Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 5500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2014-2015 GIAO PHONG MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2 ĐIỂM Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: C©u 1: Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác“ ?. A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa. B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả khi đến viếng lăng Bác. C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm lăng Bác. D. Những suy nghĩ về quê hương, đất nước vµ con ng­êi xø HuÕ. Câu 2: Văn bản“ Những ngôi sao xa xôi „ của Lê Minh Khuê thuộc thể loại văn bản nào? A. Hồi kí B. Truyện ngắn C. Tùy bút D. Phóng sự Câu 3: Bộ phận gạch chân trong câu văn san là thành phần gì của câu? Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. A.Thành phần tình thái C.Thành phần gọi- đáp B.hành phần cảm thán D.Thành phần phụ chú Câu 4:Trong các truyện sau, truyện nào được kể theo ngôi thứ nhất? A. Chiếc lược ngà C. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa D. Những ngôi sao xa xôi Câu 5: Nhận định nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài văn nghị luận xã hội? A. Nêu rõ vấn đề nghị luận B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chững xác đáng C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp D. Lời văn gợi cảm, trau truốt Câu 6: Đoạn văn sau liên kết với nhau bằng những phép liên kết câu nào? Họa sĩ nào cũng đế Sa Pa. Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sí Hoàng Kiệt này ( Nguyễn Thành Long- Lặng lẽ Sa Pa) A. Phép lặp từ ngữ C. Phép nối B. Phép thế D. Phép đồng nghĩa Câu 7:Nội dung nào sau đây không phải là mặt mạnh của con người Việt Nam? A. Thông minh, nhạy bén với cái mới. B. Cần cù, sáng tạo trong công việc. C. Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau. D. Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tính kỉ luật cao trong công việc. Câu 8: Trong các văn bắn sau, văn bản nào có tính pháp lí? A. Biên bản C. Hợp đồng B. Đề nghị D. Báo cáo
  2. PHẦN TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM Câu 1 (3 điểm) a. Chép theo trí nhớ khổ cuối bài thơ “Sang thu”. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. b. Trình bày cảm nhận về đoạn thơ vừa chép. Câu 2( 5 điểm): Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Hết
  3. TRƯỜNG THCS GIAO PHONG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 9 Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. Đối với những câu có nhiều đáp án đúng, học sinh lựa chọn đúng, đủ các đáp án mới cho điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 A,B,C B D A,D D A,B D C Phần tự luận: 8 điểm Câu 1( 3 điểm) a.Học sinh chép theo trí nhớ khổ cuối bài thơ như trong sách giáo khoa 0.5 Sai một từ không cho điểm - Tác giả: Hữu Thỉnh 0,25 - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1977 nhân một lần nhà thơ tham gia trại sáng tác thơ ở ngoại thành Hà Nội. 0,25 b.Học sinh cảm nhận được những ý cơ bản sau: - Khổ thơ cuối tiếp tục là những cảm nhận tinh tế của tác giả về cảnh thiên nhiên sang thu. Qua đó gửi gắm chiêm nghiệm về cuộc đời. 0,25 - Phân tích ba câu thơ đầu: Cảnh vật thời tiết lúc sang thu đã thay đổi, tuy vẫn còn dấu hiệu của mùa hạ nhưng đã giảm dần về mức độ, cường độ chậm dần, từ từ lặng lẽ bước vào thu.(Phân tích các hình ảnh: nắng, mưa, sấm ) 0,5 - Hai câu cuối là chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời: Đối với những con người đã từng trải, từng vượt qua những bước thăng trầm của cuộc đời, họ sẽ trở nên vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, họ sẽ trở nên chính chắn, điềm đam hơn. 0,75 + Phân tích nghĩa thực của các hình ảnh: Sấm, hàng cây đứng tuổi. +Nghĩa ẩn dụ : “sấm” tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ chỉ cho những con người từng trải - Từ sự sang thu của tạo vật mà bỗng nhận ra sự sang thu của đời người. Con người lúc sang thu không còn bồng bột, sôi nổi, ào ạt như thời trai trẻ nữa mà trở nên chín chắn, đúng mức hơn Đây là nét mới trong cảm xúc về mùa thu của Hữu Thỉnh. 0,5 Câu 2: 5 điểm Mở bài -Giới thiệu tác giả: Nguyễn Dữ là người sống ở thế kỉ XVI, thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài -Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện của tập “Truyền kì mạn lục”.Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam -Nhân vật Vũ Nương: Xinh đẹp, đức hạnh nhưng cuộc đời đầy oan trái. Thân bài:-Triển khai phân tích : * Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa: Luôn bị chà đạp, vùi dập, bị đối xử bất công, vô lí, bị đẩy vào những éo le oan khuất không thể minh oan 1.Vẻ đẹp truyền thống
