Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 17/05/2022 5430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_sinh_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022

  1. Trường THCS Phú Lộc KIỂM TRA 15 phút Năm học: 2021 - 2022 Môn: Sinh 7 Thời gian: 15 phút (20 câu trắc nghiệm) Câu 1. Đặc điểm nào không có ở động vật? A. Có khả năng di chuyển. B. Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn. C. Tự dưỡng, tổng hợp các chất hữu cơ. D. Có hệ thần kinh và giác quan. Câu 2. Cách sinh sản của trùng roi: A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. C. Tiếp hợp D. Mọc chồi. Câu 3: Động vật nguyên sinh sống ký sinh có đặc điểm. A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh. B. Cơ quan di chuyển tiêu giảm, dinh dưỡng kiểu tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ chậm. C. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm, dinh dưỡng theo kiểu tự dưỡng. D. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh. Câu 4. Động vật sống ở nơi nào trên Trái Đất? A. Khắp mọi nơi B. Dưới nước C. Trên cạn D. Sa mạc Câu 5. Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời? A. Trẻ hay ăn quà B. Trẻ hay mút tay C. Trẻ không rửa tay trước khi ăn D. Trẻ không chịu tắm, giặt Câu 6. Vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét cho người là: A. Muỗi Anôphen B. Muỗi Vằn C. Muỗi Cỏ D. Ruồi tsê tsê Câu 7. Thuỷ tức di chuyển bằng cách nào? A. Kiểu sâu đo hoặc kiểu lộn đầu B. Vừa tiến vừa xoay C. Thẳng tiến D. Sống bám, không di chuyển Câu 8. Loài nào trong ngành Ruột khoang được người Nhật Bản gọi là “Thịt thủy tinh”? A. Hải quỳ B. Sứa C. Thủy tức D. San hô Câu 9. Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất A. Hải quỳ B. Thủy tức C. Sứa D. San hô
  2. Câu 10. Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ: A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. Đa bào Câu 11. Ấu trùng sán lá máu vào cơ thể người bằng con đường nào? A. Qua đường tiêu hóa B. Qua da người khi tiếp xúc nơi nước ô nhiễm C. Qua đường hô hấp D. Cả A, B, C. Câu 12. Hình dạng của trùng giày A. Đối xứng B. Dẹp như chiếc giày C. Có hình khối như chiếc giày D. Không đối xứng Câu 13. Sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh trong nội tạng trâu, bò nên mắt và lông bơi A. Tiêu giảm B. Phát triển C. Kém phát triển D. Bình thường Câu 14. Trùng biến hình bắt mồi và di chuyển bằng gì? A. Chân giả B. Không bào co bóp C. Không bào tiêu hoá D. Nhân Câu 15. Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh? A. Cơ thể đa bào. B. Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. C. Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. D. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. Câu 16. Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lương tính? A. Sán lá gan. B. Sán lá máu. C. Sán bã trầu. D. Sán dây. Câu 17. Động vật nguyên sinh nào sau đây gây bệnh ở người? A. Trùng kiết lị, trùng sốt rét B. Trùng tầm gai, cầu trùng C. Trùng giày, trùng roi D. Trùng lỗ, trùng biến hình Câu 18. Trùng giày là động vật đơn bào nhưng có: A. 01 nhân B. 02 nhân C. 01 không bào co bóp D. Cả A, B, C sai Câu 19. Thủy tức thải bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào? A. Qua lỗ miệng B. Qua tế bào mô cơ - tiêu hoá C. Qua tế bào gai D. Qua tua miệng Câu 20. Vì sao trâu, bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
  3. A. Chúng thường làm việc ở các ruộng ngập nước B. Ăn rau, cỏ không được rửa sạch C. Thường uống nước nơi có nhiều ấu trùng sán D. Cả A, B, C. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1- C 2-A 3-D 4-A 5-B 6-A 7-A 8-B 9-D 10-A 11-B 12-C 13-A 14-A 15-B 16-D 17-A 18-B 19-A 20-D