Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 5/1

docx 7 trang Hoài Anh 4433
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 5/1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 5/1

  1. Trường Tiểu học Thạnh Hòa ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI Họ và tên: Năm học: 2020-2021 Lớp: 5/1 Môn:Tiếng Việt Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 06/01/2021 Điểm Nhận xét của Giáo viên Ưu điểm: . Bằng số: Bằng chữ: Hạn chế: . A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1.Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Buôn Chư Lênh đón cô giáo Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ, lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao. Già Rok xoa tay lên vết chém, khen: - Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ! Rồi giọng già vui hẳn lên: - Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi! Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo: - Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào! Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng tim đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo: - Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa! - A, chữ, chữ cô giáo! Theo HÀ ĐÌNH CẨN
  2. Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau (từ câu 1, 2,3): Câu 1. (0,5đ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? A. Để mở trường dạy học B. Để du lịch và khám phá phong tục, tập quán của buôn Chư Lênh C. Để làm khách mời, tham gia một buổi tiệc ở buôn Chư Lênh Câu 2: (0,5đ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Theo phong tục, sau khi làm việc gì Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn? A. Uống hết bát rượu mà già làng đưa, sẽ được coi là người trong buôn. B. Sau khi nhận già làng là cha, sẽ được coi là người trong buôn. C. Chém một nhát dao thật sâu vào cột, sẽ được coi là người trong buôn. Câu 3: (0,5đ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Sau khi Y Hoa chém nhát dao vào cột, già Rok có phản ứng gì? A. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi khen: "Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ". B. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: "Chém mạnh thêm một chút nữa". C. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi nói: "Cô giáo chém hay lắm". Câu 4: (0,5đ) Những chi tiết nào trong bài cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý " cái chữ"? Viết câu trả lời của em: Câu 5: (1đ) Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? Viết câu trả lời của em: Câu 6: (1đ) Em hãy nêu nội dung của bài văn.
  3. Câu 7: (0,5đ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Hạnh phúc” ? A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên. B. Cảm giác sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. C. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc. Câu 8: (0,5đ) Điền từ trái nghĩa thích hợp (với các từ in đậm) vào chỗ chấm trong các thành ngữ sau: a) Hẹp nhà, bụng. b) thác, xuống ghềnh. Câu 9: (1đ) Tìm cặp quan hệ từ trong câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? Tuy bạn Lan đã cố gắng giúp nhưng kết quả học tập của Tuấn không tiến bộ nhiều. Cặp quan hệ từ: Biểu thị quan hệ: . Câu 10: (1đ) Đặt một câu sử dụng một cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả. B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) Mùa thảo quả
  4. 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ) của em. Bài làm
  5. Hướng dẫn chấm và đáp án môn Tiếng Việt lớp 5/1 I. Đọc – hiểu: Câu 1 2 3 7 8 Đáp án A C A B a) rộng b) lên Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Mỗi từ đúng 0,25đ Câu 4: (0,5đ) Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết.Y Hoa viết xong bỗng, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. Câu 5: (1đ) Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Câu 6: (1đ) Nội dung bài văn: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo (0,5đ) mong muốn con em được học hành (0,5đ). Câu 9: (1đ) - Cặp quan hệ từ: Tuy nhưng (0,5đ) - Biểu thị quan hệ: Tương phản (0,5đ) Câu 10: (1đ) Câu sử dụng đúng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả (vì nên ; do nên ) (0,5đ), đúng nghĩa (0,25đ), đúng cấu tạo (0,25đ). II. Chính tả: (2đ) GV đọc cho HS cả lớp viết. MÙA THẢO QUẢ Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Theo Ma Văn Kháng Hướng dẫn chấm chi tiết: - Tốc độ đạt yêu cầu (0,25đ); chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,5đ); trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,25đ): 1 điểm - Viết đúng chính tả: + Không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm + Mắc từ 6 lỗi – 10 lỗi: 0,5 điểm + Mắc quá 10 lỗi: 0 điểm III. Tập làm văn (8 điểm)
  6. Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ) của em. 1. Yêu cầu của đề: - Thể loại: Văn tả người. - Nội dung:Tả người thân. 2. Thang điểm: * Mở bài:(1đ): Giới thiệu được người thân mà em định tả. * Thân bài:(4đ): -Tả ngoại hình: (2đ) Tả được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặc, mái tóc, cặp mắt, ) -Tả tính tình, hoạt động: (2đ) Tả được tính tình, các hoạt động cụ thể (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ) *Kết bài: (1 điểm): Nêu được tình cảm của em với người đó. Chú ý: + Bài viết có hình ảnh, dùng từ đặt câu hay, có cảm xúc, các đoạn văn phải gắn kết với nhau. Biết liên kết câu trong đoạn.(0.5 điểm) + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.(0.5 điểm) + Bài viết có sáng tạo. (1 điểm) *Lưu ý : Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết (có thể cho các mức dưới 8; 7,5 ; 6; .)