Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4

doc 22 trang hangtran11 12/03/2022 11802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_gia_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4

  1. ĐỌC HIỂU Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: ANH BÙ NHÌN Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng. Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ. Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới. Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt. (Băng Sơn) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: 1. Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì? (0,5 điểm-M2) A. Những thanh tre và đất sét. B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách. C. Quần áo cũ và những miếng xốp. D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách. 2. Anh bù nhìn có tác dụng gì? (0,5 điểm-M2) A. Giúp cây cối phát triển nhanh hơn. B. Bảo vệ ruộng đỗ, ruộng ngô trước lũ chim. C. Bảo vệ mùa màng trước sự khắc nghiệt của thời tiết. D. Bảo vệ mùa màng trước sự tấn công của sâu bọ.
  2. 3. Điều gì khiến cho anh bù nhìn có thể cử động như con người? (0,5 điểm-M1) A. Những tia nắng. B. Những cơn mưa. C. Những đám mây. D. Những làn gió. 4. Vì sao các anh bù nhìn rất dễ thương? (0,5 điểm-M3) A. Vì các anh luôn canh giữ cho mùa màng của người nông dân được bội thu. B. Vì các anh làm việc chăm chỉ, không bao giờ kể công, không bao giờ đòi ăn uống. C. Vì các anh làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, không lấy tiền công. D. Vì các anh luôn thân thiện, vui vẻ với các bạn nhỏ, giúp các bạn làm đồ chơi. 5. Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện điều gì? (1,0 điểm-M3) 6. Em thích phẩm chất nào của anh bù nhìn nhất? Vì sao? (1,0 điểm-M4) 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm-M1) A. Anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương. B. Anh bù nhìn bị gió xô ngã chẳng kêu khóc bao giờ. C. Anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. D. Anh bù nhìn là người bạn thân thiết của người nông dân. 8. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu sau: (0,5 điểm-M2) Bù nhìn là người giả làm bằng rơm thường được đặt giữa ruộng lúa để doạ và xua đuổi chim chóc, chuột bọ cắn phá mùa màng. 9.Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp a) Anh bù nhìn rất (tốt bụng, hào phóng, rộng lượng) khi luôn giúp đỡ các bác nông dân mà không đòi hỏi điều gì. b) Anh bù nhìn . (nâng niu, giữ gìn, bảo vệ) ruộng đỗ, ruộng ngô trước sự phá hoại của lũ chim. 10. Viết câu văn miêu tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh. (1,0 điểm-M4)
  3. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên Lớp . A.Đọc thầm và làm bài tập CHIỀN CHIỆN BAY LÊN Đã vào mùa thu Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm đầy vào hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiền chiện vẫn lang thang đi kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên dồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. Chiều thu buông xuống dần. Đó cũng là lúc chim đã kiếm ăn no nê, trên bãi, trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời. Nhưng viên đá ấy như có một sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây Chiền chiện bay lên đấy! Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thưa thới, thanh thản Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ. Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng Tiếng chim là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chiền chiện đã bay lên và đang hót. (Theo Ngô Văn Phú) Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu : Câu 1: Chim chiền chiện đi kiếm ăn ở đâu ? A. Trong các ao ven làng. B. Trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi C. Trên các ruộng lúa đang gặt. Câu 2: Chim chiền chiện hót khi nào? A. Khi đã kiếm ăn no nê, đang nghỉ ngơi. B. Khi đã kiếm ăn no nê và trong lúc bay lên. C. Khi đang đi kiếm mồi. Câu 3 : Tác giả miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào? A. Lảnh lót, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống. B. Trong veo, líu lo, thánh thót, như hàng trăm chiếc đàn cùng hòa tấu. C. Trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Câu 4 : Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân? A.Làm cho tâm hồn con người thêm hồn hậu
  4. B. Làm cho tâm hồn con người thêm trong sáng C. Gieo niềm yêu đời vô tư cho những con người đang lam lũ lao động Câu 5: Câu “Chiền chiện đã bay lên và đang hót.” Là kiểu câu kể : A. Ai làm gì ? B. Ai thế nào ? C. Ai là gì? Câu 6: Tìm và ghi lại trong bài: -3 động từ : -3 tính từ: Câu 7 : Xác định trạng ngữ, chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau : Từ một bờ sông, bỗng chiền chiện bay lên. Câu 8 : Đặt một câu kể Ai thế nào ? Rồi xác định chủ ngữ ,vị ngữ của câu đó. Câu 9: Đặt một câu có trạng ngữ, rồi xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu đó. II Phần viết : 1.Chính tả ( Nghe viết ) Đoạn: “Ngày xửa ngày xưa mái nhà.” trong bài:Vương quốc vắng nụ cười (TV4 - Tập II - Trang 132) 2.Tập làm văn: Xung quanh em có nhiều con vật nuôi đáng yêu. Em hãy tả một con vật nuôi đó.
