Đề khảo sát học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Hạ Hòa (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 8130
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Hạ Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Hạ Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HẠ HÒA LỚP 9 NĂM HỌC 2018-2019 Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi có 05 trang 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm) Câu 1. Số tỉnh trực thuộc trung ương nước ta giáp biển là A. 25 B. 26 C. 27 D. 28 Câu 2. Vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến nên khí hậu nước ta có A. nền nhiệt độ cao B. sự phân mùa rõ rệt C. lượng mưa lớn D. Độ ẩm không khí cao Câu 3. Hướng tây bắc - đông nam ở nước ta thể hiện ở vùng núi A. tả ngạn sông Hồng đến Móng Cái B. Trường Sơn Nam và Tây Bắc C. Đông Bắc, Tây Bắc D. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc Câu 4. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở A. độ cao và hướng núi B. hướng nghiêng C. giá trị về kinh tế D. sự tác động của con người Câu 5. Đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta phân bố ở độ cao trung bình A. miền Bắc dưới 600 - 700 m; miền nam lên đến 900 - 1000 m. B. miền Bắc và miền Nam dưới 600 - 700 m đến 900 - 1000 m. C. miền Bắc dưới 900 - 1000 m; miền Nam 600 - 700 m. D. miền Bắc từ 600 - 700 m trở lên; miền Nam 900 - 1000 m trở lên. Câu 6. Đặc điểm khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta là A. nhiệt độ trung bình năm trên 250 C B. biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ C. biên độ nhiệt trung bình năm lớn 1
  2. D. phân chia thành hai mùa mưa và khô Câu 7. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam cho biết đảo nào sau đây không nằm trong vịnh Bắc Bộ của nước ta? A. Đảo Lý Sơn B. Đảo Cát Bà C. Đảo Cái Bầu D. Đảo Biển Sơn Câu 8. Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì A. biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật, khoáng sản B. nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng C. biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển D. việc giao lưu hợp tác với nước khác thông qua kinh tế biển ngày càng quan trọng Câu 9. Tất cả các sông trên lãnh thổ nước ta đều có đặc điểm A. trong năm chỉ có một thời kì nước lũ B. hướng chảy là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung C. thủy chế thay đổi theo mùa D. có giá trị về thủy điện Câu 10. Tốc độ bồi đắp phù sa của sông Cửu Long giảm đi chủ yếu là do? A. việc đắp đê ngăn lũ B. lưu lượng nước sông giảm C. xâm nhập mặn của thủy triều D. việc khai thác cát sỏi quá mức Câu 11. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. hình thành các vùng kinh tế động lực B. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm C. hình thành các khu vực tập trung cao về công nghiệp D. đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Câu 12. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam cho biết trung tâm công nghiệp Thái Nguyên ra đời và phát triển nhờ yếu tố chính là A. có vị trí địa lí thuận lợi B. gắn với nguồn tài nguyên than, sắt C. có dân số đông lao động dồi dào D. có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tốt Câu 13. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam cho biết tuyến công nghiệp Hà Nội - Việt Trì - Lâm Thao gắn với tuyến giao thông huyết mạch nào? A. Quốc lộ 1A B. Quốc lộ 2 C. Quốc lộ 3 D. Quốc lộ 5 2
  3. Câu 14. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2015 Năm Diện tích (Nghìn ha) Sản lương (Nghìn tấn) 2000 7 666,3 32 529,5 2005 7 329,2 35 832,9 2015 7 830,6 45 105,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016) Dựa vào bảng trên, cho biết năng suất lúa cả năm của nước ta vào năm 2015 là A. 5,76 tạ/ha B. 57,6 tạ /ha C. 6,57 tạ/ha D. 65,7 tạ/ha Câu 15. Về phương diện du lịch, nước ta được chia thành A. 3 vùng B. 4 vùng C. 5 vùng D. 6 vùng Câu 16. Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại ở nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên Câu 17. Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta vì A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời B. nền nông nghiệp trồng lúa nước cần nhiều lao động C. có nhiều đô thị lớn và cơ sở hạ tầng tốt D. tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta Câu 18. Thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ là A. phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện B. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới có cả sản phẩm cận nhiệt đới C. phát triển lâm nghiệp, kể cả khai thác rừng và trồng rừng D. phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch Câu 19. Ở vùng Bắc Trung Bộ, cà phê được trồng nhiều ở 3
  4. A. Nghệ An, Quảng Trị B. Quảng Bình, Quảng Trị C. Thanh Hóa, Nghệ An D. Nghệ An, Hà Tĩnh Câu 20. Ý nghĩa của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Tăng vai trò chung chuyển, nối các tỉnh miền Bắc với miền Nam B. Đẩy mạnh giao lưu với Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh C. Tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho phân sự công lao động mới D. Hình thành các khu kinh tế cảng biển II. PHẦN TỰ LUẬN (12 ĐIỂM) Câu 1. (2 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học 1. Chứng minh rằng quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra với tốc độ nhanh nhưng trình độ còn thấp? 2. Nêu các đô thị lớn nhất của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ về phân cấp đô thị? Câu 2. (3 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học 1. Chứng minh rằng ngành công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng và đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực? 2. Vì sao Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh là hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta? Câu 3. (3,5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học 1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? 2. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng đồng bằng sông Hồng. Câu 4. (3,5 điểm) Cho Bảng số liệu TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1979-2016 0 (Đơn vị: /00) Năm 1979 1989 1999 2009 2016 Tỉ suất sinh 32,5 31,3 19,6 17,6 16,0 4
