Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 5460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NAM TRỰC NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn Lớp 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (2 điểm). Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu phương án đúng vào tờ giấy thi. Câu 1. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết vào năm nào? A: 1977 B: 1978 C: 1979 D: 1980 Câu 2. Trong hai câu thơ sau: “ Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về.” từ “Hình như” thuộc thành phần nào? A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp Câu 3. Câu nào dưới đây (trích từ tác phẩm “ Chiếc lược ngà”) có chứa hàm ý? A. Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái. B. Cơm sôi rồi nhão bây giờ. C. Sao cháu không gọi ba cháu. D. Cơm mà nhão má về thế nào cũng bị đòn Câu 4. Hai câu thơ: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” sử dụng biện pháp tu từ nào? A.Nhân hoá, so sánh. B.Ẩn dụ, hoán dụ. C.Nói quá, liệt kê. D.Chơi chữ, điệp từ. Câu 5 Văn bản “ Bàn về đọc sách” sử dụng phương thức biểu đạt giống văn bản nào sau đây? A. Lặng lẽ Sa Pa. B. Chuyện người con gái Nam Xương C. Tiếng nói văn nghệ D Cố hương. Câu 6. Văn bản nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống khác văn bản nghị luận về tư tưởng đạo lý ở điểm nào? A. Về ngôn ngữ diễn đạt. B. Về nội dung nghị luận. C. Về cấu trúc văn bản. D. Về sự vặn dụng thao tác lập luận. Câu 7. Theo tác giả Vũ Khoan, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước sang thế kỉ mới là gì? A. Một trình độ học vấn cao. B. Tiền của C. Một cơ sở vật chất tiên tiến. D. Chuẩn bị bản thân con người. Câu 8. Hình ảnh nào sau đây không có trong ước nguyện của Thanh Hải trước đất nước bước vào xuân? A. Con chim. B. Nhành hoa. C. Nốt trầm. D.Cây tre. Phần II. Tự luận Câu 1(1điểm). Cho đoạn văn. “ Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.” a. Xác định câu đơn đặc biệt trong đoạn trích. b. Xác định phép liên kết câu trong đoạn trích. Câu 2(2.0 điểm). Dựng một đoạn văn(13-15câu) nêu suy ngĩ của em về vấn đề thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên hiện nay. Câu 3( 5.0điểm) Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM TRỰC HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học 2016-2017 I. Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm) Chọn chỉ một phương án trả lời đúng nhất. Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B A C B D D II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) a) Câu đơn đặc biệt: Im ắng lạ (0.5 đ) b) Phép liên kết được sử dụng: - Phép lặp từ ngữ: Tôi (câu 3); Tôi (câu 4); Lời tôi (câu 6) (0.5đ) - Lưu ý: Nếu chỉ nêu tên phép lặp từ ngữ chỉ cho 0.25đ Câu 2 (2.0 điểm) Hình thức: viết đúng 1 đoạn văn , từ 13-15 câu (có chấm số thứ tự câu) cho 0.5đ Nội dung Điểm - Học sinh nêu vấn đề gian lận trong kiểm tra thi cử đang là điểm nóng thu hút 0.5đ nhiều sự quan tâm của dư luận. - Biểu hiện của gian lận đó là: nhắc bài, quay cóp, thi hộ, thi thuê trong kiểm tra thi cử - Nguyên nhân: Học sinh, sinh viên mải chơi lười học nhưng lại muốn điểm 0.5đ cao, thích thành tích. Một số bậc cha mẹ luôn bắt con cái phải có kết quả tốt - Tác hại: Học sinh sẽ không có kiến thức, nảy sinh tâm lí ỷ nại dựa dẫm - Hướng khắc phục: Nhà trường, các thầy cô giáo nghiêm túc trong kiểm tra 0.5đ đánh giá. Học sinh sinh viên phải có ý thức tự giác, chăm chỉ, chấp hành đúng nội quy trường lớp. Các gia đình quan tâm sâu sát tới tình hình học tập của con em. Có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp thi hộ thi thuê. - Học sinh liên hệ cá nhân * Lưu ý: Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm phù hợp với cách hiểu và sự lập luận của học sinh. Khuyến khích các bài viết sáng tạo có bố cục viết đoạn với trình độ lập luận chặt chẽ, bộc lộ được quan điểm của người viết về vấn đề thiếu trung thực trong thi cử kiểm tra hiện nay. Câu 3 (5.0 điểm). Nội dung Điểm A. Mở bài. Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai trong tác phẩm “ Làng” – 0.5đ Kim Lân. Đây là một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm rõ tình yêu làng yêu nước 4.0đ của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện: - Ông Hai ở nơi tản cư vẫn nhớ về làng chợ Dầu, vẫn luôn lắng nghe tin tức thời 0.25đ sự về kháng chiến. - Tâm trạng ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc: + Tâm trạng ông Hai khi vừa nghe tin từ những người tản cư ở dưới xuôi lên . 0.5đ Đó là sự choáng váng vì quá đột ngột và sau đó là sự lảng tránh, lo sợ. + Tâm trạng ông Hai trên đường về nhà ông vô cùng tủi nhục và lo lắng.