  5. 1. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: Chiều ngoại ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. Theo NGUYỄN THỤY KHA * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1 (0,5 điểm):Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn. B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh, C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt. D. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp. Câu 2 (0,5điểm) :Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. D. Những hoa rau muống tím lấp lánh thì thầm trong gió. Câu 3 (0,5điểm):Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình. B. Được hít thở bầu không khí trong lành. C. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn D. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm.
  6. Câu 4 ( 1 điểm):Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông. B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc. C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng. Câu 5 (0,5điểm):Từ cùng nghĩa với từ “bao la” là: A. Cao vút B. Bát ngát C. Thăm thẳm D. Mát mẻ Câu 6 (1 điểm): Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu văn sau: "Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh." - Danh từ : Đó là: - Động từ : Đó là: - Tính từ : Đó là: Câu 7 (1điểm): Chuyển câu kể dưới đây thành câu cảm "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." Câu 8 (1 điểm): Thêm trạng ngữ cho câu sau, viết lại câu đã thêm trạng ngữ. Rau muống lên xanh mơn mởn. Câu 9 (1 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Trạng ngữ : Chủ ngữ: Vị ngữ:
  7. BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN: Tiếng Việt lớp 4 Năm học: 2020 – 2021 ĐỌC HIỂU (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CHINH PHỤC ĐỈNH Ê – VƠ - RÉT Theo tin từ Nê-pan, lần lượt vào lúc 7 giờ 30 phút và 9 giờ sáng ngày 22-5-2008 (giờ Việt Nam), ba vận động viên Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên và Nguyễn Mậu Linh đã trở thành những người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Ê-vơ-rét cao 8848 mét. Đoàn leo núi Việt Nam đã trải qua hành trình gian khổ hơn 45 ngày đêm. Xuất phát ngày 6-4 tại thành phố Hồ Chí Minh, đoàn đến Nê-pan với quyết tâm chinh phục “nóc nhà thế giới”. Các chàng trai đã leo trên những dốc băng thẳng đứng, vượt qua những dòng sông băng lạnh cóng bên những vách băng nứt có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt: ban ngày nóng hơn 30 độ C, đêm lạnh âm 20 độ C. Khi lên đến độ cao 6400 mét, vận động viên Lê Bá Công phải bỏ cuộc vì hội chứng đau đầu. Dù vậy, đoàn vẫn quyết chí “ tấn công” đỉnh Ê- vơ- rét. Đêm 21-5, các vận động viên chia làm hai nhóm đã đến trạm số 4 ở độ cao 8016 mét, từ đó tiến lên cắm lá quốc kì trên đỉnh núi cao nhất thế giới, vượt kế hoạch dự kiến là 60 ngày. Theo kế hoạch, ngày 6 - 6 đoàn trở về Việt Nam. Xin chúc mừng các chàng trai dũng cảm của chúng ta! Theo Báo Thanh niên Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1:(0,5 đ)Ba người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét là những ai? a. Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Lê Bá Công b. Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh c. Lê Bá Công, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh d. Bùi Văn Ngợi, Lê Bá Công, Nguyễn Mậu Linh Câu 2(0,5đ)Các vận động viên leo tới đỉnh Ê-vơ-rét vào ngày nào ? A. 6 - 4 - 2008. B. 21- 5-2008 C. 22 - 5- 2008. D. 6 - 6 - 2008. Câu 3.(0,5 điểm) Các vận động viên phải vượt qua những khó khăn như thế nào? a. Trải qua hành trình gian khổ hơn 54 ngày đêm. b. Cắm lá quốc kì trên đỉnh núi cao nhất thế giới, vượt kế hoạch dự kiến là 60 ngày c. Leo trên dốc băng, vượt qua sông băng, trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt. d. Leo trên dốc băng, thú dữ rình rập, chịu đói chịu khát.
