Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Lịch sử 7 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Lịch sử 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_lich_su_7_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Lịch sử 7 (Có đáp án)
- TIẾT 59 LÀM BÀI KIỂM TRA (1 TIẾT) 1. Mục tiêu kiểm tra: a) Về kiến thức: - Kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản ở các chủ đề: trong chương IV, V. - Thông qua bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, nhằm điều chỉnh quá trình giảng dạy, học tập của học sinh và giáo viên. b) Về kĩ năng: - Hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích nhận định, đánh giá nhân vật lịch sử, sự kiên lịch sử. - Củng cố việc thực hiện bài kiểm tra theo phương pháp mới với các dạng bài trắc nghiệm. c) Về thái độ: - Nghiêm túc làm bài kiểm tra. - Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước. 2. Nội dung đề: a) Hình thức kiểm tra: TNKQ + Tự luận b) Ma trận đề:
- Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề Nêu cảm Hiểu nghĩ bản nguyên thân về Biết mốc thời nhân 1. Cuộc giữ gìn và gian,diển biến thắng lợi khởi nghĩa phát huy cuộc khởi nghĩa và ý nghĩa Lam Sơn những Lam sơn lịch sử (1418-1427) truyền cuộc khởi thống tốt nghĩa đẹp dân Lam Sơn tộc Số câu 2 0.5 0.5 Số điểm 0.8 2 1 Tỉ lệ % 8% 20% 10% Hiểu sự tiến So sánh bộ của luật bộ máy 2. Nước Đại Hồng Đức nhà nước Việt thời Lê Biết tên bộ luật thời Lê sơ thời Lê sơ (1428- thời sơ sơ với lý 1527) –Trần Số câu 1 1 1 TổSố điểm 0.4 0.4 0.4
- Tỉ lệ % 4% 4% 4% Biết tình Nhận xét hình nông sự khác Biết tên các địa nghiệp nước nhau giữa 3. Kinh tế, danh ở nước ta ta thế kỷ nền nông văn hóa thế thế kỷ XVI- XVI-XVIII nghiệp ở kỉ XVI- XVIII Đàng XVIII trong và Đàng ngoài Số câu 1 0.5 0.5 Số điểm 0.4 2 1 Tỉ lệ % 4% 20% 10% -Biết các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Đàng trong -Biết Căn cứ Hiểu vì sao 4. Phong nghĩa quân Tây Nguyễn trào Tây Sơn Nhạc hòa Sơn -Biết thời gian với quân chính quyền họ Trịnh Nguyễn bị lật đổ Số câu 3 0.5 1 Số điểm 1.2 2 0.4
- Tỉ lệ % 12% 20% 4% TS câu 7.5 3 1 0.5 12 TS điểm 4.8 3.8 0.4 1 10 Tỉ lệ% 48% 38% 4% 10% 100%
- I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào? A. 7-2-1418 B. 7-3-1418 C. 2-7-1418 D. 3-7-1418 Câu 2: Lê Lai người dân tộc nào? Quê ở đâu? A. Dân tộc Tày, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa). B. Dân tộc Nùng, quê ở Lũng nhai, Thanh Hóa. C. Dân tộc Kinh, quê ở Lam Sơn, Thanh Hóa. D. Dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Câu 3: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Thái Tông Câu 4: Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào? A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc. B. Khuyến khích sản xuất. C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản. Câu 5. Thế kỉ XVII, “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị nào ở nước ta? A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thăng Long (Hà Nội) C. Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế) D. Hội An (Quảng Nam). Câu 6: Chiều chiều én liệng Truông Mây, Cảm thương chú Lía bị vây trong thành” Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong? A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát C. Khởi nghĩa chàng Lía D. Khởi nghĩa Tây Sơ Câu 7: Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê so với thời Trần? A. Các tầng lớp quý tộc chia nhau nắm giữ chính quyền ở trung ương và địa phương B. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, tập quyền hơn C. Vua đứng đầu triều đình và đặt ra các chức quan văn, võ giúp việc cho vua D. Vua và các tướng lĩnh thân cận nắm giữ chính quyền ở trung ương và địa phương Câu 8: Căn cứ Tây Sơn thượng đạo nay thuộc vùng nào? A. Đèo Măng – Gia Lai. B. Tây Sơn – Bình Định. C. An Lão – Ninh Bình D. An Khê – Gia Lai. Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ? A. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777 B. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân Câu 10: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh? A. Do đề nghị của chúa Trịnh B. Do Tây Sơn đang ở thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn C. Do chúa Nguyễn bắt tay với chúa Trịnh chống Tây Sơn
- D. Do lực lượng của chúa Trịnh quá mạnh II. TỰ LUẬN (6 đ) Câu 1. (3 điểm)Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? ( 1418-1427)? Là học sinh em sẽ làm gì để giữ gìn truyền thống yêu nước,tinh thần đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc? Câu 2. (3 điểm) Trình bày tình hình nông nghiệp nước ta thế kỷ XVI-XVIII? Nhận xét ? 3. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM. A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B C B C B D A B B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm -Nguyên nhân thắng lợi: 0.5 + Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do. + Tất cả cá tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, 0.5 ủng hộ nghĩa quân. 0.5 + Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ 1 huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Ý nghĩa lịch sử: 0.5 + Cuộc KN Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh. + Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ. 1.0 * Liên hệ bản thân, tùy theo mức độ vân dụng GV cho điểm Tình hình Nông nghiệp thế kỳXVI-XVIII: +Đàng ngoài: sx nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng 1.0 -Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm thủy lợi ,khai hoang. -Ruộng đất công bị cường hào cầm bán. Hậu quả: ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém, nhân dân cực khổ. 2 + Đàng trong: nông nghiệp được chú trọng 1.0 -Khuyến khích khai hoang -Cấp nông cụ,lương ăn -Lập thành làng ấp mới =>hình thành tầng lớp địa chủ * Nhận xét: +Đàng ngoài : nông nghiệp trì trệ, nhân dân cực khổ 0.5 + Đàng trong: nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn
- định. 0.5