Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Tài (Có đáp án)

doc 7 trang hoaithuk2 23/12/2022 4913
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Tài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_6_sach_canh_dieu_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Tài (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2022-2023 HUYỆN PHÙ MỸ Môn: NGỮ VĂN6 TRƯỜNG THCS MỸ TÀI Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề đề xuất I/MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Vận dụng % TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao điểm kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện dân hiểu gian (truyền thuyế). 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 cổ tích. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện dân Nhận biết: gian (truyền - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, thuyết, cổ nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người tích) kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. 3 TN 5TN 2TL - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Viết 2. Kể lại Nhận biết: 1TL* một truyền - Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 1TL* 1TL* 1TL* thuyết hoặc - Xác định đúng yêu cầu của đề. truyện cổ Thông hiểu: tích.
  3. Triển khai được bài văn tự sự với bố cục ba phần hợp lí, kể sự việc đầy đủ, đúng trình tự. Vận dụng: - Tạo lập được bài văn tự sự, Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. Vận dụng cao: Diễn đạt mạch lạc, lời kể sinh động, hấp dẫn, có cảm xúc, sáng tạo. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. III/ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ văn bản dưới đây: Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn[1]. Một người ở vùng núi Tản Viên[2] có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, bèn cho mời các Lạc hầu[3] vào bàn bạc. Xong, vua phán[4]: - Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ[5] đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta. Hai chàng tâu[6] hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao[7], mỗi thứ một đôi”. Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng[8]. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. (Trích “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, SGK Ngữ văn 6, tập 2, sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, tr.13, NXB Giáo dục Việt Nam). Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là ai? A. Sơn Tinh. B. Thủy Tinh. C. Sơn Tinh, Thủy Tinh. D. Mị Nương. Câu 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể được chia thành mấy phần? A. Hai phần. B. Ba phần. C. Bốn phần. D. Năm phần. Câu 3. Nội dung chủ yếu trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì? A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta. B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ. C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ. D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh.
  5. Câu 4. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu? A. Hùng Vương kén rể. B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh. C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. D. Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không. Câu 5. Một trong những yếu tố làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là những chi tiết nghệ thuật kì ảo, đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 6. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân dân trong lao động? A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên. B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên. C. Thần thánh hóa thiên nhiên để bớt sợ hãi. D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên. Câu 7. Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy? A. Đầy đủ. B. Ruộng đồng C. Lềnh bềnh. D. Cuối cùng. Câu 8. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc A. dựng nước. B. giữ nước. C. đấu tranh chống thiên tai. D. xây dựng nền văn hóa dân tộc. Câu 9. Nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyện. Câu 10. Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh hãy nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em đã được học.
  6. IV / HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 C 0,5 9 - Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống 1,0 thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. (0,5) - Thủy Tinh: là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. (0,5) 10 1,0 - Gây thiệt hại về tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con (0,5) người. (0,5) - Tàn phá nhà cửa ruộng vườn, gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một truyện truyền thuyết 0,25 hoặc truyện cổ tích. c. Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích đã học. 3,0 Học sinh có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Biết sử dụng ngôi kể thứ ba để kể, kể theo trình tự thời gian. - Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích theo đúng bố cục: + Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Kể lại các sự việc theo trình tự. + Cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện được kể. d. Chính tả ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25