  8. Câu 4. (0,5đ)Nhờ đâu mà các vận động viên chinh phục thành công đỉnh Ê-vơ-rét? a. Nhờ được chăm sóc sức khỏe tốt. b. Nhờ ý chí quyết tâm và tinh thần dũng cảm c. Nhờ thời gian dài ngày. d. Nhờ có đông người. Câu 5 (1 điểm) Qua bài báo trên, em học tập được điều gì từ các chàng trai đã chinh phục thành công đỉnh Ê-vơ-rét? Câu 6 (0,5đ) Câu “Xin chúc mừng các chàng trai dũng cảm của chúng ta!” thuộc loại câu nào? A. Câu kể B.Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến Câu 7 :(0,5đ) Em hãy đặt 1 câu cảm thể hiện niềm vui của em khi nhìn thấy tấm ảnh quốc kì Việt Nam tung bay trên “nóc nhà thế giới"? Câu 8 (1đ) Chuyển câu kể “Quốc kì Việt Nam tung bay trên nóc nhà thế giới.” thành câu cảm. Câu 9 (0,5đ)Em hãy đặt 1 câu có từ “yêu đời”. Câu 10 (1,5 điểm) Đặt một câu có trạng ngữ và xác định rõ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu đó? B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) Học sinh viết bài: ĐƯỜNG ĐI SA PA (TV lớp 4 tập 2- trang 102) Viết đoạn 1 từ “Xe chúng tôi leo chênh vênh .liễu rủ” 2. Tập làm văn. Em hãy tả một con vật mà em yêu thích
  9. II. Đọc hiểu văn bản: Cho bài văn sau: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. (Theo Tâm huyết nhà giáo) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài. Câu 1: Nết là một cô bé: A.Thích chơi hơn thích học. B. Có hoàn cảnh bấthạnh. C. Yêu mến côgiáo. D. Thương chị. Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đếntrường. C. Nết mồ côi cha mẹ từnhỏ. D. Nết học yếu nên không thích đếntrường. Câu 3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về. B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chịmình. C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đihọc. D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trênbáo.
  10. Câu 4.Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn. B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùngbạn. C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ởtrường. Câu 5.Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Câu 6.Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làmgì? D. Không thuộc câu kểnào. Câu 7.Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: A. Năm học sau B. Năm học sau, bạn ấy C. Sẽ vào học cùng các em D. Bạn ấy Câu 8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: Câu 9.Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm: a) , em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa. b) , mặt đất lúc nào cũng khô ráo. Câu 10.Đặt câu cảm cho các tình huống sau : a. Em cảm động trước tấm lòng nhân hậu của Bác Hồ. b .Em vui mừng khi được tặng một món quà sinh nhật bất ngờ.
  11. Họ và tên: . Lớp: EM YÊU BUỔI TRƯA Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Em thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng em còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm em yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, em thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, em thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, có củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà em hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân một nắng hai sương. Em yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! Câu 1: Màn sương lãng mạn, không khí trong lành mát mẻ, sự sống đang hồi sinh là miêu tả đặc điểm của cảnh vật vào buổi nào? A. Buổi sáng C. Buổi chiều B. Buổi trưa D. Buổi tối Câu 2: Phần đông mọi người yêu thích buổi chiều vì: A, Không khí trong lành, mát mẻ B. Gió thổi nhẹ, sương lam, những vệt sáng đỏ kì quái C.Sự sống đang hồi sinh D. Được ngắm sương lãng mạn, thưởng thức cơm lam Câu 3: Buổi trưa mùa hè có đặc điểm gì khiến tác giả yêu thích? A. Nắng vàng rót mật nên thơ. C. Nắng vàng rót mật êm dịu và dễ chịu. B. Ấm áp, êm dịu và dễ chịu. D. Nắng như đổ lửa. Câu 4: Đánh dấu x vào ô trống trước những ý đúng về nội dung bài: a.Mùi rơm khô ngai ngái, sợi rơm vàng khoe sắc. b. Thóc đã được hong khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ, mọi người được no ấm. c. Nắng trưa mùa đông ấm áp rất nên thơ. Câu 5: “Em yêu lắm những buổi trưa mùa hè!” Thuộc loại câu:
