Bộ đề thi học sinh giỏi thành phố môn Hóa học Lớp 11 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

doc 14 trang thaodu 2720
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi thành phố môn Hóa học Lớp 11 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_thanh_pho_mon_hoa_hoc_lop_11_so_giao_du.doc

Nội dung text: Bộ đề thi học sinh giỏi thành phố môn Hóa học Lớp 11 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

  1. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 2001-2002 đề cho khối chuyên môn thi :hóa học Ngày thi :23-3-2002 Thời gian làm bài:120 phút Câu I: (5 điểm ) 1.Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào ống nghiệm chứa bột Cu và dung dịch H2SO4 loãng .Những phản ứng nào có thể xảy ra .Viết phương trình của những phản ứng đó.Cho biết - vai trò của ion NO3 trong thí nghiệm trên. 2.Có 6 ống nghiệm chứa riêng rẽ 6 dung dịch sau :Pb(NO3)2,NH4Cl,NH4NO3,Na2SO4, KI,Ba(NO3)2 .Không dùng thêm hoá chất nào khác .làm thế nào để nhận ra các dung dịch trên,biết rằng PbI2 là chất có màu vàng. Câu II :(4 điểm ) Cho 1,1 -đibrômpropan phản ứng trong KOH đặc ,rượu với lượng dư thu được chất A .Đun nóng chất A đến 6000C có mặt C hoạt tính được 2 sản phẩm B và D .Chất B khi tham gia phản ứng brôm hoá có ánh sáng hoặc có mặt bột Fe ,trong mỗi trường hợp cho ta 1 sản phẩm monobrom.Chất D cũng tham gia phản ứng brôm hoá trong các điều kiện tượng tự nhưng mỗi trường hợp cho 3 sản phẩm brom hoá .Viết các phương trình phản ứng . Câu III: (3 điểm) Một xicloankan nào đó có thể bị phân tích thành hỗn hợp 2 hiđrôcacbon theo phương trình phản ứng : n1C2x+2H5x n2C3xH2x+2 + n3C4x-2H 6x Xác định công thức của các chất trên.Biết n1 ,n2 ,n3 là hệ số của phương trình Câu IV: (5 điểm) 4,95 gam hỗn hợp 2 muối nitrat kim loại khan (trong đó có 1 muối của kim loại kiềm) được nung nóng .Sản phẩm tạo ra gồm 1,38 gam chất rắn A và hỗn hợp khí và hơi .Nếu 0 đem hỗn hợp này nung đến 1000 C (p=1 atm) thì có thể tích là 6,26 lit khi đó khí NO2 bị phân tích thành NO và O2 .Tìm công thức của 2 muối . Câu V: (3 điểm ) Đốt cháy hòan toàn 3,36 lit (dktc ) hỗn hợp gồm 2 hiđrôcacbon .Khi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 15 gam kết tủa và 1000 ml dung dịch muối có nồng độ 0,05 M ,dung dịch này có khối lượng lớn hơn khối lượng của nước vôi trong đã dùng là 3,2 gam . Xác định công thức phân tử của các chất trên ,biết rằng số mol của các hiđrôcacbon có phân tử khối nhỏ bằng một nửa số mol của hiđrôcacbon có phân tử khối lớn. Cho H=1,C=12,N=14,O=16,Ca=40. Ghi chú:Thí sinh được sử dụng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
  2. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 2000-2001 môn thi :hóa học Ngày thi :17-3-2001 Thời gian làm bài:120 phút Câu I: (6 điểm ) 1.Hoàn thành các phương trình ion theo sơ đồ sau: 2+ - + 2- 3+ As2S3 + Fe + NO3 + H AsO4 + Fe + SO2 + NO + H2O + 2- 3+ FeS2 + H + SO4 Fe + SO2 + H2O. 2.Trình bày các phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch không màu sau mà chỉ cần dùng một kim loại làm thuốc thử (không dùng thêm hoá chất nào khác ):NaOH ,HCl ,Na2SO4 ,H2SO4 ,NaCl,BaCl2 ,dung dịch NH3. Câu II: (4 điểm) Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100 ml dung