Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán Lớp 5 - Lần 1 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Tam Đảo (Có đáp án)

doc 6 trang hangtran11 12/03/2022 7524
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán Lớp 5 - Lần 1 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Tam Đảo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_toan_lop_5_lan_1_na.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán Lớp 5 - Lần 1 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Tam Đảo (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TAM ĐẢO HỌC SINH GIỎI LỚP 5 Năm học 2013 – 2014 Môn: Toán (Lần 1) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề Câu 1. 1. Viết tất cả các số có 4 chữ số có tổng các chữ số của nó đều bằng 4. 2. Tính: 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + + 298 – 299 – 300 + 301 + 302. 3. Với mức tăng hàng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 17 người. Hãy tính xem với số dân 90 triệu người thì sau 2 năm tăng thêm bao nhiêu người? Câu 2. Có 52 con trâu, bò, ngựa ăn hết 16 gánh cỏ. Mỗi con trâu ăn hết 1 gánh cỏ, mỗi 2 con bò ăn hết 1 gánh cỏ và mỗi con ngựa ăn hết 1 gánh cỏ. Biết số bò và trâu gấp 5 lần 4 3 số trâu. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu con? Câu 3. Mẹ em trả hết tất cả 84600 đồng để mua một số trái cây gồm cam, táo và lê. Táo giá 2100 đồng 1 quả, cam giá 1600 đồng 1 quả và lê giá 3500 đồng một quả. Biết mẹ em đã mua số cam bằng 2 lần số táo và số táo bằng 2 lần số lê. Tìm số quả mỗi loại mẹ em đã mua. Câu 4. Hai chú thỏ có số cây gỗ mục bằng nhau, chúng thu được một số ít hạt nấm, chia đều thành hai phần bằng nhau đặt trong hai túi và cùng đi trồng. Chú Thỏ Trắng trồng mỗi thân gỗ 1 hạt nấm, chú Thỏ Nâu trồng mỗi thân gỗ 3 hạt nấm. Cuối cùng Thỏ Trắng trồng hết gỗ nhưng vẫn còn thừa lại 5 hạt nấm, còn Thỏ Nâu trồng hết nấm nhưng còn thừa lại 5 cây gỗ. Hỏi: a) Hai chú thỏ có tất cả bao nhiêu cây gỗ mục? b) Số hạt nấm hai chú thỏ thu được ban đầu là bao nhiêu? Câu 5. Cho tam giác ABC. M là điểm chính giữa của BC, D là một điểm nằm trên cạnh AC sao cho AD = 1 AC. 3 a) So sánh diện tích tam giác BAD, tam giác DBM và tam giác DMC. b) Nối AM cắt BD tại O. Tìm tỉ số AO . OM HẾT
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC SINH GIỎI Năm học 2013 - 2014 Môn: Toán (Lớp 5) Câu 1. (3 điểm) (Mỗi ý đúng cho 1 điểm) 1. - Với 4 = 1 + 1 + 1 + 1; ta được số: 1111; - Với 4 = 4 + 0 + 0 + 0; ta được số: 4000; - Với 4 = 1 + 1 + 2 + 0; ta được các số: 1012; 1021; 1102; 1120; 1201; 1210; 2011; 2101; 2110; - Với 4 = 2 + 2 + 0 + 0; ta được các số: 2002; 2020; 2200; - Với 4 = 1 + 3 + 0 + 0; ta được các số: 1003; 1030; 1300. 2. 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + + 298 – 299 – 300 + 301 + 302. = (1 + 302) + (2 + 5 – 3 – 4) + (6 + 9 – 7 – 8) + (298 + 301 – 300 – 301) = 303 + 0 + 0 + + 0 (có 75 số 0) = 303. 3. Số người tăng thêm sau năm thứ nhất là: 90 000 000 : 1 000 x 17 = 1 530 000 (người) Số người tăng thêm sau hai năm là: (90 000 000 + 1 530 000) : 1000 x 17 = 1 556 010 (người) Đáp số: 1 556 010 người Câu 2. (2 điểm) Vì số bò và số trâu gấp 5 lần số trâu nên số bò gấp 4 lần số trâu. Giả sử cả 52 con đó đều là ngựa thì cần số gánh cỏ cho đủ ăn là: 52 52 : 3 = (gánh cỏ) 3 52 4 Số gánh cỏ hụt đi là: - 16 = (gánh cỏ) ( 0,5 điểm) 3 3 Cứ mỗi lần coi một nhóm gồm 1 con trâu và 4 con bò thành một nhóm gồm 5 con 1 1 1 1 ngựa thì số gánh cỏ dùng để ăn hụt đi là: 5 x - 1 x - 4 x = (gánh cỏ) 3 2 4 6 4 1 Số nhóm được coi là: : = 8 (nhóm) ( 0,5 điểm) 3 6 Vì có 8 nhóm nên có 8 con trâu. Số con bò là: 8 x 4 = 32 (con) Số con ngựa là: 52 – 8 – 32 = 12 (con) ( 0,5 điểm) Đáp số: 8 con trâu, 32 con bò và 12 con ngựa. Câu 3. ( 2 điểm) Coi số quả lê mẹ mua là 1 phần thì số quả táo là 2 phần như thế, số quả cam là 4 phần như vậy (vì 2 x 2 = 4). Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 + 4 = 7 (phần) ( 0,5 điểm) Suy ra tổng số quả cả ba loại mẹ mua là một số chia hết cho 7.
