Đề kiểm tra 1 tiết lần 3 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 1718 - Trường THPT Cưmgar

doc 2 trang thaodu 3550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lần 3 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 1718 - Trường THPT Cưmgar", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_lan_3_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_1718_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết lần 3 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 1718 - Trường THPT Cưmgar

  1. KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA 11 LẦN 3 MÔN hóa học – Khối lớp 11 TRƯỜNG THPT CƯMGAR Thời gian làm bài : 45 phút TỔ HÓA HỌC (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 02 trang) Cho H=1,O=16,C=12,Br=80 ,Cl=35,5 ,Ag=108 Mã đề 1718 Câu 1. Cho hỗn hợp gồm CH4 và C2H4 đi qua dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là 24 gam. Thể tích khí etilen (ở đktc) có trong hỗn hợp đầu là : A. 3,36 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. Câu 2. Khi đốt cháy hoàn toàn một anken bất kỳ thì tạo ra A. số mol CO2 bằng số mol H2O. B. Số mol H2O lớn hơn số mol CO2. C. Không xác định được. D. số mol CO2 lớn hơn số mol H2O. Câu 3. chất nào sau đây có 1 liên kết đôi? A. Ankin. B. Anken. C. Ankađien. D. Ankan. 0c Câu 4. Hiđrocacbon nào không tham gia phản ứng cộng với H2 xúc tác Ni, t . A. Anken B. Ankan C. Ankin D. Ankađien Câu 5. Công thức phân tử tổng quát của Anken là A. . CnH2n (n≥2). B. CnH2n+2 (n≥1). C. CnH2n-2 (n≥3). D. CnH2n+1 (n≥1). Câu 6. Cho 4,2g một anken X phản ứng hoàn toàn với 16g brôm. Công thức phân tử của X là A. C4H8 B. C5H10 C. C3H6 D. C2H4 Câu 7. Cho 2,7 gam ankin A phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,05 gam kết tủa. Tên của A làA. propin B. hex-1-in C. pent-1-in D. but-1-in Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 ,C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O. m có giá trị là A. 4 B. 2 C. 6. D. 8 Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH≡CH + H2 ( xúc tác Pd/PbCO3) → X. Vậy X là A. Etilen B. Etin C. Metan D. Etan Câu 10. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ? A. 2 đồng phân B. 3 đồng phân. C. 4 đồng phân. D. 5 đồng phân. Câu 11. Cho CH3 –CH3 tác dụng với dung dịch Cl2 , theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Sản phẩm hữu cơ thu được là A. CH2Cl –CH2Cl B. CH3 –CH2Cl C. CH3 –Cl D. . CH3 –CHCl2 Câu 12. tên gọi của CH3-CH3 là A. Etan B. Etin C. Eten D. Etilen Câu 13. chất nào sau đây là ankin A. CH2 = CH2 B. CH3-CH3 C. CH≡ CH D. CH3-CH2 –CH3 Câu 14. Cho các chất : (1) CH2 =CH2 ; (2) CH3 –CH3 ; (3) CH2=CH-CH=CH2 . Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. (1) , (3). B. (2) , (3). C. . (1) , (2), (3). D. (1) , (2). Câu 15. Phản ứng đặc trưng của ankan là A. Phản ứng trao đổi ion. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng cộng. Câu 16. Khi cho CH3 -CH2 -CH=CH2 tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ? A. CH3-CH2 –CH2-CH2Br. B. CH3-CH2-CHBr-CH3. C. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. D. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br . Câu 17. phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon không no là A. Phản ứng cộng B. Phản ứng tách C. Phản ứng thế D. .Phản ứng trao đổi ion 1/2 - Mã đề 718
  2. Câu 18. Crackinh 17,4 gam butan thu được hỗn hợp X (gồm C4H10; C4H8; C3H6; C2H4, CH4; C2H6 và H2). Đốt cháy hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 60 g B. 80 g C. 100 g D. .120 g Câu 19. chọn phát biểu đúng? ankađien là hiđrocacbon A. Không no ,mạch hở ,có 1 liên kết ba. B. Không no ,mạch hở ,có 1 liên kết đôi. C. Không no ,mạch hở ,có 2 liên kết đôi. D. Không no ,mạch hở ,có 2 liên kết ba. Câu 20. Chất nào sau đây là ankan A. C3H6 B. C2H4 C. CH4 D. C2H2 Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng? Ankan (parafin) là hiđrocacbon A. không no, mạch hở. B. không no , mạch vòng. C. có công thức tổng quát CnH2n (n≥2). D. no, mạch hở. Câu 22. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3 –C≡CH + AgNO3/ NH3 → X + NH4NO3. X có công thức cấu tạo là A. CH3 –C≡CAg. B. . AgCH2–C≡CAg. C. CAg≡ CAg D. CH3–CAg≡CAg. Câu 23. hiđrocacbon nào sau đây có thể tham gia phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa ? A. Ank-2-in B. Ankan C. Anken D. Ank-1-in Câu 24. Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CBrCH3. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CHCH2Br. Câu 25. Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,5. Công thức phân tử của 2 ankan là A. CH4 và C2H6 B. C4H10 và C5H12. C. C2H6 và C3H8. D. C3H8 và C4H10 Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Tên gọi của X là A. 2-metylpropan. B. etan. C. metan. D. propan. Câu 27. Khi cho CH3 –CH2 –CH3 tác dụng với dung dịch Cl2 , theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 1. B. 2. C. .3. D. .4. Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 2 ankin tạo ra 19,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Thể tích O2 ( đktc) đã dùng là: A. 11,2 lít B. 26,88 lít. C. 13,44 lít. D. 8.96 lít. Câu 29. thuốc thử dùng để phân biệt ankan và anken là A. Kim loại Na B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch brom D. . Quỳ tím Câu 30. sản phẩm của phản ứng : CH2 = CH2 + Br2 dd là A. CH3 - CH3 B. CBrH2 = CBrH2 C. CH3 - CH2Br D. CH2Br –CH2Br Câu 31. Hỗn hợp khí A gồm metan, etilen, và axetilen có thể tích là 4,48 lít (đktc). Dẫn A vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 24g kết tủa và hỗn hợp khí B bay ra. Dẫn B vào dung dịch brôm dư thì thấy khối lượng bình tăng lên 1,4g. Lượng khí metan trong hỗn hợp khí A ban đầu là A. 0,9g B. 0,8g. C. 0,6g D. 0,7g Câu 32. Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH≡ CH B. CH3 –CH3 C. CH4 D. CH3 -CH=CH-CH3 HẾT 2/2 - Mã đề 718