Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4610
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD- ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BÌNH MINH MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016 – 2017 ( Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề ) Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài Câu 1. Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất? A. Lúng búng như ngậm hột thị. C. Ăn ốc nói mò. B. Nói nhăng nói quậy. D. Ăn không nói có. Câu 2. Từ “mắt” nào trong cấc câu sau đây không được dùng theo nghĩa gốc? A. Mắt là cơ quan thị giác của con người. B. Vùng trung tâm bão gọi là mắt bão. C. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. D. Mắt đen tròn, thương thương quá đi thôi. Câu 3. Ai là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí ? A. Kim Lân B. Nguyễn Thành Long C. Nguyễn Quang Sáng D. Huy Cận Câu 4. Hai câu thơ: “ Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về” được sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Hoán dụ D. Điệp từ Câu 5. Phần in đậm trong câu sau là thành phần gì của câu ? “ Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi” ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng ) A. Cảm thán B. Gọi-đáp C. Phụ chú D. Tình thái Câu 6. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả Nguyễn Duy gửi gắm qua bài “ Ánh trăng” ? A. Ăn cây nào rào cây ấy B. Gieo gió thì sẽ gặt bão C. Uống nước nhớ nguồn D. Tấc đất tấc vàng Câu 7. Câu thơ nào mang hàm ý? A. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng B. Đêm nay rừng hoang sương muối C. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương D. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Câu 8. Văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống khác văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ở điểm nào? A. Về sự vận dụng thao tác lập luận B. Về ngôn ngữ diễn đạt C. Về cấu trúc văn bản D. Về nội dung nghị luận Phần II : Tự luận ( 8 đ ) Câu 1. (3 đ) Viết một đoạn văn ngắn ( 10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh ham mê điện tử dẫn đến sao nhãng học tập ( Chú ý đánh số thứ tự câu). Câu 2. (5 đ) Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
  2. PHÒNG GD- ĐT NAM TRỰC ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BÌNH MINH MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016 – 2017 I. Trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B B A C C C D II. Tự luận Hình thức 0,5 1 Đúng đoạn văn, đủ số câu, lập luận chặt chẽ Nội dung 2,5 - Giới thiệu hiện tượng HS ham mê điện tử 0,25 - Nêu biểu hiện : Trò chơi phát triển mạnh, số lượng của hàng điện 0,5 tử nhiều, HS chơi ngày, chơi đêm - Tác hại: Ảnh hưởng sức khoẻ, bỏ học, học giảm sút, sinh ra thói 0,5 hư tật xấu, sóng trong thế giới ảo - Nguyên nhân: Tính hấp dẫn của trò chơi, bị bạn bè xấu lôi kéo, 0,5 gia đình quản lý chưa tốt - Phương hướng giải quyết : HS phải tự ý thức bản thân, gđ quản 0,5 lý con em, - Liên hệ 0,25 2 I. Mở bài 0,25 - Giới thiệu vài nét về tác giả - Giới thiệu vài nét về tác phẩm . II. Thân bài 4,5 + Nêu hoàn cảnh sống và làm việc của ATN 0,5 + Lòng say mê công vi ệc 1,5 - Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý đia cầu - Nhiệm vụ cụ thể là : đo gió, đo mưa - Anh luôn hoàn thành tốt công việc được giao - Anh yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc + Nếp sống đẹp, sự cởi mở chân thành, mến khách 1,0 - Cuộc sống riêng tư của anh - Trồng hoa - Nuôi gà - Đón tiếp mọi người chân thành + Thật thà, khiêm tốn 1,0 - Khi ông hoạ sĩ định vẽ chân dung anh , anh từ chối và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn - Cảm thấy còn thua ông bố vì anh chưa được đi bộ đội - + Đánh giá 0,5 - NT: Xây dựng tình huống truyện - ND: Ca ngợi những con người đang âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức mình cho Tổ quốc III. Kết bài 0,25 - Khái quát lại vấn đề - Liên hệ bản thân