Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Bài số 4) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lương Thế Vinh (Có đáp án)

docx 9 trang thaodu 4601
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Bài số 4) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lương Thế Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_bai_so_4_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Bài số 4) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lương Thế Vinh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2018- 2019 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: NGỮ VĂN 8 (Bài số 4) Ngày thi : 31/1/12019 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1:( 6 điểm) “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Từ thông điệp trên, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) bàn về vai trò ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người. Câu 2:( 14 điểm) “Thơ ca chính là tâm hồn con người.” (M.Gorki) Qua bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Hết Họ và tên thí sinh: .Số báo danh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KS SỐ 4 HSG VĂN 8 1.Giaỉ thích. 0,5 + Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp. + Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống. + Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để. + Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích. + Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển
  3. => Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không thể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống. 2. Bình luận *. Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống - Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình thương yêu. - - Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ 1,5 và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ. - Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được điều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn và ích kỉ, xấu xa) và cho người khác. - Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, chia sẻ; sự bao dung, Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người. *Bình luận . Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mực tin yêu cuộ sống vừa tỉnh táo, sâu sắc. + Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người 0,5 như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh. + Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc. 3.Bài học. 0,5 - Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi con người biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh -Hãy yêu thương người khác . Đó là cách chăm sóc khu vườn tâm hồn của mỗi người. CÂU 2: Néi dung cÇn ®¹t BiÓu ®iÓm
  4. - Giới thiệu chung về bài thơ và giá trị hai bài thơ. 1,0 đ - Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ: (Cảm nhận từ nghệ thuật đến nội dung, đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời để thấy rõ giá trị). 1. Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu: - Hoàn cảnh sáng tác: 7/1939, tại nhà lao Thừa Phủ, khi nhà thơ còn rất trẻ. 0,5 đ - Bức tranh thiên nhiên: Mùa hè quê hương tươi vui, khoáng đạt, được cảm nhận bằng các giác quan + trí tượng tượng phong phú của nhà thơ. (Phân tích từ ngữ, hình ảnh thơ, các biện háp tu từ để làm nổi bật được luận điểm này) 1,0 đ - Vẻ đẹp tâm hồn: + Yêu thiên nhiên, cuộc sống bên ngoài nhà tù. 1,0 đ + Sự ngột ngạt, uất hận, khao khát được "tháo cũi sổ lồng" khát khao tự do, yêu cuộc sống. 2. Ngắm trăng của tác giả Hồ Chí Minh: - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1942 - 1943, trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. - Bức tranh thiên nhiên: 0,5 điểm + Vẻ đẹp của trăng qua tâm trạng bối rối, xúc động đầy chất nghệ sĩ của người tù. (Đối thử lương tiêu nại nhược hà? - Trước cảnh đẹp đêm nay ta biết làm gì đây?) + Vẻ đẹp đêm trăng làm người tù phút chốc quên đi những thiếu 0,5 điểm thốn vật chất, cực khổ của cảnh tù đầy. - Vẻ đẹp tâm hồn: 0,5 điểm Cảnh ngắm trăng trong tù, người tù vượt qua những chấn song sắt tàn bạo của cửa sổ nhà tù để đến với trăng, người và trăng như đôi bạn tri âm, tri kỉ tâm hồn người nghệ sĩ yêu thiên nhiên, khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng Chất thép trong tâm hồn người nghệ sĩ 1,0 điể 3. So sánh, nhận xét, đánh giá: - Điểm chung:
  5. + Hai bài thơ đều được sáng tác trong tù, các tác giả là người hoạt động cách mạng (nhà thơ - chiến sĩ cách mạng) 1,0 điểm + Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn con người. - Điểm riêng: + Khi con tu hú - Tố Hữu: Đó là tình yêu quê hương - xứ Huế, lòng khát khao tự do được thể hiện bằng nghệ thuật dùng từ, tả cảnh, tả tâm trạng và viết bằng thể thơ lục bát. 1,0 điểm + Ngắm trăng - Hồ Chí Minh: Đó là thiên nhiên nơi đất khách, thể hiện chất thép trong tâm hồn của người chí sĩ cách mạng, với thể thơ tứ tuyệt Đường luật và được viết bằng chữ Hán - Đánh giá: Bức tranh thiên nhiên sống động, tâm hồn phong phú cao đẹp của những thi sĩ - chiến sĩ cách mnạg trong hai bài thơ đem lại cho 1,0 điểm người đọc sự hiểu biết, cảm xúc thẩm mĩ, giá trị đích thực của thơ ca dân tộc 1,0 điểm Cách 2: Câu 3.( 6 điểm) Mở bài. ( 0,5 điểm) Học sinh cần giới thiệu được : Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm và khẳng định được đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung. Thân bài. ( 4,5 điểm) Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người tù cách mạng qua hai bài thơ như sau: * Tình yêu thiên nhiên đất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp. + Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng đạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng . Khi con tu hú gọi bầy tầng không + Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người bạn tri âm với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’.