  12. A. Câu kể C. Câu cảm B. Câu hỏi D. Câu khiến Câu 6: Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Nhờ có buổi trưa này, em đã hiểu ra nỗi nhọc nhằn của cha mẹ. Chủ ngữ: Vị ngữ: . Câu 7: Câu thành ngữ “Một nắng hai sương” có nghĩa là: A. Nói lên nỗi vất vả của người nông dân dãi nắng dầm sương để làm ra hạt gạo. B. Nói lên hiện tượng thời tiết trong một ngày. C. Một nắng- nắng oi bức vào buổi trưa, hai sương- sương buổi sáng sớm và buổi tối. D. Nắng nóng, sương rơi từ sáng sớm đến chiều tối. Câu 8: Qua bài đọc Em yêu buổi trưa, dưới cái nắng chói chang oi bức của mùa hè, em cảm nhận được những điều gì từ cuộc sống? Tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân một nắng hai sương. . . . . . . . . Câu 9: Đặt 1 câu khiến và cho biết câu đó dùng để làm gì? . . . . . Câu 10: Đặt một câu văn có trạng ngữ chỉ nơi chốn. . . . . . TIẾNG VIỆT
  13. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: HOA ĐỎ Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ riêng màu đỏ cũng có biết bao thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy. Sau tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố. Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý. (Theo Băng Sơn) 1. Trong đoạn: “Đỏ tía là hoa chuối và còn có màu đỏ rực như tiết”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? (0,5đ-M2) A, đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng. B, đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng. C, đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực. D, đỏ ối, đỏ chói, đỏ thắm, đỏ mọng. 2. Hoa nào trông như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá? (0,5đ-M1)
  14. A, Hoa hải đường. B, Hoa thu hải đường. C, Hoa lộc vừng. D, Hoa hồng nhung 3. Đoạn văn tả hoa mùa hè được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (0,5đ-M3) A, So sánh. B, Nhân hóa. C, Cả so sánh và nhân hóa. D, Các đáp án trên đều sai 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống (1,5đ-M2) A. Mùa hè, hoa lựu như những đốm lửa lập lòe. B. Mùa thu hoa mào gà đỏ đến chói mắt. C. Cây gạo và cây vông khi ra hoa như ngọn lửa hồng tươi. 5. Theo em, mọi người yêu hoa vì điều gì?(1đ-M3) 6. Chủ ngữ trong câu: “Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.” là gì? ( 0,5đ-M2) A, Màu đỏ B, Màu đỏ của hoa đỗ quyên C, Hoa đỗ quyên D, Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng 7. Câu “Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp.” thuộc kiểu câu kể nào? A. Ai – là gì? B. Ai - làm gì? C. Ai - thế nào? 8. Đặt câu để đề nghị bạn cho em mượn bút bằng hai cách (1đ-M3) Cách 1: Sử dụng câu khiến Cách 2: Sử dụng câu hỏi 9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm (1đ-M4) Hoa đào nở đỏ.
  15. ÔN TẬP HỌC KỲ II Họ và tên: lớp I. ĐỌC HIỂU LÊ QUÝ ĐÔN Từ nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thông minh, có trí nhớ tốt. Năm 14 tuổi, ông được lên Thăng Long để "tìm thầy học đạo". Năm 17 tuổi, ông đỗ Giải Nguyên (Cử nhân), 26 tuổi đỗ Hội Nguyên (Tiến sĩ), rồi vào thi Đình đỗ Bảng nhãn (năm ấy triều đình không lấy đỗ Trạng Nguyên). Sau đó, ông được làm ở Hàn Lâm viện rồi Viện Quốc sử. Trong một lần đi sứ Trung Quốc, quan nhà Thanh muốn thử vài vị Bảng nhãn trẻ tuổi nước ta, bèn chờ khi chiều tà để nước thủy triều lên mới mời sứ bộ đến xem tấm bia cổ ở một ngôi chùa ven sông. Nước triều dâng nhanh, phút chốc đã ngập tấm bia lúc trời chạng vạng tối. Vậy mà, khi người Thanh hỏi về nội dung tấm bia, ông ung dung đọc lại toàn bộ bài văn bia không sai sót một chữ. Trí nhớ tuyệt vời của Lê Quý Đôn khiến người Thanh phải kinh ngạc. Hỏi ra mới biết, ông đã lựa theo mực nước lên dần dần để độc ngang tấm bia, từ dưới lên trên, rồi sắp xếp các chữ trong óc mà ghi nhớ. Có lần, trên đường đến kinh đô thì gặp dông bão, ông cùng các quan nhà Thanh phải nghỉ lại dọc đường. Hết mực gió, mọi người chuẩn bị đi tiếp thì Lê Quý Đôn chỉ nhìn trời rồi lại nằm đọc sách, quả quyết sắp có bão trở lại. Lúc đầu, mọi người không tin, sau sự việc xảy ra đúng như dự báo khiến ai nấy đều khâm phục tài thông hiểu quy luật trời đất của vị sứ thần nước Nam. Lê Quý Đôn là nhà bác học uyên thâm bậc nhất ở thế kỉ 18, am hiểu nhiều lĩnh vực và đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị về lịch sử, địa lý, khoa học, văn học (Theo Truyện kể về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2008) Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: 1. Từ nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người thế nào? a. Thông minh, chăm học. b. Thông minh, trí nhớ tốt. c. Thông minh, thi đỗ cao. 2. Quan nhà Thanh thử tài Lê Quý Đôn đọc tấm bia cổ ở ngôi chùa như thế nào? a. Mời đến xem tấm bia vào lúc chiều tà để không đủ thời gian đọc văn bia. b. Mời đến xem tấm bia vào lúc chạng vạng tối để không thể nhìn rõ văn bia. c. Mời đến xem tấm bia vào lúc chiều tà nước thủy triều lên để không đọc kịp văn bia. 3. Lê Quý Đôn làm cách nào để đọc lại toàn bộ bài văn bia khiến người Thanh phải kinh ngạc? a. Đọc ngang tấm bia, từ phải sang trái, rồi sắp xếp các chữ trong óc để ghi nhớ. b. Đọc ngang tấm bia, từ trên xuống dưới, rồi sắp xếp các chữ trong óc để ghi nhớ. c. Đọc ngang tấm bia, từ dưới lên trên, rồi sắp xếp các chữ trong óc để ghi nhớ. 4. Vì sao khi trời hết mưa gió nhưng Lê Quý Đôn vẫn quả quyết sắp có bão trở lại?