dịch khác nhau : Đ Bình 1:là dung dịch Ba(OH)2 0,001 M K Bình 2: là dung dịch CH3COOH 0,001 M Bình 3 :là dung dịch KOH 0,001 M Bình 4:chỉ cho 100 ml H2O Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau (sáng ,sáng mờ,hay không sáng) và giải thích các hiện tượng xảy ra : Thí nghiệm 1:đóng khoá X Thí nghiệm 2 :Đổ tiếp vào mỗi bình 100 ml dung dịch MgSO4 0.001 M rồi đóng khoá K Câu III :(6 điểm)Dung dịch A chứa KOH 0.2M và Ba(NO3)2 0.1M ,dung dịch B chứa CuSO4 ,H2SO4,RSO4 (R là kim loại hoá trị II ,có hiđrôxit không tan và không lưỡng tính ) .Đổ 1 lượng dư dung dịch A vào 80 ml dung dịch B ,phản ứng xong lọc tách kết tủa ,cho tác dụng với lượng dư dung dịch NH3 ;sau khi phản ứng hoàn toàn ,tách phần chất rắn không tan trong NH3 đem nung thu được 1 lượng chất rắn đúng bằng 11,052 gam .Mặt khác nếu đổ 20 ml dung dịch A vào 20 ml dung dịch B nhận thấy trong dung dịch C tạo thành vừa hết axit ,thêm tiếp lượng dư dung dịch A vào hỗn hợp phản ứng lọc tách được 3,245 gam kết tủa.Nung kết tủa này tới khối lượng không đổi được chất rắn K .Cho K tác dụng với lượng dư dung dịch HCl ,nhận thấy sau phản ứng lượng chất rắn còn lại không tan trong axit đã vượt quá 2,54 gam.Hãy xác định nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch B và R là kim loại nào trong số những kim loại cho ở dưới đây (bỏ qua hiện tượng thuỷ phân của các muối khi tan trong dung dịch H2O ) Câu IV : (4 điểm )Trong thành phần 1 hợp chất hữu cơ ,hiđro chiếm 16,13% khối lượng .Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chất này thu được hỗn hợp khí A chỉ gồm CO2,H2O và N2 có tỉ khối so với H2là 12,875.Dẫn A qua bình đựng H2SO4 đặc ,dư thấy khối lượng bình này tăng 8,1 gam và hỗn hợp khí B đi ra khỏi bình có tỉ khối so với Oxi là dB /oxi =3,625/3.Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ này. Cho:H=1,O=16,C=12,NaOH=23,N=14,Be=19,Mg=24,S=32,Cl=35,5,K=39,Ca=40, Cu=64,Zn=65 Ghi chú :-thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân ,nhưng không được sử dụng hệ thống tuần hoàn hay bất cứ tài liệu nào khác.
  3. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 2000-2001 đề cho khối chuyên môn thi :hóa học Ngày thi :17-3-2001 Thời gian làm bài:120 phút Câu I: (6 điểm )1.Hoàn thành các phương trình ion theo sơ đồ sau: 2+ - + 2- 3+ As2S3 + Fe + NO3 + H AsO4 + Fe + SO2 + NO + H2O + 2- 3+ FeS2 + H + SO4 Fe + SO2 + H2O. 2.hợp chất C3H8 mạch hở phản ứng cộng với Brôm theo tỉ lệ mol 1:1 tạo thành hợp chất A Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của A. 3.Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch không màu sau mà chỉ cần dùng một kim loại làm thuốc thử (không dùng thêm hoá chất nào khác ):NaOH ,HCl ,Na2SO4 ,H2SO4 ,NaCl,BaCl2 ,dung dịch NH3. Câu II: (4 điểm) Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100 ml dung dịch khác nhau : Đ Bình 1:là dung dịch Ba(OH)2 0,001 M K Bình 2: là dung dịch CH3COOH 0,001 M Bình 3 :là dung dịch KOH 0,001 M Bình 4:chỉ cho 100 ml H2O Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau (sáng ,sáng mờ,hay không sáng) và giải thích các hiện tượng xảy ra : Thí nghiệm 1:đóng khoá X Thí nghiệm 2 :Đổ tiếp vào mỗi bình 100 ml dung dịch MgSO4 0.001 M rồi đóng khoá K Câu III: (6 điểm)Dung dịch A chứa KOH 0.2M và Ba(NO3)2 0.1M ,dung dịch B chứa CuSO4 ,H2SO4,RSO4 (R là kim loại hoá trị II ,có hiđrôxit không tan và không lưỡng tính ) .