Đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Phòng giáo dục và đào tạo Ngọc Lặc (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Phòng giáo dục và đào tạo Ngọc Lặc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_mui_nhon_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Phòng giáo dục và đào tạo Ngọc Lặc (Có đáp án)

  1. Phòng GD&ĐT đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn lớp 8 Huyện ngọc lặc Năm học: 2008 - 2009 môn: lịch sử Thời gian làm bài: 120 phút. (Không kể thời gian giao đề) I/ lịch sử thế giới: (11 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chọn những từ chính xác Để điền vào ( ) sao cho phù hợp với nội dung xây dựng chính quyền Xô - viết ở nước Nga. “Sắc lệnh ruộng đất đã nhanh chóng được thực hiện. Hơn 150 triệu héc ta ruộng đất của được trao cho Lần đầu tiên ở nước Nga, toàn thể có ruộng cày. Chính quyền Xô-viết tuyên bố xóa bỏ các đẳng cấp xã hội và những đặc quyền của ; thực hiện bình quyền; các hoàn toàn bình đẳng; có quyền tự quyết và tự do phát triển nắm các ngành kinh tế then chốt: ngân hàng, đường sắt, ngoại thương, hầm mỏ, trao cho quyền kiểm soát sản xuất” Câu 2: (2 điểm) Hãy nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? Câu 3: (2 điểm) Nêu nội dung chủ yếu của chính sách ''Kinh tế mới'' ? Chính sách này đã tác động như thế nào tới tình hình nước Nga? Câu 4: (2 điểm) Nêu những nét chung về phong trào độc lập ở châu á? Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1929? Câu 5: (3 điểm) a, Nêu nguyên nhân , hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)? b, Vì sao gọi đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nhiều nhất? II/ Lịch sử Việt Nam : (9 điểm) Câu 1: (2 điểm ) Em hãy phân tích nguyên nhân vì sao khi xâm lược nước ta, Thực dân Pháp lại đánh vào Đà Nẵng? Câu 2: (3 điểm) Em hãy nêu những hoạt động chính của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước tới năm 1920? Câu 3: ( 4 điểm ). Em hãy nêu và so sách nội dung của hai bản Hiệp ước Hác Măng 1883 và Hiệp ước Pa tơ nốt 1884? Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. hướng dẫn chấm Môn Lịch sử lớp 8
  2. Câu 1: (2 điểm): Mỗi từ điền đúng 0,25 điểm Thứ tự lần lượt là: Địa chủ nông dân nông dân Giáo hội Nam nữ dân tộc Nhà nớc công nhân. Câu 2: (2 điểm): - Gây tai họa khủng khiếp cho nhân loại: 10 triệu ngời chết, bị thơng hơn 20 triệu ngời, thiết hại vật chất tới 85 tỉ đô la. (0,5 điểm) - Chỉ đem lại lợi ích cho các nớc thắng trận, các nớc bại trận lại mất hết thuộc địa. (0,5 điểm) - Làm cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc không ngừng phát triển nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mời Nga. (0,75 điểm) - Bố cục, trình bày, chữ viết (0,25 điểm) Câu 3: (2 điểm): a, Nội dung: - Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay bằng chế độ thu thuế lương thực.(0,5) - Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.(0,25) - Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. (0,25) b, ảnh hưởng: - Nông ngiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. .(0,5) - Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước năm 1925, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt mức sấp sĩ trước chiến tranh. (0,5) Câu 4: (2 điểm): a, Nét chung: - Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển rộng khắc các nước châu á. (0,5) - Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các Đảng cộng sản được thành lập và giữa vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng các nước châu á ( Trung Quốc, Việt Nam ) (0,5) b, Cách mạng Trung Quốc: .- 4-5-1919 bùng nổ phong trào ''Ngũ tứ''. (0,25) - 7-1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập. (0,25) - Năm 1928-1929, nhân dân TQ đứng lên lật đổ nền thống trị tập đoàn Quốc Dân Đảng. (0,25) - 7-1937, Nhật xâm chiếm TQ,giai đoạn Quốc - Cộng hợp tác. (0,25) Câu 5: (3 điểm): a, Nguyên nhân: (2 điểm) - Các nước tư bản phương Tây, phương đông sau chiến tranh thế giới thứ nhất ra sức đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp, nông ngiệp, sản xuất hàng hoá - Đời sống của nhân dân thế giới vô cùng cực khổ,chênh lệch cung- cầu quá lớn. - Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm từ 1929-1933 trên tất cả các ngành, các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, nền kinh tế thế giới. c, Hậu quả: (1điểm) hàng triệu người chết đói, trong khi lương thực, thực phẩm thừa ,chủ nghĩa tư bản đem đổ hoặc làm chất đốt II/ Lịch sử Việt Nam Câu 1: (2 điểm): - Quảng Nam - Đà Nẵng là nơi có cảng nước sâu, tàu của Pháp có thể cập sát đất liền. (0,5) - Đây là khu vực có số giáo dân đông. (0,5) - Nền kinh tế nông nghiệp ở đây khá phát triển. (0,5) - Đà Nẵng cách Huế không xa, từ Đà Nẵng Pháp dễ dàng tấn công ra Huế và đánh vào Gia Định. (0,5) Câu 2: (3 điểm)
  3. - Nguyễn Tất Thành sinh 19-5-1890 trong một gia đình trí thức nghèo yêu nước ở xã Kim Liên- Nam Đàn -Nghệ An. (0,5) - 5-6-1911, tại cảng nhà Rồng,Nguyễn Tất thành xin làm phụ bếp cho tàu buôn Pháp, ra đi tìm đường cứu nước. (0,5) - 18-6-1919 các nước đế quốc họp ở Véc xai, gần thủ đô Pa ri để chia nhau quyền lợi trong chiến tranh thế giới 2, Nguyễn ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước có mặt tại đây gửi tới Hội nghị bản yêu sách 8 điểm,đây là tiếng bom đầu tiên của Người. (0,5) - Tháng 7-1920 , Nguyễn ái Quốc được đọc bản ''sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin'' đăng trên báo ''nhân đạo''.Từ đây Người đã tìm thấy con đừơng giải phóng cho dân tộc Việt Nam- con đường cách mạng vô sản. (1đ) - Tháng 12-1920 Nguyễn ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản Pháp,tham gia sáng lập ĐCS Pháp và trở thành người đảng viên cộng sản chân chính đầu tiên. (0,5) Câu 3: (3 điểm) a, Nội dung của Hiệp Ước Hác Măng; - Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì. 0,5đ - Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp. 0,5đ - Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc kì. 0,5đ - Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. 0,5đ - Công sử Pháp ở các tỉnh Bắc kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. 0,5đ - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. 0,5đ - Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc kì về Trung kì. 0,5đ b, Hiệp ước Pa- tơ -nốt về cơ bản giống Hiệp ước Hác Măng. Chỉ khác là thực dân Pháp nhân nhượng cho triều đình Huế một chút quyền lợi. 0,5đ