  3. + Tâm trạng ông Hai trong những ngày ở nhà với những cuộc đấu tranh nội tâm 0.5đ gay gắt, những nỗi lo sợ, buồn chán. Vừa về đến nhà ông lão nhìn lũ con thấy tủi thân thương cho các con cũng bị mang tiếng là dân Việt gian. Trong những ngày ở nhà bao nhiêu ý nghĩ ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Ông Hai không chỉ nghĩ cho gia đình mà còn nghĩ cho những người dân làng chợ 2.0đ Dầu còn đang tan tác ở nhiều nơi. Sự xấu hổ, đau đớn luôn đeo đẳng, ám ảnh ông Hai khiến ông lúc nào cũng lo lắng sợ hãi (chột dạ, nơm nớp, lủi ra góc nhà, nín thít, sợ nghe những tiếng Tây Việt gian, cam nhông ). Từ chỗ yêu làng, ông Hai thù làng: ” “ Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ ”. Như vậy tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu nước, yêu kháng chiến. Người duy nhất ông Hai có thể san sẻ chuyện trò là cậu con trai út, ông trò chuyện để vơi bớt nỗi lòng đau khổ, trút gắnh nặng mặc cảm và thổ lộ tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng. - Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính, đó là niềm vui tột bậc. Ông lại đi khoe, đi kể về làng chợ Dầu, về việc nhà ông bị Tây đốt để minh chứng, để khẳng định làng ông một lòng theo cách mạng. 0.25đ * Đánh giá - Khái quát nhân vật: Nhân vật ông Hai là nhân vật chính của truyện ngắn Làng, đây là nhân vật tiêu biểu của hình ảnh người nông dân trong thời kì kháng chiến 0.5đ chống Pháp. Nhân vật ông Hai được tác giả thể hịên sinh động trong tình yêu làng, yêu nước. - Nghệ thuật thể hiện: tác giả đã Xây dựng tình huống là tin làng Dầu theo giặc để thể hiện nhân vật. Sử dụng hình thức trần thuật hiệu quả như độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. - Nguyên nhân thành công: Phải là người am hiểu và gắn bó với cuộc sống của người nông dân thì Kim Lân mới có thể miêu tả sinh động, chân thực như vậy. C. Kết bài: Nêu ấn tượng khái quát về nhân vật ông Hai. 0.5đ * Lưu ý: - Giám khảo căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế bài làm của học sinh để cho điểm cho phù hợp. Học sinh có thể trình bày sắp xếp theo những cách khác nhau , miễn là đủ ý, hệ thống và chặt chẽ. Biểu điểm trên đây đã ghi điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu học sinh chưa đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng làm bài thì không thể đạt điểm tối đa. Bên cạnh yêu cầu kiến thức còn yêu cầu về kĩ năng viết văn nghị luận của học sinh. - Động viên những bài viết sáng tạo , văn phong trong sáng giàu cảm xúc. - Điểm trừ: + Sai từ 3 đến 5lỗi chính tả, 2 đến 3 lỗi diễn đạt trừ 0,5 điểm + Sai từ 6 lỗi chính tả, 4 lỗi diễn đạt trở lên trừ 1,0 điểm (Điểm trừ không quá 1điểm) Hết