Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Mã đề 210 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 5201
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Mã đề 210 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Mã đề 210 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ÂN THI ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC SƠN Năm học: 2019-2020 Môn: KHTN LỚP 6 Mã đề thi: 210 Thời gian làm bài: 45 phút (20 câu trắc nghiệm) Họ, tên học sinh: Lớp 8: Phần trắc nghiệm: 5 điểm Chọn và khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất. Câu 1: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong các lực sau: A. Lực căng B. Lực kéo C. Lực đẩy D. Lực hút Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây là động vật không xương sống: A. San hô, ốc sên, lươn, thủy tức. B. Trai, cua, gà, châu chấu. C. Giun đất, cua, nhện, châu chấu. D. Ong, sứa, tôm, chuột. Câu 3: Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để A. Tiết kiệm thanh ray. B. Dễ uốn cong đường ray. C. Tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng. D. Dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế. Câu 4: Vì sao ngồi dưới bóng cây mát hơn ngồi dưới bóng cây mát hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì A. Vật liệu xây dựng có độ bức xạ cao, lượng nhiệt được hấp thụ lớn B. Dưới tán lá, không khí đã được quang hợp tạo ra khí cacbonic và hơi nước. C. Không khí dưới tán lá không được thông thoáng bằng dưới mái che vật liệu xây dựng D. Nhiệt độ cao gặp tán lá không bị hấp thụ vào thân và lá. Câu 5: Một người đi xe máy với vận tốc 40km/h. Quãng đường người đó đi được sau 30 phút là A. 45 km B. 20 km C. 25 km D. 40km Câu 6: Chuyển động của vật nào dưới đây không bị biến đổi? A. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h. B. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại. C. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi. D. Một cái thùng đặt trên một toa tàu đang chạy chậm dần, rồi dừng lại. Câu 7: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng? A. Nước, không khí, sắt. B. Không khí, sắt, nước. C. Không khí, nước, sắt. D. Sắt, nước, không khí. Câu 8: Nhóm động vật gây hại cho nông nghiệp là: A. Ốc bươu vàng, ong, châu chấu, chuột đồng. B. Ốc bươu vàng, ốc sên, châu chấu, chim sâu. C. Ốc bươu vàng, ốc sên, châu chấu, chuột đồng. D. Ốc sên, châu chấu, chuột đồng, cú mèo. Câu 9: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự nở vì nhiệt của chất khí. C. Sự nở vì nhiệt của các chất. D. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. Trang 1/2 - Mã đề thi 210
  2. Câu 10: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng. A. Ô tô chuyển động so với mặt đường ; B. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. C. Ô tô đứng yên so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với người lái xe; Câu 11: Nơi có độ đa dạng cao là A. Sa mạc B. Rừng ngập mặn C. Đồng cỏ D. Rừng mưa nhiệt đới Câu 12: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến dạng quả bóng. B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. C. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 13: Nói người đi xe máy từ Hưng Yên tới Hà Nội với vận tốc 50 km/h điều cho ta biết gì? A. Vận tốc trung bình của xe máy. B. 1 giờ người đó đi được 50 km C. Vận tốc chuyển động đều của xe máy. D. Vận tốc của người đó. Câu 14: Chỉ ra kết luận đúng: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng thấp thì tốc độ bay hơi càng nhiều. B. Gió thổi càng yếu thì tốc độ bay hơi của chất lỏng càng nhỏ, không có gió thì chất lỏng không bay hơi. C. Mặt thoáng của chất lỏng càng hẹp thì chất lỏng bay hơi càng chậm. D. Nhiệt độ càng cao thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh. Câu 15: Trường hợp nào dưới đây xảy ra đối với lực ma sát A. Làm cản trở lại chuyển động của vật B. Tốc độ chuyển động tăng lên C. Không làm thay đổi tốc độ chuyển động của vật. D. Làm cho vật tăng dần vận tốc Câu 16: Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm : A. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn. B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn D. Cùng phương, cùng chiều Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nào trong các nguyên nhân dưới dây dẫn đến sự suy giảm của một số loài động vật. A. Do con người xây dựng các khu đô thị làm mất diện tích rừng tự nhiên. B. Do một số hoạt động của con người như: đốt rừng, chặt phá rừng, săn bắt động vật bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường. C. Do con người chưa có biện pháp bảo tồn các loài động vật. D. Do rác thải sinh hoạt của con người, làm ô nhiễm môi trường. Câu 18: Sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở A. Đa dạng về phương thức sống và có nhiều lợi ích B. Đa dạng về cấu trúc cơ thể do có ít loài C. Đa dạng về môi trường sống và chúng có nhiều tác hại D. Đa dạng về số loài, phương thức sống và phong phú về số lượng cá thể, môi trường sống Câu 19: Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút một lực bằng bao nhiêu Niutơn ? A. 5 N B. 10 N C. 20 N D. 50 N Câu 20: Nhiệt kế y tế dùng để đo: A. Nhiệt độ cơ thể B. Nhiệt độ của nước C. Đo độ rượu D. Đo nhiệt độ không khí HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 210