Đổ 1 lượng dư dung dịch A vào 80 ml dung dịch B ,phản ứng xong lọc tách kết tủa ,cho tác dụng với lượng dư dung dịch NH3 ;sau khi phản ứng hoàn toàn ,tách phần chất rắn không tan trong NH3 đem nung thu được 1 lượng chất rắn đúng bằng 11,052 gam .Mặt khác nếu đổ 20 ml dung dịch A vào 20 ml dung dịch B nhận thấy trong dung dịch C tạo thành vừa hết axit ,thêm tiếp lượng dư dung dịch A vào hỗn hợp phản ứng lọc tách được 3,245 gam kết tủa.Nung kết tủa này tới khối lượng không đổi được chất rắn K .Cho K tác dụng với lượng dư dung dịch HCl ,nhận thấy sau phản ứng lượng chất rắn còn lại không tan trong axit đã vượt quá 2,54 gam.Hãy xác định nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch B và R là kim loại nào trong số những kim loại cho ở dưới đây (bỏ qua hiện tượng thuỷ phân của các muối khi tan trong dung dịch H2O ) Câu IV : (4 điểm )Trong thành phần 1 hợp chất hữu cơ ,hiđro chiếm 16,13% khối lượng .Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chất này thu được hỗn hợp khí A chỉ gồm CO2,H2O và N2 có tỉ khối so với H2là 12,875.Dẫn A qua bình đựng H2SO4 đặc ,dư thấy khối lượng bình này tăng 8,1 gam và hỗn hợp khí B đi ra khỏi bình có tỉ khối so với Oxi là dB /oxi =3,625/3.Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ này. Cho:H=1,O=16,C=12,NaOH=23,N=14,Be=19,Mg=24,S=32,Cl=35,5,K=39,Ca=40, Cu=64,Zn=65 Ghi chú :-thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân ,nhưng không được sử dụng hệ thống tuần hoàn hay bất cứ tài liệu nào khác.
  4. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1999-2000 môn thi :hóa học (vòng 1) Ngày thi :4-3-2000 Thời gian làm bài:90 phút Câu I :(6 điểm) Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch không màu sau mà chỉ cần dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 và HCl để làm thuốc thử : (NH4)2CO3.NaNO3,NH4NO3, Na2CO3 ,(NH4)2SO4,K2SO4 . Viết các phương trình phản ứng minh hoạ . Câu II (5 điểm) Hãy viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện kèm theo ,nếu có) để điều chế Cu(OH)2 và NaNO2 chỉ từ các chất ban đầu là H2O,NaCl,CuO, và (NH4)2SO4. Câu III (6 điểm) Hỗn hợp A gồm KNO3,Mg(NO3)2,và Cu(NO3)2.Nung m gam A tới khối lượng không đổi được hỗn hợp khí B và 105m/157 gam chất rắn.Đem hào tan hoàn toàn 14,848 gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng làm thoát ra 1 thể tích khí N2O (duy nhất ) đúng bằng thể tích khí B .Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp A ,biết tỉ khối của khí B so với H2 là 19,5 ;các thể tích khí đo ở cùng điều kiện . Câu IV (3 điểm) Đốt cháy hiđrôcacbon A ,rồi hấp thụ Toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 tan trong nước .Kết thúc thí nghiệm lọc tách được 10 gam kết tủa trắng và nhận thấy khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng tăng thêm 6 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng .Hãy xác định công thức phân tử của hiđrôcacbon A. Cho H=1,C=12,O=16,N=14,Mg=24,K=39,Fe=56,Cu=64. Ghi chú : -thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân ,nhưng không được sử dụng hệ thống tuần hoàn hay bất cứ tài liệu nào khác.