  16. a. Vì ông thông hiểu quy luật của trời đất, nhìn trời để dự báo được thời tiết. b. Vì ông thông hiểu quy luật của xã hội, nhìn trời cũng biết trước thời tiết. c. Vì ông thông hiểu quy luật của con người, biết trước mọi sự việc sẽ xảy ra. 5. Em hãy viết một câu văn nói về Lê Quý Đôn 6. Câu kể: "Nước triều dâng nhanh, phút chốc đã ngập tấm bia lúc trời chạng vạng tối." thuộc kiểu câu nào em đã học? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? 7. Vị ngữ của câu: "Nước triều dâng nhanh, phút chốc đã ngập tấm bia lúc trời chạng vạng tối." là những từ ngữ nào? a. đã ngập tấm bia lúc trời chạng vạng tối. b. phút chốc đã ngập tấm bia lúc trời chạng vạng tối. c. dâng nhanh, phút chốc đã ngập tấm bia lúc trời chạng vạng tối. 8. Em hãy xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của câu sau: Có lần, trên đường đến kinh đô thì gặp dông bão, ông cùng các quan nhà Thanh phải nghỉ lại dọc đường. 9. Chuyển câu kể « Nước triều dâng nhanh. » thành câu cảm, câu khiến. 10. Câu "Trí nhớ tuyệt vời của Lê Quý Đôn khiến người Thanh kinh ngạc" có mấy tính từ? (Gạch dưới tính từ đó) a. 1 tính từ b. 2 tính từ c. 3 tính từ
  17. KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Tiếng Việt Năm học : 2019 – 2020 Họ và tên: lớp ĐỌC HIỂU NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. (Theo nguồn Internet) *Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 9). 1. Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng? A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp. B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích. C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối. 2. Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa? A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được. B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được. C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi. 3. Ngọn nến có kết cục như thế nào? A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa. B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật. C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ. 4. Ngọn nến hiểu ra điều gì? A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu.
  18. B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện. C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi. 5. Câu: “Tại sao ta lại phải thiệt thòi như vậy?” thuộc loại câu nào? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến 6. Trong câu: “Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến.”, bộ phận nào là vị ngữ? A. đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến B. chảy ra lăn dài theo thân nến C. lăn dài theo thân nến 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”? A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng B. tin tưởng, chán đời, thất vọng C. rầu rĩ, bi quan, chán chường 8. Gạch dưới danh từ có trong câu: Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối. 9. Thêm trạng ngữ vào chỗ trống cho các vế câu sau: , nến đã được thắp lên. Câu 10: Câu nào giữ được phép lịch sự? a. Chiều nay, đón em nhé! b. Chiều nay, chị phải đón em đấy! c. Chiều nay, chị đón em nhé! Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: (Nghe – viết): 15 phút: Con chuồn chuồn nước II. Tập làm văn : 35 phút Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  19. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. Vích-to Huy-gô * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: (0,5 đ) Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì ? A. Đôi mắt của em bé. B. Đôi môi của em bé C. Mái tóc của em bé. D. Đôi má của em bé. Câu 2: (0,5 đ) Trong bức tranh thiên nhiên (sau trận mưa rào) này, em thấy cái đẹp nào nổi bật nhất ? A. Cây lá. B. Bầu trời. C. Chim chóc, ong bướm. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 3: (0,5 đ) Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào? A. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve. B. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve, tiếng gió hồi hộp dưới lá. C. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng chim gù. D. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng ong vo ve.