  3. Giả sử mẹ mua 7 quả, trong đó có 1 quả lê, 2 quả táo và 4 quả cam thì hết số tiền là: 3500 x 1 + 2100 x 2 + 1600 x 4 = 14100 (đồng) ( 0,5 điểm) Tổng số tiền thực tế mẹ đã trả gấp tổng số tiền giả sử là: 84600 : 14100 = 6 (lần) Suy ra quả lê mẹ thực mua là 6 quả. ( 0,5 điểm) Số quả táo mẹ thực mua là: 2 x 6 = 12 (quả) Số quả cam mẹ thực mua là: 4 x 6 = 24 (quả) ( 0,5 điểm) Đáp số: 6 quả lê, 12 quả táo và 24 quả cam. Câu 4. (2 điểm) Số hạt nấm cần thêm đủ để Thỏ Nâu trồng hết số cây gỗ mục của nó là: 3 x 5 = 15 (hạt nấm) ( 0,5 điểm) Số hạt nấm đủ để Thỏ Nâu trồng hết số cây gỗ mục của mình nhiều hơn số hạt nấm đủ để Thỏ Trắng trồng hết số cây gỗ mục của nó là: 15 + 5 = 20 (hạt nấm) ( 0,5 điểm) Số hạt nấm mà mỗi cây gỗ mục mà Thỏ Nâu trồng nhiều hơn số hạt nấm mà mỗi cây gỗ mục mà Thỏ Trắng trồng là: 3 – 1 = 2 (hạt nấm) a) Hai chú thỏ có tất cả sô cây gỗ mục là: 20 : 2 x 2 = 20 (cây) ( 0,5 điểm) b) Số hạt nấm hai chú thỏ thu được ban đầu là: (20 : 2 x 1 + 5) x 2 = 30 (hạt nấm) Đáp số: a) 20 cây gỗ mục; b) 30 hạt nấm. ( 0,5 điểm) Câu 5. ( 1 điểm) A Ta có hình vẽ sau: D O B M C 1 1 a) +) SBAD = SBCD (vì có đáy AD = DC và có chung đường cao hạ từ đỉnh B tới đáy AC). 2 2 1 1 +) SDBM = SDMC = SBCD (vì có BM = MC = BC và có chung đường cao hạ từ đỉnh A tới đáy BC). 2 2 1 Suy ra SBAD = SDBM = SDMC (vì cùng bằng SBCD). 2 b) +) Theo a, SBAD = SDBM +) Mặt khác, hai tam giác BAM và DBM có chung đáy DB nên đường cao hạ từ đỉnh A bằng đường cao hạ từ đỉnh M tới đáy DB. +) SOAB = SOMB (vì có chung đáy OB và có đường cao hạ từ đỉnh A bằng đường cao hạ từ đỉnh M tới đáy OB). AO +) Mặt khác, hai tam giá OAB và OMB có chung đường cao hạ từ đỉnh B tới đáy AM nên AO = OM hay = 1. OM AO Đáp số: a) SBAD = SDBM = SDMC; b) = 1. OM
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TAM ĐẢO HỌC SINH GIỎI LỚP 5 Năm học 2013 – 2014 Môn: Tiếng Việt (Lần 1) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề Câu 1. Đọc đoạn câu văn sau: Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe. Dựa vào cấu tạo và dựa vào từ loại, hãy xếp các từ trong câu văn trên thành các nhóm thích hợp. Câu 2. Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? a. mưa rào, mưa bàn thắng, mưa tiền. b. bao la, mênh mông, bát ngát. c. may quần áo, may rủi, gió heo may. Câu 3. 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu văn sau: a. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. b. Thượng đế cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc mọi người, dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ cũng không bao giờ than thở. 2. Viết các câu ghép có nội dung nói về thiên nhiên, đất nước theo yêu cầu sau: a. Các vế trong câu ghép được nối trực tiếp với nhau. b. Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng một cặp từ hô ứng. Câu 4. Viết về cửa số của ngôi nhà thân thương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có những câu thơ sau: Cửa sổ là mắt của nhà Nhìn ra trời rộng, nhìn ra sông dài Cửa số là bạn của người Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Với biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp em cảm nhận được điều gì? Câu 5. “Nghé hôm nay đi thi Cũng dậy từ gà gáy Người dắt trâu mẹ đi Nghé vừa đi vừa nhảy ” Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng hôm Nghé dậy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé. HẾT
