Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 6

docx 6 trang Hoài Anh 17/05/2022 4850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 6

  1. Trường THCS Trần Phú Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Loan Tổ: Hóa- Lý- Sinh- CN Lương Thị Vân Nam Nguyễn Đình Sửu TÊN CHỦ ĐỀ: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Các kiến thức trọng tâm từ đầu năm học đến nay 2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập kiến thức để kiểm tra - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để làm bài kiểm tra 2.2. Năng lực chuyên biệt - Nhận thức KHTN: hệ thống hoá kiến thức đã được học - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề liên quan trong cuộc sống 3. Về phẩm chất: - Tích cực, chăm chỉ, có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ học tập - Trung thực trong kiểm tra, đánh giá các kết quả học tập của bản thân và các bạn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra, đáp án 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV: Phát đề cho hs - HS nhận đề và làm bài kiểm tra nghiêm - Y/cầu học sinh làm bài nghiêm túc túc, cẩn thận, chính xác MA TRẬN Cấp độ Vận Nhận biết Thông hiểu dụng Cộng Vận dụng Vận dụng Chủ đề cao TNKQ T TNKQ T TNK TL TNK TL L L Q Q Chủ đề 4: -Biết đâu là cây -Hiểu được và - Kể tên được sản -Liên hệ thực tế Một số vật lương thực, thực chọn đúng nguyên phẩm từ 1 số nêu được 1 số liệu, nhiên phẩm giàu protein liệu. nguyên liệu cách bảo quản liệu, nguyên -Biết tính chất dẫn thông dụng lương thực- liệu, lương điện của kim loại. thực phẩm thực- thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng Câu 7;8 15a 9 15b 15c
  2. Số câu 2 câu 1/3 câu 1 câu 1/3 câu 1/3 câu 4 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,25đ 1đ 0,5đ 2,5 Tỉ lệ 5% 2,5% 2,5% 10% 5% 25 Nhận biết về TB, So sánh cấu trúc tế Vẽ được sơ đồ vật sống, cấp độ bào trùng biến lưỡng phân tổ chức trong cơ Chủ đề 7: hình và tế bào vi thể đa bào, sinh Từ tế bào khuẩn? giới, phân loại thế đến cơ thể giới sống. nêu Chủ đề 8: được khái niệm Đa dạng thế và cách xây dựng giới sống khoá lưỡng phân Câu 1;2;3;4;5; 13a 14 13b 6 Số câu 6 1/2 1 1/2 8 Số điểm 1,5 1,5 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ % 15 15 10 10 50 Biết được tác Lực hấp dẫn và Lực và biểu Chủ đề 9: dụng của lực trọng lực, biểu diễn của lực LỰC xúc. diễn lực Câu 10 11,12 16 17 Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 0,25 0,5 1,0 0,75 2,5 Tỉ lệ % 2,5 5 10 7,5 25 9+ 2/3c 5 2 1,3c 17 Tổng số câu Tổng số 4,0 2,75 2,75 0,5 10 điểm Tỉ lệ % 40 27,5 27,5 5 100
  3. UBND HUYỆN ĐĂKSONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tế bào? A. Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau. B. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng, nhưng kích thước khác nhau. C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng luôn khác nhau. D. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng và kích thước giống nhau. Câu 2: Đâu là cấu tạo của tế bào nhân thực: A. Có vùng nhân B. Đã có nhân hoàn chỉnh C. Tế bào chất không có hệ thống nội màng D. Không có màng nhân Câu 3: Đâu là vật sống? A. Con búp bê B. Con tem C. Con tò vò D. Con lợn đất Câu 4. Các cấp độ của tổ chức cơ thể đa bào là: A. Tế bào → Cơ quan→ Cơ thể B. Mô → Cơ quan→ Cơ thể → Hệ cơ quan C. Tế bào → Cơ thể → Cơ quan D. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể Câu 5. Sinh vật được phân chia thành mấy giới? A. 2 giới B. 3 giới C. 4 giới D. 5 giới Câu 6. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Giới → Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành B. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành→ Giới C. Giới → Ngành → Lớp→ Bộ → Họ → Chi /(giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ→ Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 7. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo B. Ngô C. Lúa mì D. Mía Câu 8. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là: A. Vật liệu B. Nguyên liệu C. Nhiên liệu D. Phế liệu Câu 9. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo B. Rau xanh C. Thịt D. Gạo và rau xanh Câu 10: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng D.Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
  4. Câu 11: Một vật có khối lượng 1,5 kg thì có trọng lượng là bao nhiêu? A. 10 N B. 15N C. 20 N D.25 N Câu 12: Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất? AB C D II.TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (2,5 điểm): a. Khoá lưỡng phân là gì? Cách xây dựng khoá lưỡng phân? b. Có một số động vật sau: Con giun, con ốc, con chuồn chuồn, con ong, con rết, con kiến. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các loài động vật trên. Câu 14 (1.0 điểm) So sánh cấu trúc tế bào trùng biến hình và tế bào vi khuẩn? Câu 15 (1,75điểm): a. Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện? b. Kể tên 2 loại sản phẩm được sản xuất từ mỗi nguyên liệu sau: Mía, ngô, gỗ, lúa? c. Em hãy nêu 1 số cách bảo quản lương thực, thực phẩm? Câu 16 ( 1,0 điểm ): Trọng lượng của một vật là gì? Bạn An có khối lượng là 32kg thì trọng lượng của bạn là bao nhiêu? Câu 17 (0.75 điểm): Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình vẽ sau? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (3,0đ) Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B C D D B D B C D B D II. Tự Luận ( 7,0đ) Câu 13: (2,5 điểm) a. * Khoá lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên 1 đôi đắc điểm đối lập để phân chia chúng thành 2 nhóm 0,75đ *Cách xây dựng: xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó để phân chia chúng thành 2 nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại 1 sinh vật 0,75đ b. HS xây dựng đúng được 1,0 đ
  5. có vỏ Con ốc Không chân Khả năng di chuyển không vỏ giun Có chân nhiều chân con rết Biết bay con ong Ít chân Con kiến không Câu 14 (1.0 điểm) - Giống nhau: đều được cấu tạo từ 1 tế bào 0,5đ - Khác nhau: Trùng biến hình thuộc tế bào nhân thực, còn vi khuẩn thuộc tế bào nhân sơ 0,5 đ Câu 15 (1,75 điểm) a. Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt. (0,25đ) b. Mía: đường, bánh kẹo, (0,25đ) Ngô: bánh kẹo, thức ăn chân nuôi, (0,25đ) Gỗ: bàn ghế, giường tủ, (0,25đ) Lúa: gạo, thức ăn chân nuôi, (0,25đ) c. 1 số cách bảo quản lương thực – thực phẩm: (0,5đ) - Để nơi khô ráo, thoáng mát; - Làm khô (phơi khô, sấy khô), hun khói; - Bảo quản lạnh; - Ướp muối; - Muối chua; - Nấu chín thực phẩm. Câu 16 (1.0 điểm) -Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút trái đất tác dụng lên vật? (0,5 điểm ) - Trọng lượng của bạn An là: P =10m = 10.32 = 320 ( N) ( 0,5 điểm ) Câu 17 (0,75 điểm) - Điểm đặt của lực tại A (0,25 điểm ) - Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên (0,25 điểm ) - Cường độ ( độ lớn ): F = 20 (N) (0,25 điểm ) Duyệt của CM Duyệt của TCM Người ra đề