  5. Tỉ suất tử 7,2 8,4 5,6 6,8 6,3 1. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979-2016? 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979-2016? 3. Qua biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích? 5
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN 2018-2019 I. TRẮC NGHIỆM (8 ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp D A D A A A,B,D A D C B án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A B B B A C A,B,C A,B,D A C án II. TỰ LUẬN (12 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm 1 1. Chứng minh rằng quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra với tốc độ nhanh nhưng trình độ còn thấp a. Tốc độ ĐTH nhanh: - Số dân thành thị liên tục tăng (DC .) 0,25 - Tỉ lệ dân thành thị tăng (DC ) 0,25 - Các đô thị ra tăng về cả quy mô và số lượng đô thị (DC ) 0,25 b. Trình độ ĐTH còn thấp: - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp (DC ) 0,25 - Đô thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ ít đô thị lớn (DC ) 0,25 - Cơ sở hạ tầng đô thị chưa phát triển mạnh (DC ) 0,25 2. Các đô thị lớn nhất của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ về phân cấp đô thị - Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long (đô thị cấp 2) 0,5 2 1. Chứng minh rằng ngành công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng và đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực a. Công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng - Có 29 ngành, thuộc 3 nhóm ngành: 0,5 + CN chế biến + CN khai thác 0,25 + CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt nước 0,25 b. Đang chuyển dịch theo hướng tích cực: - Tỉ trọng ngành CN tăng trong cơ cấu kinh tế (DC .) 0,25 - CN chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (DC ) 6
  7. - Xây dựng được các ngành kinh tế trọng điểm (DC ) 0,25 - Trong cơ cấu ngành: CN chế biến chiếm tỉ trọng ngày càng cao, CN khai thác giảm - Trong nội bộ từng ngành: Chú trọng các sản phẩm CN có chất 0,25 lượng cao. 2. Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh là hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta vì - Đều có đầy đủ các loại hình giao thông (DC ) 0,25 - Vai trò: Đều là các đô thị có vai trò quan trọng hàng đầu (Hà Nội 0,25 là thủ đô cả nước, TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước ) 0,25 - Đều là các đô thị lớn có quy mô dân số đông nhất cả nước (DC ) - Là các TT kinh tế, công nghiệp, dịch vụ hàng đầu cả nước, có cơ 0,25 sở hạ tầng vật chất kĩ thuật hàng đầu cả nước 0,25 - Thu hút vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước 3 1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ a. Khả năng * Thuận lợi - Địa hình đồi núi cao nguyên, tài nguyến đất đa dạng (DC ). - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hóa theo 0,25 độ cao, nguồn nước dồi dào - Dân cư: Giàu kinh nghiệm, cơ sở chế biến đang được phát triển 0,25 - Khả năng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất còn rất lớn * Khó khăn - Bất lợi về thời tiết, thiếu nước về mùa đông 0,25 - Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản chưa phát triển b. Hiện trạng 0,25 - Cây chè + có diện tích, sản lượng lớn nhất cả nước (DC ), phân bố khắp các tỉnh (DC ); thương hiệu chè nổi tiếng: Tân Cương (Thái 0,25 Nguyên), 0,25 - Thuốc lá, cây ăn quả, dược liệu (DC ) - Rau ôn đới: su hào, bắp cải, súp lơ sản xuất hạt rau giống, hoa xuất khẩu Sa Pa, ngoài ra Lạng Sơn, Mộc Châu 2. Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng đồng bằng sông Hồng vì 0,25 - Vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh 7
  8. tế-xã hội của đất nước (DC ) 0,25 - Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về thiên nhiên, kinh tế xã hội 0,25 (DC ). 0,25 - Đông dân, mật độ dân số cao, áp lực về vấn đề việc làm, chất 0,25 lượng cuộc sống - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm (DC ) 0,25 - Chuyển dịch là xu thế tất yếu phù hợp với xu thế chung của đất 0,25 nước và thời đại nhằm khai thác các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế 0,25 xã hội của vùng. 4 1.Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979- 2016 Bảng số liệu: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 0 1979-2016 ( /00) Năm 1979 1989 1999 2009 2016 Tỉ suất 2,53 2,29 1,40 1,08 0,97 GTTN 0,5 2. Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ đường, kết hợp khoanh vùng lựa chọn (vẽ biểu đồ 1,5 khác không cho điểm) - Các trục đứng và trục ngang có đầy đủ tên tiêu mục, chia đơn vị hợp lí, chính xác, có tên biểu đồ, chú thích (thiếu 1 trong các yếu tố trừ 0,25 điểm) 3. Nhận xét - Tỉ suất sinh nước ta cao, nhưng giảm nhanh (DC ) 0,25 - Tỉ suất tử thấp và giảm chậm hơn và không ổn định (DC ) 0,25 - Tỉ suất GTTN giảm liên tục (DC ) 0,25 Giải thích: - TSS giảm: Do việc thực hiện tốt chính sách dân số KHHGD, 0,25 nhận thức của người dân về vấn đề dân số ngày càng tốt hơn. - TST thấp do chất lượng cuộc sống nâng cao, kinh tế xã hội phát 0,25 triển, tuổi thọ tăng, thành tựu của khoa học kĩ thuật y tế phát triển 0,25 - Tỉ suất GTTN: giảm do tỉ suất sinh giảm mạnh hơn tỉ suất tử 8