  20. Câu 4: (0,5 đ) Trong bài có mấy hình ảnh được nhân hóa ? A. Một hình ảnh. B. Hai hình ảnh. C. Ba hình ảnh. D. Một hình ảnh. Câu 5: (0,5 đ) Câu nào sau đây là câu cảm ? A. Con mèo này rất đẹp. B. Con mèo này có bộ lông ba màu. C. Con mèo này bắt chuột rất giỏi. D. Ôi, Con mèo này đẹp quá! Câu 6: (0,5 đ) Câu nào sau đây là câu khiến ? A. Bạn đang làm gì vậy ? B. Nhanh lên nào! C. Cậu bé vừa đi vừa huýt sáo. D. Mưa rơi. Câu 7: (0,5 đ) trong câu: “Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch.” Từ "Trinh bạch" thuộc từ loại nào ? A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Danh từ Câu 8: (0,5 đ) Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp: Nhà nước đã vận động các dân tộc thiểu số bãi bỏ tập quán (du canh du cư, du mục, du lịch, du ngoạn) Câu 9: (1 đ) Em hãy đặt 1 câu cảm cho tình huống: Cô ra một bài tập cả lớp chỉ có một bạn làm được. Câu 10: (1 đ) Em hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
  21. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: SỰ TÍCH CÁC LOÀI HOA Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra thiếu sót ấy, Trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. Thần hỏi hoa hồng: - Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì? - Con sẽ nhờ chị gió mang tặng cho muôn loài. Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu. Gặp hàng râm bụt đỏ chót, thần hỏi: - Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì? - Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình. Cái đám hoa dong riềng kia không dám khoe sắc, đọ tài với con nữa. - Râm bụt trả lời. Nghe vậy, thần buồn rầu bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa ngọc lan, thần lại hỏi: - Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì? Ngọc lan ngập ngừng thưa: - Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần ban tặng cho hoa cỏ ạ. Thần ngạc nhiên hỏi: - Hoa nào cũng muốn có hương thơm. Lẽ nào người không thích? - Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình giẫm lên. Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của ngọc lan, Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa. (Theo IN-TƠ-NÉT) Câu 1. Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa như thế nào? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Cho những loài hoa đẹp nhất b. Cho hoa hồng và hoa ngọc lan c. Cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo Câu 2. Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp quyết định như vậy ? a.Vì chỉ có loài hoa đẹp nhất mới xứng đáng với làn hương thơm. b. Vì chỉ có hoa hồng và hoa ngọc lan mới xứng đáng với làn hương thơm. c. Vì chỉ có tấm lòng thơm thảo mới xứng đáng với làn hương thơm. Câu 3. Câu trả lời của ngọc lan thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? a. Ngọc lan nhường quà tặng của Thần cho loài hoa khổ hơn mình. b. Ngọc lan muốn chia sẻ hương thơm của mình cho muôn loài. c. Ngọc lan không muốn Thần ban tặng hương thơm cho mình. Câu 4. Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì ở hoa ngọc lan?
  22. Câu 5. Dấu “hai chấm” trong bài có tác dụng gì? a.Báo hiệu lời nói trực tiếp. b.Báo hiệu lời giải thích. c.Báo hiệu sự liệt kê. Câu 6. Trong câu: “Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình giẫm lên.” Từ “mảnh dẻ” là từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ Câu 7. Trong câu "Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu.", bộ phận nào là vị ngữ ? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. tặng hoa hồng làn hương quý báu b. liền tặng hoa hồng làn hương quý báu c. làn hương quý báu Câu 8. Viết một câu hỏi để khen hoa ngọc lan. Câu 9. Em hãy chuyển câu kể sau thành câu khiến Thần tặng hoa hồng làn hương quý báu. Câu 10. Em hãy đặt một câu có trạng ngữ.