Đề khảo sát rèn kĩ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Bắc Giang (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 7340
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát rèn kĩ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Bắc Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_ren_ki_nang_lam_bai_thi_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_v.doc

Nội dung text: Đề khảo sát rèn kĩ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Bắc Giang (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: Ngữ văn lớp 8 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài 90 phút Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. [ ] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở [ ] Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. (Theo Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở, thương đồng bào, Nxb Kim Đồng 2018, tr 83,85) 1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì? 2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét. 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn). 4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì? Phần II: Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (10 đến 12 câu) theo lối diễn dịch triển khai câu chủ đề Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Câu 2 (5,0 điểm). Giới thiệu về ngày tết cổ truyền Việt Nam. HẾT
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ BẮC GIANG BÀI KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2018-2019 HDC ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: Ngữ văn 8 (Bản hướng dẫn chấm có 2 trang) Câu ý Nội dung Điểm - Mức tối đa: 0.5 1 + Học sinh xác định đúng kiểu câu nghi vấn. - Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0 - Mức tối đa: HS xác định được 0.5 + Dấu hiệu hình thức: từ để hỏi Làm sao. + Chức năng: Bộc lộ cảm xúc. 2 - Mức chưa tối đa: Hs xác định được dấu hiệu hình thức nhưng 0.25 không xác định (hoặc xác định không đúng) chức năng của câu (hoặc ngược lại). - Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0 I - Mức tối đa: Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn 1.0 mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề 3 phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt. - Mức chưa tối đa: Hs nêu được tác dụng nhưng lời văn diễn đạt 0.5 còn lủng củng. - Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0 - Mức tối đa: HS nêu được thông điệp gửi gắm trong đoạn văn. 1.0 Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị 4 “thiểu năng” vì sự vô cảm. - Mức không đạt: Hs không nêu được vấn đề hoặc không làm. 0 Viết đoạn văn triển khai câu chủ đề - Mức tối đa: 1 + Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch; đảm 0.25 bảo dung lượng đoạn văn. II + Về nội dung: HS có thể triển khai ý theo nhiều cách song về cơ 1,75 bản nêu được những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống vô cảm. - Mức chưa tối đa: Hs viết đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 1,0 nhưng nội dung còn sơ sài, chưa phát triển ý câu chủ đề một cách sâu sắc (và ngược lại). - Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0 Giới thiệu một phong tục tết cổ truyền. a. Yêu cầu về kỹ năng: 0,5 - Xác định đúng kiểu bài: Thuyết minh. - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. - Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
  3. - Nội dung thuyết minh ấn tượng, lời văn diễn đạt khách quan, chính xác, ngôn ngữ trong sáng. b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp ý theo nhiều cách 4,0 nhưng về cơ bản, cần nêu được nét đẹp trong đặc điểm, ý nghĩa phong tục ngày tết. Dưới đây là một số nội dung định hướng chấm bài: * Mở bài: - Giới thiệu về ngày tết cổ truyền dân tộc. * Thân bài: - Khái quát ý nghĩa ngày tết cổ truyền đối với người đân Việt. - Không khí chuẩn bị những ngày trước tết. - Những phong tục đẹp ngày tết. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị văn hóa lâu bền của ngày tết cổ truyền Việt Nam. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thông tin thuyết minh khách 0.5 quan, chính xác, hấp dẫn; chuyển đoạn chuyển ý nhịp nhàng. II d. Biểu điểm: 2 - Mức tối đa: Trình bày bố cục rõ ràng; nội dung thuyết minh 4,0 chính xác, khách quan, cuốn hút; không mắc lỗi chính tả; biết ngắt, chuyển đoạn, trình bày đoạn văn hợp lí; đảm bảo tốt các yêu cầu của bài. - - Mức chưa tối đa: 3,0 + Bài làm khá: Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. + Bài làm trung bình: Biết cách làm văn thuyết minh, tuy nhiên chưa khai thác hết các yêu cầu của bài; chữ viết dễ đọc; mắc 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. + Bài làm yếu: Diễn đạt vụng, thông tin thuyết minh chưa chính xác, còn mang tính chủ quan, lời văn rời rạc, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt. - Mức không đạt: 1,0 + Chỉ viết vài dòng, viết lạc đề, hoặc bỏ giấy trắng.