  5. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1998-1999 môn thi :hóa học (vòng 2) Ngày thi :31-3-1999 Thời gian làm bài:120 phút Câu I (6 điểm) 1.Hoàn thành các phương trình phản ứng theo d\sơ đồ sau: + 2- 3+ a.Fe3O4 + H + SO4 Fe + SO2 + H2O + - 2+ 2- b.CuxSy + H +NO3 Cu + SO4 + NO + H2O - + 2- 2+ c.C2H2 + MnO4 + H C2O 4 + Mn + H2O 2.Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các khí không màu sau :cacbon II oxit ,Nitơ II oxit ,cacbonic,butin-2,mêtan và axeetilen . Câu II (4 điểm ):Hỗn hợp bột X gồm Mg và Cu .Cho a gam X vào 120 ml dung dịch HCl 1 M phản ứng xong lọc tách được P gam chất rắn không tan .Cho a gam X vào 400 ml dung dịch HNO3 ,phản ứng xong làm tạo thành dung dịch D ,thoát ra 3,136 lit khí NO duy nhất (ở đktc ) và còn 2,56 gam chất không tan Y .Cô cạn dung dịch D ,được Q gam muối khan .Nung muối này đến khối lượng không đổi được Q/31 gam chất rắn . 1.Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 đã dùng . 2.Tính P và a . 3.Nếu cho rất từ từ 250 ml dung dịch NH3 2M vào D ,được m gam kết tủa .tính khoảng xác định giá trị của m. Câu III (5 điểm) 1.Chỉ từ KBr ,metan ,nước và các chất xúc tác cần thiết ,hãy viết các phương trình phản ứng điều chế :1,4 đibrômbuten -2 và 2,3 đibrômbutan. 2,Viết các công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở của những hợp chất coa thành phần phân tử là C3H3ClBr2. Câu IV (5 điểm ) Hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrôcacbon A,B và C (B và C là đồng đẳng kế tiếp ).Đốt cháy hoàn toàn 672 ml X rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 chứa 52,91 gam dung dịch H2SO4 98% ,bình 2 chứa 437,5 ml dung dịch Ba(OH)2 0,08 M .Kết thúc thí nghiệm nồng độ H2SO4 ở bình 1 còn 96,2% ;ở bình 2 xuất hiện 4,925 gam kết tủa .Mặt khác khi dẫn 1209,6 ml X đi qua bình chứa dung dịch nước Brôm ,nhận thấy sau phản ứng dung dịch này bị nhạt màu ,khối lượng dung dịch tăng thêm 0,468 gam và có 806,4 ml khí thoát ra khỏi bình . Xác định công thức phân tử của A,B,C và % thể tích các khí trong hỗn hợp X ,biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn .Các thể tích đo ở đktc . Cho H=1,C=12,O=16,N=14,Mg=24,K=39,Fe=56,Cu=64. Ghi chú : -thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân ,nhưng không được sử dụng hệ thống tuần hoàn hay bất cứ tài liệu nào khác.
  6. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1997-1998 môn thi :hóa học (vòng 1) Ngày thi :4-3-1998 Thời gian làm bài:90 phút Câu I (6 điểm) Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các hoá chất sau (ở dạng bột ) mà chỉ cần sử dụng thêm nước làm thuốc thử : NH4NO3 ,(NH4)2SO4,BaO,BaCO3,NaOH và Mg(NO3)2. Câu II (4 điểm) Viết các phương trình phản ứng để chứng tỏ NO và NO2 vừa có tính OXH ,vừa có tính khử . Câu III (4 điểm) + + - - 2- Dung dịch A có chứa đồng thời các ion sau :Na ,K ,Cl ,NO3 và CO3 . a.Có thể hoà tan 3 muối nào vào nước để được 1 dung dịch có chứa các ion trên. b.Nêu các hiện tượng hoá học có thể xảy ra khi cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch A.Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Câu IV (6 điểm) Hoà tan m gam NH4HCO3 vào 120 ml dung dịch HCl 0,25 M thấy thoát ra V lit khí (đktc ).Phản ứng xong ,đổ lượng dư dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch tạo thành,được a gam kết tủa .Mặt khác khi đun nóng nhẹ m gam NH4HCO3 với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì sau khi phản ứng kết thúc thu được 1 dung dịch có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là 6,75 gam . Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn,lượng nước bị bay hơi trong quá trình thí nghiệm là không đáng kể.Hãy xác định m,a,V. Cho H=1,C=12,O=16,N=14,Ca=40,Ba=137,Cl=35,5. Ghi chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân
