Đề khảo sát đội tuyển hinh giỏi cấp Tỉnh lần 1 môn Hóa học Lớp 9

doc 3 trang Hoài Anh 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát đội tuyển hinh giỏi cấp Tỉnh lần 1 môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_doi_tuyen_hinh_gioi_cap_tinh_lan_1_mon_hoa_hoc_l.doc

Nội dung text: Đề khảo sát đội tuyển hinh giỏi cấp Tỉnh lần 1 môn Hóa học Lớp 9

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH – LẦN 1 LỤC NGẠN MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 Ngày: 15/01/2021 MÃ ĐỀ 901 PHẦN THI: TRẮC NGHIỆM Thời gian làm bài: 30 phút A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,85. B. 17,73. C. 19,70. D. 11,82. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. B. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. C. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. D. điện phân nóng chảy NaCl. Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 43,2. B. 7,8. C. 10,8. D. 5,4. Câu 4: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 5: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 0,672. B. 0,448. C. 1,792. D. 0,746. Câu 6: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 49,09. B. 34,36. C. 35,50. D. 38,72. Câu 7: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml. Câu 8: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: A. V = 11,2(a - b). B. V = 11,2(a + b). C. V = 22,4(a + b). D. V = 22,4(a - b). Câu 9: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là A. 0,075. B. 0,12. C. 0,04. D. 0,06. Câu 10: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 7. B. 8. C. 5. D. 6. Câu 11: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là: A. Na, Cu, Al. B. Na, Ca, Al. C. Na, Ca, Zn. D. Fe, Ca, Al.
  2. Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 5,60. D. 2,24. Câu 13: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, Fe, Zn, MgO. Câu 14: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là A. 20. B. 40. C. 60. D. 80. Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,04. C. 0,06. D. 0,048. Câu 16: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag) A. 54,0. B. 59,4. C. 32,4. D. 64,8. Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 3,81 gam. B. 5,81 gam. C. 6,81 gam. D. 4,81 gam. Câu 18: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 19: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: to X  X1 + CO2 ; X1 + H2 O  X2 ; X2 + Y  X + Y1 + H2O ; X2 + 2Y  X + Y2 + 2H2O Hai muối X, Y tương ứng là A. BaCO3, Na2CO3. B. CaCO3, NaHCO3. C. MgCO3, NaHCO3. D. CaCO3, NaHSO4. Câu 20: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ A. a : b > 1 : 4. B. a : b = 1 : 4. C. a : b < 1 : 4. D. a : b = 1 : 5.
  3. B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (14,0 điểm) Câu 1: (4,5 điểm) 1. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa FeCl3 và AlCl3 thu được đồ thị sau: mkết tủa 88,47 a 2,7 3,1 3,2 nOH- a. Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên và viết phương trình hóa học minh họa. b. Tính a. 2. Cho hỗn hợp gồm các oxit: K 2O, Al2O3, BaO, Fe3O4. Trình bày phương pháp hóa học để thu được từng kim loại ra khỏi hỗn hợp trên (sao cho khối lượng không thay đổi). 3. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH) 2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Xác định tên kim loại M. Câu 2: (5,5 điểm) 1. Hòa tan Fe3O4 vào HCl loãng, vừa đủ thu được dung dịch X. Cho kim loại Cu dư vào X, thu được dung dịch Y. Cho NaOH loãng dư vào, Y thu được kết tủa Z. Lọc, tách kết tủa Z đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn T. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và xác định thành phần của dung dịch X, Y, kết tủa Z và chất rắn T. 2. Hỗn hợp X gồm CuSO 4, Fe2(SO4)3, MgSO4, trong X oxi chiếm 47,76% khối lượng. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính m. 3. Hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam X trong khí trơ, thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm hai phần: - Phần một phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít khí H 2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan. - Phần hai (có khối lượng 39,72 gam) phản ứng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng và tính m. b. Xác định CTPT của oxit sắt. Câu 3: (4,0 điểm) 1. Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: KOH, HC1, NaHSO4, Ba(NO3)2, K2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (các điệu kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ), hãy trình bày phường pháp hóa học nhận biết 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có). 2. Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dung dịch X. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl l,5M vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và 1,008 lít khí CO 2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m? Hết