  6. d/c1: Ngục trung vô tửu . nại nhược hà? d/2: Người ngắm ngắm nhà thơ * Vẻ đẹp thứ hai đó là vẻ đẹp của ý chí nghị lực phi thường ,khát vọng tự do mãnh liệt - Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn “vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng còn dang dở. Vượt qua mọi khó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìm về với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con đường vinh quang. +Với Hồ Chí Minh , bài thơ Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần Là ý chí thép của người CSCM . Người quên đi những đọa đày nơi tù ngục để có một cuộc ngắm trăng trọn vẹn + Với Tố Hữu : Song sắt nhà tù không ngăn được tâm hồn người CSCM tìm đến với thiên nhiên + Người tù khát khao hành động để giành lấy cuộc sống tự do: Ta nghe hè dậy bên lòng cứ kêu Kết bài (0,5 điểm) Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm hồn của họ luôn là hình ảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ. * Trình bày sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy Lưu ý: - Học sinh có thể gộp ý thứ hai và ý thứ ba làm một .Người chấm có thể linh hoạt để cho điểm sao cho phù hợp. - Để làm sáng tỏ mỗi ý học sinh phải trích dẫn được những câu thơ đặc sắc trong từng bài thơ. - Tuỳ theo nội dung ,khả năng trình bày,diễn đạt,ngữ pháp,chính tả .mà trừ điểm học sinh . Bình luận câu danh ngôn sau: “con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được” (Victor Hugo). Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát. Con nước trôi cho dòng sông thêm êm đềm. Trời trong xanh cho đồi thông thêm lộng gió. Tình yêu làm cho con người hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời làm cho hoa tỏa ngát hương. Quả thật,
  7. không có gió thì đồi thông chẳng vi vu. Không có con nước thì dòng sông sao mệt mỏi. Không có phù sa đồng lúa trở nên lụi tàn. Không có hạt nắng cuộc đời hoa sẽ héo úa. Không có tình yêu thì cuộc sống con người là cô đơn. Ngay cả vạn vật trong trời đất cũng cần đến nhau cho chúng thêm đẹp để đi vào thi ca. Cái này bổ túc cho cái kia mới làm cho chúng thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, văn hào người Pháp Victor Hugo đã nói: “con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Vậy chúng ta hiểu câu nói này thế nào? Tại sao con người lại cần đến tình thương như vườn hoa cần hạt nắng? Con người từ cổ chí kim cho tới hôm nay, từ tạo thiên lập đại cho tới giờ phút này luôn cần đến tình thương. Có thể nói rằng: tình thương la một huyền nhiệm, tay không thể sờ, lưỡi không thể nếm, mũi không thể ngửi, tai không thể nghe nhưng chỉ cảm nhận được bằng con tim. Tình thương còn là lòng trắc ẩn, xuất phát từ trong thâm tâm của con người, hay còn gọi là bản năng như Mạnh Tử đã nói “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Tình thương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu khác hơn tình thương của thầy cô dành cho học sinh. Tình thương của những bậc sinh thành dành cho con cái đó là thứ tình thương vô vị lợi, không phai tàn cùng tháng năm. Cảm giác của ta khi nghe tin người thân gặp chuyện không may thường rất bối rối và âu lo, còn cảm giác khi ta hay tin bạn hữu gặp chuyện chẳng lành nó sẽ ở mức độ thấp hơn và không bị chi phối mạnh trong trong cuộc sống. Vì thế, dù ở cấp độ nào thì tình thương là nhu cầu của cuộc sống, tình thương hiện hữu ở khắp nơi. Ai đó đã nói: “tình thương là sức mạnh vô biên, là điều quý giá nhất trong cuộc đời”. Một gia đình ngập tràn yêu thương sẽ là chốn bình yên để ta nương náu lúc gặp mệt mỏi trong cuộc sống. Một mái nhà đầm ấm