Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Hoài Anh 26/05/2022 4061
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_lich_su_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNGĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KY I TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIẾN THÀNH MÔN: LỊCH SỬ Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 40 phút Hä vµ tªn Líp: Giáo viên coi Giáo viên chấm §iÓm (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) NhËn xÐt: PHẦN I: LỊCH SỬ ( 5 ĐIỂM) A - PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất vào năm: a. năm 938 ; b. năm 981 ; c. năm 968 Câu 2. Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ? a. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. b. Xây dựng thành Cổ Loa. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3. Nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp . Cột A Cột B - Đinh Bộ Lĩnh - Khởi nghĩa hai Bà Trưng - Lý Thường Kiệt - Chiến thắng Bạch Đằng - Ngô Quyền - Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2 - Trưng Trắc, Trưng Nhị - Dẹp loạn 12 sứ quân A - PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm ) Câu 1. Điền các từ ngữ: ( đánh trước, đợi giặc, thế mạnh ) vào chỗ chấm của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp: Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên không bằng đem quân để chặn của giặc.” Câu 2. Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
  2. PHẦN II: ĐỊA LÍ ( 5 ĐIỂM) A - PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Tây Nguyên có những loại rừng nào? a. Rừng nước mặn, rừng đước. b. Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp. c. Rừng lá kim, rừng nhiệt đới. Câu 2. Vì sao đỉnh núi Phan-xi-păng của nước ta được gọi là “nóc nhà” cả Tổ quốc ? a. Vì đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta. b. Vì đây là dãy núi cao, đồ sộ, sường dốc, lạnh quanh năm. c. Vì đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam. Câu 3. Câu nào dưới đây mô tả vùng Trung Du Bắc Bộ? a. Là một vùng đồng bằng với địa hình bằng phẳng, có nhiều đồng cỏ phì nhiêu. b. Là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. c. Là một vùng nhiều đồi núi cao với địa hình hiểm trở. B - PHẦN TỰ LUẬN: ( 2 điểm ) Câu 1. Điền các từ ngữ trong ngoặc vào chỗ trống cho phù hợp ( công nghiệp, lũ lụt, nương rẫy, môi trường) Việc khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm . , mở rộng diện tích trồng cây . một cách không hợp lí không chỉ làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn, hạn hán và .tăng, ảnh hưởng xấu đến và sinh hoạt của con người. Câu 2. Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
  3. ĐÁP ÁN: LỊCH SỬ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mỗi câu đúng cho 1 điểm Câu 1 2 Ý đúng B C Câu 3 Cột A Cột B - Đinh Bộ Lĩnh - Khởi nghĩa hai Bà Trưng - Lý Thường Kiệt - Chiến thắng Bạch Đằng - Ngô Quyền - Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2 - Trưng Trắc, Trưng Nhị - Dẹp loạn 12 sứ quân B. PHẦN TỰ LUẬN( 2 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm Câu 1. Điền các từ ngữ:( đánh trước, đợi giặc, thế mạnh ) vào chỗ chấm của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp: Lý Thường Kiệt chủ trương: “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.” Câu 2. Trả lời: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa đối với nước ta thời bấy giờ là: Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kì độc lập lâu dài của nước ta. ĐÁP ÁN: ĐỊA LÍ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mỗi câu đúng cho 1 điểm Câu 1 2 3 Ý đúng B A B B. PHẦN TỰ LUẬN( 2 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm Câu 1. Điền các từ ngữ trong ngoặc vào chỗ trống cho phù hợp ( công nghiệp, lũ lụt, nương rẫy, môi trường) ( mỗi từ điền đúng 0,25 đ) Việc khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp một cách không hợp lí không chỉ làm mất rừng mà còn làm
  4. cho đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người. Câu 2. Trả lời: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm: Chỉ họp chợ vào thời gian nhất định; các phiên chợ của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua bán. Các hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất, nuôi trồng tại địa phương.