  7. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1996-1997 môn thi :hóa học (vòng 1) Ngày thi :1-3-1997 Thời gian làm bài:90 phút Câu I (6,5 điểm) A’,B’,C’,D’ là những hợp chất khác nhau của nitơ,hãy xác định các chất thích hợp và viết những phương trình phản ứng theo sơ đồ sau : A’  D’  NH3 B’  C’ Cho biết phân tử D’ chỉ chứa 1 nguyên tử Nito và có thành phần khối lượng như sau : N=17,72%,H=6,33%,C=15,19% và O=60,76% Câu II (5 điểm) Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt những dung dịch không màu sau mà chỉ được dùng kim loại khác nhau làm thuốc thử :HCl ,H2SO4,HNO3,NaCl và Na2 SO4. Câu III (8,5 điểm) Dẫn V1 lit hỗn hợp khí A gồm Nitơ và hiđrô đi qua bột Fe nung nóng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hiđrô là 8 . Chia B làm 2 phần bằng nhau: - Hấp thụ phần 1 vào 200 ml dung dịch Mg(NO3)2 0,6 M được m1 gam chất kết tủa . - Dẫn phần 2 đi chậm qua 1 ống sứ có chứa 19,2 gam bột CuO nung nóng ;phản ứng tạo thành nước ,m2 gam chất rắn B và V2 lít khí nitơ .hoà tan B bằng axit HNO3 được 4,48 lít hỗn hợp khí C gồm NO và NO2 có tỉ khối so với oxi là 1,1875. 1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra . 2.Tính m1,m2,V1,V2 biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc . 3.Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniăc. Cho H=1,O=16,N=14,Mg=24,Cu=64. Ghi chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân
  8. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1997-1998 môn thi :hóa học (vòng 2) Ngày thi :28-3-1998 Thời gian làm bài:120 phút Câu I (6 điểm) Từ đá vôi ,nước ,không khí ,quặng pirit và apatit hãy viết sơ đồ (ghi rõ các điều kiện phản ứng kèm theo) biểu diễn quá trình điều chế các loại phân bón hoá học sau :ure, suppephotphat kép và amoni nitrat. Câu II (4 điểm) Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C3H4 .Cho X phản ứng với nước Brôm theo tỉ lệ mol 1:1 được hợp chất Y . 1.Viết phương trình biểu diễn phản ứng này dưới dạng công thức cấu tạo . 2.viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân mạch hở của Y . Câu III (5 điểm) Hỗn hợp A gồm Mg,Al,Cu và BaCO3 .Cho m1 gam A vào 125,74 gam dung dịch H2SO4 10,514 % ,kết thúc phản ứng thu được m2 gam chất rắn ,0,896 lit hỗn hợp khí B (có tỉ khối so với hiđrô là 8,875 ) và dung dịch D có chứa 7,44 % H2SO4 .Đem hào tan hoàn toàn m1 gam A bằng dung dịch HNO3 được 0,672 lit hỗn hợp khí K gồm NO,N2O và CO2 . 1.Viết các phương trình phản ứng xẩy ra . 2.Tính % thể tích các khí có trong hỗn hợp K ,biết rằng 0,295 gam hỗn hợp khí K có thể tích bằng thể tích của 0,24 gam khí oxi .Các thể tích khí đều đo ở đktc . 3.Tính m1 và m2 . Câu IV (5 điểm) Hỗn hợp khí K gồm CO2 và hiđrôcacbon X có mạch không phân nhánh .Tỉ khối hơi của K so với oxi là 1,45 .Cho biết 2,8 lit K tác dụng vừa hết với 32 gam brom (trong dung dịch nước ) .khi dẫn 11,2 lit khí K vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 ,Toàn bộ khí CO2 bị hấp thụ trong dung dịch này làm tạo thành 19,7 gam kết tủa trắng. Hãy xác định công thức phân tử ,công thức cấu tạo của X và % thể tích có trong hỗn hợp K ;biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc . Cho H=1,C=12,O=16,N=14,Mg=24,Ba=137,Cl=35,5,Cu=64,Al=27,Br=80. Ghi chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân
  9. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1996-1997 môn thi :hóa học (vòng 2) Ngày thi :29-3-1997 Thời gian làm bài:90 phút Câu I :Hoàn thành các phương trình ion theo sơ đồ sau: + - a. FeCO3 + H + NO3 N2O + . . . + - 2- b. Cu2S + H + NO3 SO4 + NO2 + . . . c. Zn2+ + OH- (dư) . . . d. AgCl + NH3 (dư) . . . Câu II : Dùng axit HNO3 hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu và Mg thu được dung dịch Y và 8,96 lit hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với oxi là 1,3125 .Đổ thêm nước vào Y để nâng thể tích lên cho đủ 2 lít được dung dịch Z .Chia Z làm 2 phần bằng nhau: -Cho lượng dư dung dịch NH3 vào phần I,được 5,8 gam kết tủa . -Cho p gam bột Al vào phần II ;qúa trình phản ứng làm thoát ra 1,344lít khí N2O .Phản ứng xong lọc tách được 5 gam chất rắn . 1.Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion. 2.Tính % khối lượng các chất có trong X . 3.Tính p và nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch Z. Câu III: Cao su cloropren chịu được tác dụng của dầu mỡ có công thức: -CH2- C CH - CH2 - Cl n 1.Hãy viết các phương trình phản ứng điêù chế ra loại cao su này từ than đá,cao vôi,nước và muối ăn. 2.Viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân mạch hở với monome dùng tổng hợp cloropren. Câu IV: Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrôcacbon .Tỉ khối của A so với hiđrô là 10,6. 1.Hãy xác định công thức phân tử và thành phần % theo thể tích của các chất có trong A,biết rằng khi dẫn 1,68 lít hỗn hợp này qua dung dịch nước brôm dư ,thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 0,63 gam . 2.Đốt V lít khí A rồi hấp thụ toàn bộ khí CO2 tạo thành bằng dung dịch chứa 0,075 mol Ca(OH)2 ,được 4,5 gam kết tủa .Mặt khác dẫn V lít A qua dung dịch nước brôm ,thì thấy dung dịch bị nhạt màu ,còn khối lượng của bùnh chứa dung dịch này tăng thêm m gam. Tính m và V . Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Các thể tích đo ở đktc . H=1,N=14,O=16,Mg=24,Al=27,Ca =40,Cu=64,Br=80. Ghí chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân
  10. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1995-1996 môn thi :hóa học (vòng 1) Ngày thi :2-3-1996 Thời gian làm bài:90 phút Câu I (8 điểm) Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sau mà chỉ cần dùng thêm không quá một hoá chất để làm thuốc thử :Natri cacbonat ,amoni sunfat ,kali hiđrxit và axit clohiđric.Nêu hiện tượng xảy ra ,giải thích và viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Câu II : (6 điểm) Từ đá vôi ,muối ăn ,nước và không khí ,hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế natri cacbonat ,amoni nitrat ,và đạm ure.(Những điều kiện cần thiết để thực hiện phản ứng coi như có đủ). Câu III (6 điểm) A là muối nitrat của kim loại R (hoá trị II) .Nhiệt phân hoàn toàn 1 lượng muối A ,thu được lượng chất rắn chỉ bằng 27,027 % khối lượng của muối lúc trước khi nung . 1.Viết phương trình phản ứng nhiệt phân muối A 2.Xác định R là kim loại nào trong số những nguyên tố cho ở cuối bài. 3.Dung dịch B chứa hỗn hợp muối A và amoni sunfat trong nước . -Cho lượng dư dung dịch bari hiđrôxit vào 20 ml hỗn hợp B thu được 1,63 gam kết tủa .Mặt khác khi cho lượng dư dung dịch NH3 vào 80 ml dung dịch B làm tạo thành 0,928 gam chất kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch B. Cho biết : H=1, O=16, C=12, N=14, Mg=24, Al=27, S=32, Cu=64. Zn=65, Fe=56, Mn=55, Ba=137.
