Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 10 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 8440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 10 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_10_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 10 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TỔ : SỬ - ĐỊA - GDCD ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN GDCD LỚP 8 Năm học 2018-2019 ( Tiết 10) CÂU HỎI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM; (3đ) Câu 1; Hành vi nào sau đây thể hiện biết tôn trọng lẽ phải ? A, Nghe theo ý kiến của số đông. B, Luôn bảo vệ dến cùng ý kiến của mình. C, Cân nhắc suy nghĩ kĩ ý kiến nào hợp lí thì theo. D, Không đưa ra ý kiến của riêng mình . Câu 2, Em hứa với bạn sẽ chiều nay sẽ cho bạn đi nhờ xe đến trường vì xe của bạn bị hỏng chưa sửa kịp. Nhưng chiều nay vì nhà có việc đột xuất nên em phải xin nghỉ học. Trong trường hợp này em nên xử sự thế nào? A, Hôm sau gặp bạn sẽ xin lỗi bạn. B, Không cần nói gì vì mình có lí do chính đáng. C, Bằng mọi cách phải bạn chở bạn đến trường. D, Tìm cách báo trước cho bạn biết để bạn có cách giải quyết kịp thời. Câu 3. Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải biết coi trọng A. người khác. B. lời hứa của mình. C. bản thân mình. D. công việc. Câu 4; Hành vi nào sau đây là vi phạm kỉ luật ? A, Nói chuyện làm mất trật tự trong giờ học. B, Mượn xe đạp của người khác rồi đem cầm cố để lấy tiền tiêu xài. C, Đá bóng dưới lòng đường. D, Tổ chức cá độ bóng đá. Câu 5; Đầu giờ học các bạn tổ trưởng phải báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của các bạn trong tổ. Ở tổ 1, bạn H thường xuyên làm thiếu bài tập nhưng bạn N – tổ trưởng vẫn báo cáo các bạn trong tổ làm bài đầy đủ. Em hãy nhận xét về việc làm của ban N. A, Bạn N làm như vậy là muốn tổ mình không bị hạ loại thi đua. B, Bạn N làm như vậy là để xây dựng tình cảm bạn bè tốt đẹp với ban H. C, Bạn N làm như vậy là vì muốn giúp đỡ bạn H. D, Bạn N làm như vậy là không tôn trọng lẽ phải. Câu 6; Để thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần A, học tất cả những gì mới lạ của nước khác. B, chọn lọc những gì phù hợp thì ta học tập, tiếp thu C, thấy người nước ngoài đi ngoài đường thì chạy theo xem. D,.ăn mặc theo thời trang của người nước ngoài. II. PHẦN TỰ LUẬN; (7đ)
  2. Câu 1: (2,5đ); Thế nào là liêm khiết ? Nêu ví dụ. Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì ? Câu 2: (2,5đ). Thế nào là tôn trọng người khác ? Nêu một số ví dụ Có ý kiến cho rằng: ”Tôn trọng ngưởi khác là phải luôn nhường nhịn và cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao? Câu 3; (2đ) Tình huống: Lan và Hiền tranh luận với nhau. Lan nói: Đã là bạn bè thì phải bỏ qua, che dấu cho nhau mọi sai lầm, khuyết điểm thì mới giữ được tình bạn bền lâu. Trái lại, Hiền lại cho rằng: Bỏ qua, che giấu khuyết điểm cho bạn là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và đó chính là hại bạn. a., Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao ? b, Hãy nêu suy nghĩ của em về bổn phận của mình đối với bạn bè . Người ra đề, đáp án, biểu điểm
  3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I, PHẦN TRẮC NGHIỆM; 3đ ( Mỗi cấu trả lời đúng cho 0,5đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C D B A D B II, PHẦN TỰ LUẬN; (7đ) Câu 1; (2,5đ) -Trình bày được thế nào là liêm khiết .(0,5đ) -Nêu được ví dụ thể hiện tính liêm khiết .(1đ) - Rèn luyện tính liêm khiết: Luôn thật thà ngay thẳng, không tham lam ích kỉ vụ lợi, kiên trì phấn đấu vươn lên bằng chính sức lực và tài năng của mình, đồng tình ủng hộ, qui trọng người liêm khiết, đấu tranh chống lại những hành vi vụ lợi cá nhân (1đ) Câu 2; (2,5đ) - Trình bày được thế nào là tôn trọng người khác (0,5đ) - Nêu được một số biểu hiện: Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác, không châm chọc chê bai người khác (1đ) - Không đồng ý với ý kiến trên. Vì: Tôn trọng người khác không là phải luôn nhún nhường và làm vừa lòng họ bằng mội cách mà phải biết nhìn nhận, đánh giá đúng về họ. Nếu họ đúng thì ủng hộ mhưng nếu sai thì phải thẳng thắn đấu tranh để cùng nhau tìm ra chân lí thí mới là thực sự tôn trọng ngởi khác. (1đ) Câu 3; (2đ) a, Tán thành với ý kiến của bạn Hiền. (0,5đ) Vì: Là bạn bè của nhau thì phải biết quan tậm, giúp đõ, chia sẻ niếm vui nổi buồn và có trách nhiệm với nhau. Người bạn chân tình nhất, đáng quí nhất là người bạn dám góp ý thẳng thắn, chân tình và kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của bạn bè để giúp bạn bè sữa chữa mà tiến bộ. Còn nếu bỏ qua hoặc tìm cách che dấu khuyết điểm của bạn bè thì thực sự là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và chính là hại bạn. (1đ) b, Bổn phận của mình đối với bạn bè là: Phải tôn trọng, chân thành, tin cậy, quan tâm, chia sẻ, có trách nhiệm với bạn, sẵn sàng giúp đõ bạn trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống đẻ cùng nhau tiến bộ (0,5đ)