  4. *Người con gái “Thùy mị. nết na” và “ tư dung tốt đep” * Người vợ thủy chung +Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người phụ nữ khéo léo, đôn hậu +Khi tiễn chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy chúc chồng mong ngày về mang theo hai chữ bình yên. Nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. +Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết *Người mẹ hiền, dâu thảo: +Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang và giàu tình thương mến. Trương Sinh đi lính, một tay nàng quán xuyến lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con thơ, một lòng chung thủy chờ chồng. +Lời của ng­êi người mẹ chồng trước khi ghi nhận công ơn của nàng với gia đình nhà chồng *Người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến xưa. 2. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương: *Tình duyên ngang trái: Nguyễn Dữ cảm thương cho Vũ Nương, người vợ nhan sắc, đức hạnh phải lấy Trương Sinh vũ phu, vô học và có tính đa nghi, đối với vợ luôn phòng ngừa quá sức. *Mòn mỏi đợi chờ vất vả gian lao: + Đọc tác phẩm ta thấy được nỗi niền đau đáu của nhà văn với Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội phong kiến .Đó là sự xót xa cho hoàn cảnh éo le của người phụ nữ +Trương Sinh đi lính, mọi gánh nặng gia đình đặt lên đôi vai người vợ trẻ, Vũ Nương thay chồng vất vả nuôi mẹ, nuôi con. *Cái chết thương tâm: Việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về, nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc Nguyễn Dữ đã xót thương cho người con gái Nam Xương nhan sắc mà mệnh bạc +Khi bị chồng nghi oan, nàng đã phân trần để chồng thấu hiểu nỗi lòng mình, nghĩa là cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng Trương Sinh không để nàng phân trần đã mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương tự vẫn để mãi mãi soi tỏ với đời, vào nước xin làm ngọc Mĩ Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ + Bi kÞch cña Vò N­¬ng tõ chuyÖn gia ®×nh, chång con nh­ng nguyªn nh©n s©u xa lµ do chiÕn tranh phong kiÕn g©y nªn. Qua đó tố cáo chiến tranh phong kiến * Nỗi oan cách trở: Chi tiết kì ảo cuối truyện thể hiện nỗi oan tình của Vũ Nương được giải nhưng âm- dương đã đôi đường cách trở, nàng không thể trở về nhân gian được nữa . 3.Đánh giá: - Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến nam quyÒn ®éc ®o¸n, xem trọng quyền uy của những kẻ giàu có và những người đàn ông trong gia đình - NghÖ thuËt kÓ chuyÖn khÐo, s¾p ®Æt c¸c t×nh tiÕt hîp lÝ, s¸ng t¹o chi tiÕt “c¸i bãng” ®­îc cµi ®Æt ®Çy dông ý. T¸c gi¶ cßn s¸ng t¹o c¸c chi tiÕt k× ¶o hoang ®­êng nh»m t« ®Ëm tÝnh chÊt truyÖn truyÒn k×. - Liên hệ với một số tác phẩm cùng đề tài: Ca dao dân ca, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” cña Đoàn Thị Điểm Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa truyện -Suy nghĩ của bản thân
  5. * BiÓu ®iÓm: Phần mở bài, kết bài đủ các ý như trên cho mỗi phần 0,5 điểm, sơ sài cho 0,25 - Điểm cả câu 2: Bài làm đảm bảo các ý cơ bản như trên, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt cho từ 4,5 - 5 điểm. Bài làm đảm bảo các ý cơ bản như trên, lập luận còn thiếu chặt chẽ, có dẫn chứng đầy đủ không mắc lỗi diễn đạt cho từ 3,5 - 4 điểm. Bài làm đảm bảo các ý cơ bản như trên, lập luận còn thiếu chặt chẽ, thiếu dẫn chứng, hoặc dẫn chứng không chọn lọc, mắc một số lỗi diễn đạt cho từ 2,5 - 3 điểm. Bài làm còn thiếu ý, lập luận thiếu chặt chẽ, chưa có sức thuyết phục cao, ít dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt cho từ 1-2 điểm. Bài làm không trình bày được các ý như trên hoặc chưa đúng thể loại văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích : Không cho điểm. ( Lưu ý: Người chấm căn cứ vào từng bài làm của học sinh mà linh hoạt cho điểm. Điểm toàn bài làm tròn tới 0,5)