  5. PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC SINH GIỎI Năm học 2013 - 2014 Môn: Tiếng Việt (Lớp 5) Câu 1. (2 điểm)Đọc đoạn câu văn sau: Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe. Dựa vào cấu tạo và dựa vào từ loại, hãy xếp các từ trong câu văn trên thành các nhóm thích hợp. - Dựa vào cấu tạo (1 điểm) + Từ đơn: một, vẫn, và, khen, cô, hát, lại, là, một, người, không, có, nghe. + Từ ghép: cụ già, ngày ngày, lắng nghe, khả năng. + Từ láy: chăm chú. - Dựa vào từ loại: ( 1 điểm) + Danh từ: cụ già, ngày ngày, người. + Động từ: lắng nghe, khen, hát, có, nghe. + Tính từ: chăm chú + Đại từ: cô + Quan hệ từ: và Câu 2. ( 1,5 điểm) Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? a.Từ “mưa” trong nhóm a là từ nhiều nghĩa. ( 0,5 điểm) b. bao la, mênh mông, bát ngát: là từ đồng nghĩa. ( 0,5 điểm) c. Từ “may” trong nhóm c là từ đồng âm. ( 0,5 điểm) Câu 3. (2 điểm) 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ: a. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam// dựng nhà, dựng cửa, vỡ TN1 TN2 CN VN ruộng, khai hoang. b. Thượng đế //cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc mọi người, CN VN dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ//cũng không bao giờ than thở. TN CN VN 2. Viết các câu ghép có nội dung nói về thiên nhiên, đất nước theo yêu cầu sau: a. Các vế trong câu ghép được nối trực tiếp với nhau. VD: Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề lặng ngắt như tờ. b. Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng một cặp từ hô ứng. VD: Hoa mận vừa tàn, hoa mơ đã nở trắng cả khu vườn. Câu 4. ( 1,5 điểm) Gợi ý: - Biện pháp nổi bật trong đoạn thơ trên là: so sánh và nhân hóa. - Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp người đọc cảm nhận được ý nghĩa đẹp đẽ của cửa sổ của ngôi nhà thân thương:
  6. + Con người được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước (Nhìn ra trời rộng, nhìn ra sông dài); + Sắn sáng giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống (Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa). Câu 5. ( 3 điểm) Gọi ý viết theo dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát buổi sáng hôm Nghé đi thi. - Trời bắt đầu sáng như thế nào? Nghé có suy nghĩ gì khi đó? - Cũng có thể đưa ra lí do vì sao hôm nay Nghé phải dậy sớm rồi liên hệ với tâm trạng của Nghé lúc này như thế nào. 2. Thân bài Quang cảnh buổi sáng trên đường làng - Ông mặt trời; - Bầu trời; - Lũy tre; - Cánh đồng lúa; - Cây cối; - Gió; - Chim choc; - Con đường làng Nghé đang đi. 3. Kết bài Nêu cảm xúc của Nghé: Cảm xúc này được thể hiện qua ý nghĩ, hành động của Nghé (vừa đi vừa nhảy) vui mừng hớn hở của Nghé.