Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

  1. Phòng GD- ĐT Nam Trực ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN Trường THCS Hồng Quang MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC: 2016-2017 ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng nhất vào tờ giấy thi. Câu 1:Trong các dòng sau, dòng nào là tục ngữ? A. Chuột sa chĩnh gạo. C. Chuột chạy cùng sào. B. Đầu voi đuôi chuột. D. Chó treo mèo đậy. Câu 2: Câu ca dao” Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” tương đồng về nghĩa với câu tục ngữ nào? A. Người sống đống vàng. C. Người ta là hoa đất. B. Chết trong còn hơn sống đục, D. Cái nết đánh chết cái đẹp. Câu 3: Ý nào không đúng chức năng của câu đặc biệt? A. Bộc lộ cảm xúc B. Gọi - đáp C. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự việc, hiện tượng D. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. Câu 4: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà” thuộc kiểu câu nào? A. Câu rút gọn C. Câu đặc biệt B. Câu đơn D. Câu ghép Câu 5: Câu nào dưới đây không phải là câu bị động? A. Tôi được điểm mười. C. Cá được thả xuống biển. B. Tay tôi bị đau. D. Năm nay, nông dân được mùa. Câu 6: Trong câu” Ở đây mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, mười một, những ngày thánh vui vẻ nhất trong năm” có mấy trạng ngữ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 7: Câu văn” Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy” là loại câu gì? A, Câu đơn C. Câu đặc biệt B. Câu ghép D. Câu rút gọn Câu 8: Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có quan hệ với nhau như thế nào? A. Phải phù hợp với nhau. B. Phải phù hợp với luận điểm. C. Phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm. D. Phải tương dương với nhau.
  2. Phần II: Tự luận( 8 điểm) Câu 1( 3 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? b. Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn văn trên là gì? c. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 2( 5 điểm) Hãy chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 GIAI ĐOẠN III Năm học: 2016 - 2017 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng nhất Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B D C B A D C Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1( 3 điểm) a/ Đoạn văn trích từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (0,25) - Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh (0,25) b/ Phương thức biểu đạt: Nghị luận (0,5) c/ Học sinh trình bày cảm nhận về đoạn văn làm nổi bật các ý sau:( 2 điểm) - Đoạn văn trên trích trong văn kiện báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951. Trong đoạn văn này Bác đề ra nhiệm vụ của Đảng ta là làm sao cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ ở mọi người dân, mọi nơi, mọi mặt trận trong kháng chiến nhằm đưa cuộc kháng chiến của ta nhanh chóng đi đến thắng lợi cuối cùng. - Trong đoạn văn này, Hồ Chủ Tịch đã sử dụng một hình ảnh so sánh đặc sắc:”Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” để đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta giúp người đọc, người nghe dễ hiểu được giá trị của lòng yêu nước. Người cũng đã giúp cho người đọc người nghe có thể hình dung được rất đầy đủ rõ ràng về hai trạng thái của tinh thần yêu nước trong hoàn cảnh bình thường, tinh thần yêu nước có thể nằm trong trạng thái tiềm ẩn, kín đáo, đồng thời xác định rõ trách nhiệm, tuyên truyền, lí giải mọi người đều có ý thức phát huy, thể hiện tinh thần yêu nước trong từng việc làm cụ thể phục vụ đắc lực công việc kháng chiến, kiến quốc. - Đoạn vă cho thấy tài nghị luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sử dụng phép lập luận giải thích, phép liệt kê để diễn đạt một cách cụ thể dễ hiểu nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước tiểm tàng trong mỗi con người, đồng thời cũng thấy được tinh thần cách mạng cao cả của Người, mỗi chúng ta thêm kính trọng, biết ơn Người. Câu 2 (5 điểm)
  4. Phần Yêu cầu cần đạt Điểm Mở bài Giới thiệu vấn đề nghị luận: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc 0,5 sống của chúng ta. Thân Lần lượt chưng minh bài a/ Bảo vệ rừng là bảo vệ những lợi ích kinh tế to lớn của con người: - Rừng cho gỗ quý, dược liệu, chim thú, khoáng sản, 1 - Rừng thu hút khách du lịch, b/ Bảo vệ rừng là bảo vệ những lợi ích về an ninh quốc phòng 1 - Rừng đã cùng người đánh giặc, che chở bộ đội, bao vây quân thù, c/ Bảo vệ rừng là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người: - Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài động thực vật, bảo vệ rừng là bảo vệ sự cân bằng sinh thái. 2 - Rừng là lá phổi xanh: cung cấp oxy, thanh lọc bầu không khí, - Rừng ngăn lũ, chống xói mòm, chắn gió, chắn cát, Kết bài Khẳng định vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, nêu trách nhiệm cụ thể bảo vệ rừng, khai thác có kế hoạch, trồng rừng, khôi phục rừng,