Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3851
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2014-2015 GIAO PHONG MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I.TRẮC NGHIỆM-2 ĐIỂM Khoanh tròn chữ cái in hoa đầu dòng ở phương án trả lời đúng cho các câu dưới đây: Câu 1: Những bài thơ sau đây,bài thơ nào không thuộc phong trào Thơ mới? A. Quê hương C. Tức cảnh Pác Bó B. Nhớ rừng D. Khi con tu hú Câu 2: Điểm giống nhau giữa thể chiếu và hịch là ở điểm nào? A.Đều có thể viết bằng văn xuôi,văn vần hoặc văn biền ngẫu B.Cùng là thể văn nghị luận,có kết cấu chặt chẽ,lập luận sắc bén C.Là thể văn dùng để ban bố mệnh lệnh D.Là loại văn bản ban bố công khai Câu 3: Trong bốn kiểu câu dưới đây, kiểu câu nào gần như được dùng ở tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau? A.Câu nghi vấn C.Câu cảm thán B.Câu cầu khiến D.Câu trần thuật. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu: “ Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn , toàn quyền bé nữa.”? A.Giọng mỉa mai, châm biếm B.Giọng đay nghiến, cay nghiệt C.Giọng lạnh lùng, cay độc D.Giọng thân tình, suồng sã Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất mục đích viết văn bản tường trình? A.Nhằm đề đạt ý kiến, nguyện vọng cá nhân B.Nhằm thông báo tình hình của đơn vị, tập thể C.Nhằm làm cho cấp trên hặc một tổ chức nào đó hiểu đúng sự việc D.Cam đoan làm hoặc không làm một việc nào nữa Câu 6: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là tư tưởng tình cảm gì? A.Lòng căm thù giặc B.Tinh thần lạc quan C.Niềm tự hào dân tộc D.Tư tưởng nhân nghĩa Câu 7: Từ “văn hiến”trong văn bản “Nước Đại Việt ta” được hiểu là gì? A.Ngôn ngữ tác phẩm văn chương B.Ngôn từ người tài giỏi C.Truyền thống lịch sử vẻ vang D.Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp Câu 8: Trong văn bản “Hịch tướng sĩ”, khi nói: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng hành động trình bày,đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
  2. PHẦN II: TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM Câu 9: 3 điểm: Cho 2 câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. a. Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào?Của tác giả nào?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. b. Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ trên. Câu 10: 5 điểm Truyện ngắn “Lão Hạc” cuả nhà văn Nam Cao đã thể hiện rất rõ cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh và những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý trên. Hết
  3. TRƯỜNG THCS GIAO PHONG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 8 PHẦN I- TRẮC NGHIỆM: 2 ĐIỂM Học sinh khoanh tròn theo đúng đáp án sau,mỗi câu cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C,D A,B,D D A C C D B Những câu có từ 2 đáp án trở lên học sinh khoanh đủ thì mới cho điểm. Câu 9: a. Hai câu thơ trích trong bài thơ “Quê hương” (0,25 điểm) Tác giả: nhà thơ Tế Hanh (0,25 điểm) -Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ “ Quê hương” được nhà thơ Tế Hanh sáng tác trong lúc ông xa quê hương, in trong tập “ Nghẹn ngào”(1939), sau được in lại trong tập “Hoa niên”(1945). (0,25 điểm) b. -Học sinh cảm nhận được hình ảnh so sánh: “Cánh buồm”như “mảnh hồn làng” là hình ảnh hay đặc sắc.Cánh buồm là biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương.Nó tượng trưng cho sức mạnh,lao động sáng tạo,ước mơ về ấm no ấm hạnh phúc của quê nhà.Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng đi chinh phục biển khơi của đoàn trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. (1 điểm) -Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh nhân hóa: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn”khiến cho hình ảnh cánh buồm như một sinh thể sống động,có linh hồn. Đây là câu thơ đậm đà ý vị mang cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ. Hình ảnh cánh buồm được nhân hóa gợi tả cuộc đời của những người dân làng chài phải trải qua nhiều mưa nắng, ra khơi bằng cả lòng quyết tâm. . Cánh buồm tượng trưng cho hồn cốt,thần thái người dân miền biển,là niềm tự hào và khát vọng chinh phục biển khơi. (1điểm). -Hai câu thơ cho thấy một hồn thơ Tế Hanh trẻ trung, tinh tế, tài hoa với tình yêu quê hương trong sáng, tha thiết.Từ đó ta càng hiểu hơn quê hương chính là mảnh đất tâm hồn chắp cánh cho hồn thơ Tế Hanh bay bổng hơn,lãng mạn hơn. (0,25 điểm) *Cách cho điểm Diễn đạt lưu loát như yêu cầu cho điểm như trên. Thiếu ý nào trừ điểm ý đó.Cảm nhận sơ sài cho từ 1-1,5 điểm. Câu 10: (5 điểm) *Yêu cầu: 1.Mở bài: Nêu vấn đề cần chứng minh:Lão Hạc chịu cuộc sống nghèo khổ bất hạnh nhưng có những phẩm chất tốt đẹp. 2.Thân bài: Học sinh dựa vào truyện ngắn “Lão Hạc”để chứng minh các luận điểm sau: a,Luận điểm 1:Lão Hạc chịu cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh: - Lão Hạc phải sống cuộc sống nghèo khổ đến nỗi không đủ tiền cưới vợ cho con khiến con lão phẫn chí bỏ đi ở đồn điền cao su. (dẫn chứng chứng minh).
  4. - Lão sống cô đơn buồn tủi. Trong những ngày xa con, lão chỉ có “cậu Vàng” làm bạn. Nghèo khổ quá cuối cùng lão cũng phải bán “cậu Vàng” để lại trong lòng lão một sự đau đớn xót xa, ân hận vô cùng.(dẫn chứng chứng minh). -Lão khổ tâm, dằn vặt vì chuyện bán chó, và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời mình bằng mồi bả chó xin được của Binh Tư.(dẫn chứng chứng minh). b. Luận điểm 2: Lão Hạc có những phẩm chất vô cùng cao đẹp. -Lão Hạc là người sống rất đôn hậu, yêu thương loài vật (dẫn chứng chứng minh) -Lão Hạc yêu thương con,giàu đức hi sinh,nhân cách sống cao thượng(dẫn chứng chứng minh) *Đánh giá vấn đề cần chứng minh: Qua truyện ngắn nhà văn Nam Cao đã cho chúng ta hiểu rõ cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân làm cho chúng ta cảm phục trước những phẩm chất cao đẹp và trong sáng của người nông dân. 3.Kết bài -Khẳng định vấn đề cần chứng minh: Lão Hạc chịu cuộc sống nghèo khổ bất hạnh nhưng có những phẩm chất tốt đẹp. -Bài học cho bản thân về vấn đề chứng minh. *Cách cho điểm 1.1 Mở bài: 0,5 điểm. -Học sinh biết dẫn dắt để giới thiệu vấn đề cần chứng minh một cách tự nhiên, rõ ràng (cho 0,5 điểm). -Mở bài còn lủng củng (cho 0,25 điểm). 2.2 Thân bài: 4 điểm. -Học sinh biết sử dụng những chi tiết tiêu biểu trong truyện để chứng minh từng luận điểm như yêu cầu một cách rõ ràng,diễn đạt lưu loát,biết cách phân tích dẫn chứng để làm rõ luận điểm thì cho điểm như sau: +Luận điểm 1 : 1,75 điểm (Phân tích sơ sài, thiếu dần chứng cho 1 điểm). +Luận điểm 2: 1,75 điểm (Phân tích sơ sài, thiếu dần chứng cho 1 điểm). -Phần đánh giá cho 0,5 điểm ( Sơ sài cho 0,25 điểm) 3.3 Kết bài: 0,5 điểm -Kết bài đầy đủ ý như yêu cầu một cách cô đọng (cho 0,5 điểm). -Kết bài sơ sài (cho 0,25 điểm). *Chú ý: Bài làm tròn đến 0,5 điểm