là nơi để ta quay về lúc gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời. Những giá trị mà tình thương mang lại thì vô cùng lớn lao. Có vẻ như xã hội càng phát triển thì con người càng người có xu hướng hưởng thụ, con người càng hiện đại thì càng trở nên vô cảm với những người xung quanh. Người ta có thể dễ dàng bỏ ra một số tiền lớn hầu mong nổi tiếng nhằm thỏa mãn cho những nhu cầu dục vọng, nhưng khó có thể bỏ ra một số tiền nhỏ để giúp đỡ những người cơ nhỡ dọc đường. Có vẻ như con người ngày nay xem những giá trị nơi thân xác hơn những giá trị tinh thần. Thử hỏi niềm vui của thỏa mãn những nhu cầu dục vọng và niềm vui của sự trao ban thì niềm vui nào có giá trị và kéo dài lâu hơn? Chắc chắn chúng ta sẽ trả lời niềm vui của sự trao tặng. Vì thứ niềm vu này mới đích thực. Nó xuất phát từ con tim là lòng tự nguyện và nó sẽ là động lực để giúp ta sống. Còn thứ niềm vui của sự hưởng thụ nơi thân xác nó sẽ chóng qua và tạo nên một nỗi ân hận về sau. Trong thế kỷ 20 nhắc tới Hit-le và trong thế kỷ 21 Bill Gates thì ai cũng biết. Ở một mức độ nào đó chúng ta sẽ khắng định Hit-le là người không có tình thương, còn Bill Gates là người giàu lòng trắc ẩn. Điều này được thể hiện ở những gì mà họ đã để lại cho thế giới. Nếu Hit-le đã để lại cho thế giới những nhà tù và sự căm phẫn của con người ngày nay vì ông đã giết hàng triệu người vô tội ở những thập niên nửa đầu thế kỷ 20, còn nhắc tới Bill Gate ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục ý chí cũng như lòng nhân ái của ông. Thay vì xây những nhà tù như Hitler thì ông xây hàng loạt bệnh viện và trường học, thay vì giết người hàng loạt thì ông giúp đỡ
  8. vô số người. Qua đó chúng ta có thể thấy một người có lòng nhân ái bao giờ cũng để lại cho hậu thế sự ngưỡng mộ. Ngược lại thiếu đi lòng trắc ẩn bao giờ cũng làm cho thế hệ sau giận dữ. Nếu gọi cuộc sống là một bức tranh thì bức tranh này tạo nên bởi vô số thành phần. Mỗi thành phần là những đường khâu sợi chỉ, hình dáng, màu sắc, kích cỡ được tham gia vào để tạo nên bức tranh cuộc sống. Hiểu theo chiều hướng này thì những bông hoa không thể thiếu trong cuộc sống. Ngày lễ tình nhân, ngày lễ cưới, ngày quốc tế phụ nữ, ngày nhà giáo người ta hay tặng hoa cho nhau để nói lên tình thương cũng như lòng tri ân. Hành động này thể hiện sự quý mến giữa người với người và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để có được những bó hoa thắm tươi là cả một quá trình gian nan. Người làm vườn phải lựa chọn hạt giống tốt nhất, chờ tới mùa mới gieo xuống đất, phải cày sâu, cuốc bẫm cùng cầu mong cho “thiên thời, địa lợi”. Trải qua ngày tháng cây hoa mới mọc lên rồi chờ những nụ nhú ra từ những nhánh cây rồi mới có những bông hoa. Nhưng ánh sáng mặt trời mới là yếu tố quyết định cho vườn hoa rực thắm. Nếu gặp những ngày nắng thì vườn hoa sẽ có giá, còn gặp những ngày mây đen thì nét u buồn lại hiện về trên khuôn mặt người làm vườn, vì tới ngày thu hoạch mà cứ thiếu nắng, tới những ngày lễ mà cánh hoa chẳng chịu bung ra. Nếu không có ánh nắng thì vườn hoa sẽ không nở và những ngày lễ sẽ qua đi. Qua đó chúng ta thấy, ánh nắng là yêu tố quyết định cho vườn hoa nở đúng thời kỳ, vì qua quá trình quang hợp mà những hạt nắng tinh nghịch xuyên qua những cánh hoa mỏng manh nhằm quyến rũ và kích thích bản năng rực rỡ trong chúng trỗi dậy. Được yêu thương và có người để thương yêu là điều may mắn mà con người có được. Được nhận những bó hoa tươi thắm, gửi gắm bao tình thương trong đó là điều quý giá mà ai cũng trân trọng. Một điều không ai phủ nhận là tình thương sẽ mang tới cho con người nhiều giá trị, như ánh nắng làm cho vườn hoa thêm thắm tươi. Quả thật, khi nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, người ta có những quan niệm khó hiểu nổi. Họ cho rằng: “ai thương tôi thì tôi thương lại”, theo nghĩa này thì tình thương có vể như mang tính đổi chác như một món hàng không hơn, không kém. Cha mẹ mang nặng, để đau nuôi con ăn học thành tài, vậy mà tới lúc “gần đất xa trời” con cái chỉ đưa cho cha mẹ một số tiền coi như đã trả xong chữ “hiếu”. Tình thương như thế thấy sao sòng phẳng quá. Có những người được người khác dạy dỗ, nâng đỡ lúc thành công cứ tưởng mua những món quà thật đắt tiền đi tặng những người mình mang ơn như thế coi như đã trả nghĩa xong. Thà rằng đừng tặng quà, đừng đưa tiền, đừng đòi lại tình thương mình đã trao đi chắc chắn sẽ tốt hơn, vì ít ra vẫn còn giữ được chút tình thân và những người kia sẽ đỡ xót xa. Nguyên nhân của những nỗi xót xa này đến từ việc con người ngày nay quá chú trọng đến những nhu cầu hưởng thụ bản thân. Do đó, con người ngày nay cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất những giá trị mà tình thương mang lại. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời mới là có hạnh phúc, nhưng nào ngờ những thứ đó sẽ không làm cho họ cảm thấy thỏa mãn vì thực tế ngày hôm nay, người ta có thể lên mặt trăng những khó có thể bước sang nhà bên cạnh. Có nhiều bằng cấp nhưng lại không có kiến thức. có nhiều thuốc men nhưng lại có nhiều bện tật hơn. Có nhiều món ăn nhưng lại ít chất bổ dưỡng Cũng giống như vườn hoa, ngày nay người ta có
  9. thể lai tạo nhiều thứ hoa đẹp nhưng nó lại không tỏa ngát hương. Người ta có thể trồng hoa trong các nhà kính mà không cần ánh nắng mặn trời nhưng bông hoa không thể rực rỡ và duyên dáng như một bông hoa tự nhiên được sự quan tâm của ánh nắng mặt trời. Tóm lại, con người văn minh đến đâu thì cuộc sống con người vẫn luôn cần đến tình thương. Khoa học dù phát triển tới mức nào thì vườn hoa cũng không thể thiếu ánh nắng của mặt trời. Vì tình thương là nền tảng của cuộc sống con người, giúp cho con người bớt đi những nỗi cô đơn, và sức mạnh làm cho con người vượt qua những khó khăn. Vườn hoa không có ánh mặt trời sẽ u sầu lắm, không có bướm dập dờn, không có ong tới tìm mật. Cũng thế, không có tình thương con người chi như một cái máy biết đi, biết nói, không có tình thương con người trở nên lạc lõng trong cuộc sống. Vì thế, dù câu nói của Victor Hugo đã trải qua hơn hơn một thế kỷ, nhưng khi đem ra để trải đều trong cuộc sống thì nó vẫn luôn đúng và thiết nghĩ nó sẽ trường tồn với thới gian. Không có tình thương thì cuộc sống nặng nề lắm, vườn hoa không có ánh nắng mặt trời nhìn héo tàn biết bao. Nếu vườn hoa tượng trưng cho cộng đồng nhân loại thì tình thương và ánh mặt trời là quà tặng, ân ban một cách công bằng và nhưng không cho hết thảy mọi người. Điều quan trọng là mỗi người có biết mở lòng ra để đón nhận quà tặng này không. Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi. Nhưng tất cả đều có một mục đích là mang đến cho con người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn hay không muốn , xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại tới mức nào thì tình thương vẫn luôn tồn tại và con người luôn cần đến. Như ánh mặt trời làm cho vườn hoa thêm đẹp, hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi. Không có hạt nắng vườn hoa sẽ tàn úa, không có tình mến thì con người chỉ làn ngục tù cho nhau. Do vậy, dù sống ở thời đại nào, thái độ của con người biết trao ban tình thương là điều cần thiết. Viết Lan