Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3121
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2016 – 2017 Môn: Ngữ văn 6 ( Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề ) Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa các chữ cái đầu đáp án đúng nhất, sau đó ghi vào tờ giấy thi. Câu 1: Tác giả của văn bản “ Vượt thác “ là ai? A. Võ Quảng C. Tạ Duy Anh B. Minh Huệ D. Tô Hoài Câu 2: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp ? A. Hai kiểu C. Bốn kiểu B. Ba kiểu D. Năm kiểu Câu 3: Câu nào sau đây sử dụng phép nhân hóa: A. Quê hương tôi có con sông xanh biếc. B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. C. Ông trời nổi lửa đằng đông. D. Người Cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm. Câu 4: Đoạn văn sau có mấy phó từ:“ Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. A. Một phó từ C. Ba phó từ B. Hai phó từ D. Bốn phó từ Câu 5: Có mấy kiểu so sánh: A. Một kiểu C. Ba kiểu B. Hai kiểu D. Bốn kiểu Câu 6: Trong những từ sau, từ nào không xuất hiện trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ: A. Lâm thâm C. Trầm ngâm B. Thâm trầm D. Thầm thì Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép so sánh? A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Câu 8:Văn miêu tả không có dạng bài nào? A. Văn tả cảnh C. Văn tả đồ vật B. Văn tả người D. Thuật lại một chuyện nào đó Phần II. Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 ( 3 điểm ): Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới “ Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng ”
  2. a. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 2. Câu 2 ( 5 điểm ): Hãy tả lại quang cảnh sân trường em giờ ra chơi.
  3. Đáp án – biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D B B D D Phần II. Tự luận ( 8 điểm ) Câu Nội dung Điểm Câu1. Yêu cầu học sinh làm được như sau; 3,0 a. Đoạn thơ trích trong bài thơ “ Lượm”. Tác giả bài thơ là Tố 0,5 Hữu b.Cảm nhận: HS trình bày các ý sau: - Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và hình ảnh Lượm trong 0,5 đoạn trích - Cảm nhận hình ảnh đặc sắc nhất: Xuyên suốt hai khổ thơ là hình ảnh Lượm – một chú bé liên lạc thật xinh xắn, hồn nhiên và đáng yêu: + Ngoại hình: Lượm xuất hiện với hình dáng nhỏ nhắn, đáng yêu, 0,5 thể hiện qua từ láy tượng hình “ loắt choắt “. + Trang phục: gọn gàng, giản dị, xinh xắn, phù hợp với dáng 0,5 người, công việc của chú bé “Cái xắc xinh xinh/ Ca lô đội lệch”. + Cử chỉ hoạt động, tính cách: Chú bé rất nhanh nhẹn, thể hiện qua 0,5 từ láy gợi hình “ thoăn thoắt”. Sự hồn nhiên của chú bé bộc lộ rõ hơn khi tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh: “Mồm huýt sáo vang / Như con chim chích ” Qua đó, hình ảnh Lượm tự tin, hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc của mình. - Nhịp thơ 2/2, kết hợp với từ láy tượng hình, cùng nghệ thuật so 0,5 sánh - Khái quát lại suy nghĩ, tình cảm về hình ảnh Lượm qua đoạn trích. Câu 2 Yêu cầu HS viết bài theo bố cục sau: 5,0 1. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt, giới thiệu chung về quang cảnh sân trường giờ ra chơi - Ấn tượng, cảm xúc ban đầu của bản thân ( yêu thích, vui vẻ ) 2. Thân bài: Kết hợp miêu tả theo các trình tự thời gian, không gian a. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi: 0,5 - Sân trường lặng lẽ, vắng vẻ. - Những hàng cây xào xạc trong gió, tiếng chim kêu b. Cảnh sân trường trong giờ ra chơi: 3,0 - Tả cảnh bao quát: Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, HS ùa ra như bầy chim vỡ tổ - Tả cảnh tập thể dục giữa giờ - Trò chơi nhẩy dây của một nhóm bạn nữ - Trò chơi đá cầu - Trò chơi kéo co
  4. - Một vài nhóm HS khác đọc truyện c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi: 0,5 - Tiếng trống vang lên báo hiệu kết thúc giờ ra chơi. - HS khẩn trương trở về lớp học chuẩn bị cho giờ học mới 3. Kết bài: - Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em về giờ ra chơi: thú vị, sảng 0,5 khoái, bổ ích