nào. Lưu ý: khuyến khích sự sáng tạo của HS trong cách viết, có thể không theo trình tự các ý như trên nhưng phải tạo ra một cốt truyện hợp lí, logic, có ý nghĩa nhân văn, đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài. * Biểu điểm chấm: - Điểm 6: Bài làm đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên. - Điểm 5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn mắc 1 - 2 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3 -4: Bài làm đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, còn thiếu 1 vài ý nhỏ hoặc truyện kể còn thiếu logic ở một số chi tiết,. Mắc 5- 6 lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp. - Đểm 1 -2: Bài làm đúng chủ đề nhưng chỉ đáp ứng một phần nhỏ các yêu cầu về nội dung và hình thức. Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp. Văn viết lủng củng, rời rạc, truyện kém hấp dẫn hoặc quá xa rời thực tế. - Điểm 0: Không viết bài.
  6. PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I THCS HÙNG CƯỜNG Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian 90 phút ĐỀ SỐ 2 III.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Viết đáp án đúng vào bài thi. Câu 1: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội là thể loại truyện dân gian nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết C. Truyện cười D. Truyện ngụ ngôn Câu 2: Cho chú thích sau: “Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa” Từ “nao núng” trong chú thích trên được giải nghĩa bằng cách nào? A. Nêu khái niệm mà từ biểu thị B. Dùng từ đồng nghĩa C. Dùng từ trái nghĩa D. Dùng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Lung linh B. Chùa chiền C. Nhấp nhô D. Xanh xanh Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là: A. Sơn Tinh B. Thủy Tinh C. Vua Hùng D. Mị Nương Câu 5: Giá trị nội dung của truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là: A. Chế giễu con ếch tự kiêu tự đại. B. Khuyên con người muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. C. Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài của một chú ếch, truyện phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. D. Nêu lên bài học làm người phải biết mình, biết ta, không nên coi thường mọi thứ xung quanh. Câu 6: Xây dựng các tình huống tăng tiến và đối lập là hai nghệ thuật đặc sắc trong văn bản nào? A. Thánh Gióng B. Ông lão đánh cá và con cá vàng C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng D. Lợn cưới, áo mới Câu 7: Trong cụm từ “một túp lều nát trên bờ biển”, đâu là danh từ trung tâm? A. một túp lều B. túp lều C. túp lều nát D. trên bờ biển Câu 8: Trong cụm động từ “sẽ đi học buổi chiều nay” thì thành phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về: A. Thời gian B. Mục đích
  7. C. Nơi chốn D. Sự tiếp diễn IV. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (2 điểm): Từ văn bản “Mẹ hiền dạy con” (SGK Ngữ văn 6 – tập 1), em hãy viết một đoạn văn nêu lên ý nghĩa của truyện và bài học được rút ra từ câu chuyện này. Câu 2 (6 điểm): Do một lần mắc lỗi, em bị phạt buộc phải biến thành một con vật nào đó trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện lí thú đó.
  8. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án C D B A,B C B B A II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Từ văn bản “Mẹ hiền dạy con” (SGK Ngữ văn 6 – tập 1), em hãy viết 1 một đoạn văn nêu lên ý nghĩa của truyện và bài học được rút ra từ 2,0 câu chuyện này. 0.5 * Yêu cầu hình thức: - Tạo lập được một đoạn văn hoàn chỉnh - Diễn đạt trôi chảy. - Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp câu. 1.5 * Yêu cầu nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu truyện - Khái quát ngắn gọn nội dung chính của truyện - Nêu được ý nghĩa của truyện: truyện ca ngợi bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con cho các bậc cha mẹ noi theo. - Bài học: Cha mẹ có công lao to lớn, làm con phải kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; cố gắng học tập, rèn luyện để làm người tốt, có ích cho xã hội, đáp lại công lao dưỡng dục của cha mẹ. Phải chọn môi trường sống tốt. Nếu sống trong môi trường không tốt cần dũng cảm tránh xa, không bắt chiếc những thói hư tật xấu. (HS có thể rút ra những bài học khác nữa phù hợp với giá trị tư tưởng của truyện)
  9. Do một lần mắc lỗi, em bị phạt buộc phải biến thành một con vật nào 2 6 đó trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện lí thú đó. * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - HS làm đúng kiểu bài kể chuyện tưởng tượng. - HS tạo lập văn bản theo phương thức tự sự, lấy tự sự làm chính, có thể kết hợp với tả để bài thêm sinh động. - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” tự kể về mình. - Bố cục đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài - Viết đúng chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: - HS vận dụng trí tưởng tượng của mình hình dung ra 1 câu chuyện kể về việc vì sao em phải biến thành con vật, trong ba ngày đội lốt vật có những sự khác thường nào xảy ra với em và em đã trở lại làm người như thế nào. Cảm nghĩ của em về việc đó. - HS tùy chọn con vật mà mình đội lốt, sự việc xảy ra có thể vui hoặc buồn song phải bám vào sự thật cuộc sống. - Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: Kể để giới thiệu lỗi lầm của mình dẫn đến việc bị biến thành con vật. Thân bài: Kể diễn biến chính của việc bị biến thành con vật nào đó trong ba ngày theo các sự việc sau: + Tôi đã bị biến thành con vật (kể cái cách bị biến thành vật như thế nào, chọn con vật nào để đội lốt, tính nết con vật đó) + Sự việc xảy ra trong ngày đầu tiên (làm việc gì, cụ thể ra sao, ảnh hưởng của việc đó đến tâm tính mình ) + Sự việc xảy ra trong ngày thứ hai (làm việc gì, cụ thể ra sao, ảnh hưởng của việc đó đến tâm tính mình )
  10. + Sự việc xảy ra trong ngày cuối cùng (làm việc gì, cụ thể ra sao, ảnh hưởng của việc đó đến tâm tính mình ) Kết bài: Tôi được giải thoát. Suy nghĩ về lỗi lầm. Suy nghĩ về việc được sống là Con người có ý nghĩa như thế nào. Lưu ý: khuyến khích sự sáng tạo của HS trong cách viết, có thể không theo trình tự các ý như trên nhưng phải tạo ra một cốt truyện hợp lí, logic, có ý nghĩa nhân văn, đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài. * Biểu điểm chấm: - Điểm 6: Bài làm đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên. - Điểm 5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn mắc 1 - 2 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3 -4: Bài làm đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, còn thiếu 1 vài ý nhỏ hoặc truyện kể còn thiếu logic ở một số chi tiết,. Mắc 5- 6 lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp. - Đểm 1 -2: Bài làm đúng chủ đề nhưng chỉ đáp ứng một phần nhỏ các yêu cầu về nội dung và hình thức. Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp. Văn viết lủng củng, rời rạc, truyện kém hấp dẫn hoặc quá xa rời thực tế. - Điểm 0: Không viết bài.