Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Nam Trực (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III Môn : Ngữ văn 9 Năm học 2016-2017 Thời gian 120 (phút không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Trong 8 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy bài làm. Câu 1. Từ trái nghĩa là những từ như thế nào? A. Có nghĩa khác nhau B. Có cách phát âm khác nhau C. Có nghĩa trái ngược nhau D. Có chức vụ ngữ pháp khác nhau Câu 2. Câu: “Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to”. (“Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long) thuộc kiểu câu gì? A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Có chức vụ ngữ pháp khác nhau Câu 3. Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học thời trung đại? A. “Chuyện người con gái Nam Xương” B. “Truyện Kiều” C. “Chiếc lược ngà” D. “Truyện Lục Vân Tiên” Câu 4. Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật gì để tả chị em Thúy Kiều? A. Bút pháp tả thực B. Bút pháp tự sự C. Bút pháp ước lệ D. Bút pháp lãng mạn Câu 5. Văn bản nào đề cập đến vấn đề chống chiến tranh? A. “Phong cách Hồ Chí Minh” B. “Bàn về đọc sách” C. “Tiếng nói của văn nghệ” D. “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” Câu 6. Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? A. Dòng sông xanh B. Bông hoa tím biếc C. Chim chiền chiện D. Gió xuân Câu 7. Tác phẩm nào sáng tác sau năm 1975? A. “Đồng chí” B. “Đoàn thuyền đánh cá” C. “Mùa xuân nho nhỏ” D. “Bếp lửa” Câu 8. Những yếu tố nào không phải là cơ bản trong văn nghị luận A.Luận điểm rõ ràng đúng đắn B.Hình ảnh đầy dủ, chi tiết C. Lập luận hợp lí, chặt chẽ D.Luận cứ tiêu biểu, đúng đắn Phần II. Đọc hiểu. (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa 1
  2. Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc". (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1 (1 điểm): a.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? (0,5 điểm) b. Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên (0,5 điểm) Câu 2 (1 điểm): Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau? Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 15- 20 dòng về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. Phần III.Phần tập làm văn (4 điểm) Cảm nhận của em về tình yêu thương con của nhân vật ông Sáu trong đoạn trích” Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng III . HƯỚNG DẪN CHẤM I.Trắc nghiệm( 2 điểm) Chọn chỉ một phương án trả lời đúng nhất. Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C C D D C B II. Đọc hiểu Câu Nội dung Điểm a.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ , của tác giả Thanh 0,5 1 Hải b. Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến. Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”. 0,5 * Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau: - Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang 0,5 2 lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên. - Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung. 0,5 * Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: 1 - Đúng hình thức: là một đoạn văn ngắn, dài khoảng 15- 20 dòng. - Biết vận dụng các thao tác lập luận; hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 1 * Yêu cầu về nội dung: 3 Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản - Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. - Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, 2
  3. cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. - Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa. III.Làm 1. Mở bài: văn - Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà. 0,25 - Giới thiệu nhân vật ông Sáu: Yêu thương con sâu sắc. 2. Thân bài: * Tóm tắt ngắn gọn. * Phân tích nhân vật ông Sáu. 0,5 4 a. Trong giây phút gặp lại con: - Xuồng chưa cập bến đã nhảy vội lên bờ. 1 - Bé Thu không nhận cha, ông Sáu đau đớn: “hai tay buông thõng như bị gãy”. b. Trong suốt 3 ngày ở nhà: - Không đi đâu cả chỉ ở nhà vỗ về con, tìm mọi cách để mong bé Thu cất tiếng 1 gọi cha. - Đánh con ông ân hận vô cùng. c. Những ngày ở khu căn cứ: - Luôn ân hận, giày vò vì đánh con. 1 - Khi tìm được khúc ngà để làm chiếc lược theo lời hứa với con, ông vui mừng, hớn hở. - Thận trọng, tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, khắc lên từng nét chữ. - Trước khi hi sinh ông cố thu hết sức tàn lực kiệt: “ đưa vào túi móc cây lược, nhờ bác Ba chuyển lại cho bé Thu”. 3. Kết bài: - Khái quát tình yêu thương con của ông Sáu. 0,25 - Tình cảm cha con sâu nặng trong chiến tranh 3