  11. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1995-1996 môn thi :hóa học (vòng 2) Ngày thi :28-3-1996 Thời gian làm bài:120 phút Câu I : Quặng A chỉ chứa FeS2 và Cu2S .Đem hoà tan hoàn toàn quặng này bằng axit HNO3 đặc ,nóng thu được dung dịch D và hỗn hợp khí K gồm 2 chất .Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào D không thấy hiện tượng gì ,nhưng khi đổ lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào D thấy xuất hiện kết tủa tủa T .Lọc tách T đem nung nóng ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi ,được chất rắn R . 1.Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion thu gọn để biểu diễn thí nghiệm trên . 2.Trình bày phương pháp tách ra hoàn toàn lượng Cu(NO3)2 có trong dung dịch D . 3.Tính tỉ khối của khí K so với không khí ,biết rằng chất rắn R có khối lượng bằng 30 % khối lượng của A .Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Câu II : Các dung dịch amoni sunfat ,nhôm nitrat và kali cacbonat được chứa trong những lọ riêng biệt .Lần lượt đổ lẫn từng cặp dung dịch với nhau.Hãy nêu các hiện tượng có thể xảy ra ,giải thích và viết các phương trình phản ứng minh hoạ . Câu III : Từ mêtan và các chất vô cơ cần thiết ,hãy viết những phương trình phản ứng điều chế polipropilen và cao su Buna. Câu IV: Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ ở thể khí là X và Y .Trộn lẫn 12 gam A với 1,4 mol oxi (vừa đủ để đốt hết A) ,được 20 lit hỗn hợp khí B đo ở 250C 2,3228 atm. Tiến hành đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B ,thu được hỗn hợp khí C chỉ gồm cacbonic và hơi nước có tỉ lệ khối lượng : mCO2 : mH2O = 11: 6,75 1.Hãy xác định công thức phân tử và thành phần trăm về thể tích của các chất X ,Y trong hỗn hợp A ,Biết rằng tỉ khối của X so với Y là dX /Y =3,5 2.Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân (nếu có) của X ,Y . Cho H=1,O=16,N=14,Mg=24,Cu=64,C=12,S=32,Fe=56,.
  12. Ghi chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1994-1995 môn thi :hóa học (vòng 2) Ngày thi :8-4 -1995 Thời gian làm bài:90 phút Câu I (6,5 điểm) 1.Hỗn hợp bột A gồm Al và Mg được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 ,làm tạo thành dung dịch B chứa 3 muối .Cho tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch B rồi lọc tách kết tủa C tạo thành ,thu được dung dịch D có chứa 2 muối .Nung C đến khối lượng không đổi được chất rắn E chỉ gồm 2 oxit. Viết các phương trình dưới dạng ion biểu diễn những quá trình trên . 2.Trùng hợp isopren trong những điều kiện thích hợp có thể thu được những laọi cao su có cấu trúc phân tử khác nhau . Hãy viết các lọai công thức cấu tạo của những lọai cao su này. Câu II : (7,5 điểm ) Dùng V1 lít dung dịch HNO3 2 M để hoà tan hoàn toàn 3,6 gam kim loại R (có hoá trị không đổi ) tạo thành dung dịch A và V2 lits hỗn hợp khí B gồm NO và N2O có tỉ khối so với hiđrô là 19,2 .Chia A thành 3 phần bằng nhau ; 1.Cô cạn phần I được muối khan E .Nung E tới khối lượng không đổi tạo thành 2 gam chất rắn .Hãy xác định R là kim loại nào trong số những kim loại cho ở cuối bài . 2.Thêm nước vào phần II để nâng thể tích lên cho vừa đủ 500 ml ,được dung dịch c có pH =2.Tính V1 và V2 (giả thiết bỏ sự thuỷ phân của các muối có trong dung dịch ) 3.Trộn thêm 737,5 ml dung dịch H2SO4 0,2 M vào phần III được dung dịch D .Nếu cho lượng dư bột Al vào D có thể thu được tối đa bao nhiêu lít khí ,biết rằng trong phản ứng này N+5 bị khử xuống N+2 .Các thể tích đều đo ở đktc . Câu III : (6 điểm) Một bình kín dung tích không đổi là 5 lít có chứa 10 gam hỗn hợp khí A gồm CO và hiđrôcacbon X .Nạp thêm vào bình 19,2 gam oxi để vừa đủ đốt cháy hết hỗn hợp A . Bật tia lửa điện để đốt hỗn hợp trong bình .Sau khi các phản ứng cháy thực hiện hoàn toàn ,đo ở 2730C áp suất trong bình là p atm.Hấp thụ toàn bộ hơi tạo thành bằng 194,4 gam dung dịch H2SO4 98% nhận thấy sau thí nghiệm ,nồng độ H2SO4 trong dung dịch còn 94,5%. 1.xác định công thức phân tử của X . 2.Tính p và % thể tích các khí có trong hỗn hợp A . 3.Từ X và các chất vô cỏ cần thiết ,viết các phương trình phản ứng điều chế cao su Buna. Cho H=1, O=16, N=14 ,Mg=24, Cu=64, C=12, S=32, Fe=56,Mn=55 Al=27,Zn=65. Ghi chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân
  13. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1993-1994 môn thi :hóa học (vòng 1) Ngày thi :19-3 -1994 Thời gian làm bài:90 phút Câu I (5 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: +HNO3,đặc nóng + Ba(OH)2 dư + Dung dịch NH3 dư Cu2S Dung dịch Kết tủa Dung dịch (C) (A) (B) Câu II (3,5 điểm) Viết các công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của C4H8. Câu III (5,5 điểm) Chất rắn A được tạo thành khi dẫn V1 lít khí NH3 qua m gam bột CuO nung nóng .Để hoà tan hoàn toàn A phải dùng vừa hết 400 ml dung dịch HNO3 2 M .làm tạo thành V2 lít hỗn hợp khí B và dung dịch C .Cho lượng dư dung dịch NaOH vào C ,thu được 26,95 gam kết tủa .Tính V1 ,V2 .Cho biết hỗn hợp B gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđrô là 19,8 ,các phản ứng xảy ra hoàn toàn,các thể tích đều đo ở đktc . Câu IV (6 điểm) Hỗn hợp khí X gồm hiđrôcacbon A và 1 lượng vừa đủ oxi để đốt cháy hoàn toàn A .Sau khi đốt cháy 10,2 gam X ,toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết bằng dung dịch chứa 0,125 mol Ca(OH)2 làm tạo thành 10 gam kết tủa .Hãy xác định công thức phân tử của A ,biết rằng 2,363 lít hỗn hợp X ở 270C và 1,25 atm có khối lượng là 4,08 gam . Cho H=1, O=16, N=14 ,Na=23, Cu=64, C=12,Ca=40 Ghi chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân
  14. Sở giáo dục-đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi thành phố – lớp 11 thpt Hà nội Năm học 1992-1993 môn thi :hóa học (vòng 2) Ngày thi :10-4 -1993 Thời gian làm bài:90 phút Câu I 1.Nêu phương pháp tách riêng các chất có trong 1 hỗn hợp khí gồm :nitơ,cacbonic,etilen và axêtilen . 2.Từ mêtan và các chất vô cơ cần thiết ,hãy viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) điều chế: a.1,3,5 trimêtyl benzen b.Polypropen c.Cao su Butađien Câu II: Hoà tan a gam muối nitrat ngậm nước của 1 kim loại hoá trị m vào nước để được 200 ml dung dịch A có nồng độ 9,4 %: -Lấy 100 ml A cho tác dụng với lượng dư bột sắt .Sau khi phản ứng hoàn toàn lọc bỏ phần không tan ,thu được 1 dung dịch muối sắt có nồng độ 9,03614 %. -Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào 50 ml dung dịch A ,thấy xuất hiện kết tủa ,nhỏ tiếp cho tới khi kết tủa tan tạo thành tan hoàn toàn thì vừa hết 300 ml dung dịch NH3 1 M. Mặt khác nung nóng 1 bình kín dung tích 1 lít ( ở đktc) chứa 0,25a gam muối nói trên cho tới khi phản ứng phân huỷ xảy ra hoàn toàn nhận thấy ở 2270C ,áp suất khí gây ra trong bình là 6,19 atm. Hãy xác định a và công thức của muối ngậm nước ,giả thiết thể tích bình không thay đổi ,thể tích chất rắn không đáng kể. Câu III : Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp 2 hiđrôcacbon không no mạch hở .Sau phản ứng toàn bộ sản phẩm được hấp thụ bằng 216,4 gam dung dịch NaOH ,làm tạo thành 250 gam dung dịch chứa hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 có nồng độ tương ứng là 12,72 % và 10,08 %. 1.Hãy xác định công thức phân tử của 2 hiđrôcacbon . 2.Viết các công thức cấu tạo các đồng phân của 2 hiđrôcacbon này. Cho H=1, O=16, N=14 ,Na=23, Cu=64, C=12,Ca=40,Mg=24,Fe=56,Zn=65 Ghi chú :Thí sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân